Chính sách tiềnlương đối với đội ngũ giảng viên Đại học ở một số nước 1 Chính sách tiền lương đối với đội ngũ giảng viên đại học ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu LUẬN văn tiền lương của đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta hiện nay (Trang 38 - 43)

Chính phủ Trung Quốc đã rất quan tâm đến việc phát triển đội ngũ giáo viên và có

những chính sách riêng liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của họ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện khuyến khích sự tham gia tích cực của họ trong sự nghiệp giáo dục.

Trong những năn gần đây, chính phủ Trung Quốc đã từng bước thực thi các chính sách đầu tư có chiều sâu, nhằm tháo gỡ dần tình trạng quá tải cho giáo dục, đặc biệt là việc áp dụng một loạt các chính sách cơ bản nhằm cải thiện từng bước đời sống và điều kiện làm việc cho giáo viên như: cải tiến chế độ tiền lương, nâng mặt bằng thu nhập của giáo viên lên mức cao trong thang lương sự nghiệp hành chính (mức lương bình quân của giáo sư, phó giáo sư và giảng viên đại học(2003) là 2700, 2400, 2200 nhân dân tệ/ tháng và mức lương bình quân của của cán bộ hành chính sự nghiệp khoảng 1900 nhân dân tệ. ở một số thành phố lớn, mức lương trung bình của các giảng viên Đại học đã vượt quá 2200 nhân dân tệ.

Ngoài chính sách về tăng mức lương cao hơn so với các đơn vị hành chính sự nghiệp, Chính phủ Trung Quốc còn rất quan tâm tới việc giải quyết vấn đề nhà ở cho các giảng viên. Nghị quyết về giáo dục đã ghi rõ phần trách nhiệm cho các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nướcTrung ương cũng như địa phương đối với giáo dục. Phải đảm bảo cho các giảng

viên có diện tích nhà ở tối thiểu là 9m2/ người, Trung Quốc đã xây dựng nhiều khu cư xá cho giảng viên, giúp cho các giảng viên yên tâm công tác. Sở giáo dục Bắc Kinh còn quy định rõ " nam giáo viên có đủ 30 năm công tác, nữ giáo viên có đủ 25 năm công tác được quyền nghỉ hưu".

Chính phủ Trung Quốc coi giáo dục đại học ở vào vị trí đầu rồng trong giáo dục. Tỷ trọng của giáo dục đại học trong giáo dục và mức độ cao thấp về chất lượng dạy học của nó không chỉ quyết định trình độ giáo dục của cả nước, mà còn quyết định trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, sự phát triển giáo dục đại học của Trung Quốc trong giai đoạn này ở vào vị trí trọng yếu. Để có chất lượng cao trong giáo dục đại học, Trung Quốc không ngừng đầu tư về vật chất để nâng cao trình độ cho đội ngũ các giảng viên đại học, coi giảng viên là nền tảng, là người đào tạo nhân tài. Chất lượng của đội ngũ giáo viên, tức là tri thức, tố chất cuả bản thân họ và năng lực dạy học của họ trực tiếp ảnh hưởng tới trình độ giáo dục, đồng thời cũng quyết định tố chất quốc dân và năng lực phát triển khoa học của một nước. Do đó, tất cả những giảng viên đại học của Trung Quốc yêu cầu phải có học vị tiến sĩ. Hàng năm Nhà nước đều có một lượng kinh phí lớn đầu tư cho các trường đại học công lập ở Trung Quốc để cho các giáo viên có thêm điều kiện nâng cao trình độ nghề nghiệp, coi vấn đề nâng cao chất lượng giáo viên và đào tạo giáo viên vào vị trí quan trọng trong chiến lược giáo dục.

Theo chiến lược phát triển giáo dục của Trung Quốc, việc đãi ngộ vật chất cho giảng viên đại học, điều kiện làm việc và địa vị xã hội của giảng viên phải được nâng cao hơn nữa, cần phải làm cho nghề nghiệp của giáo viên trở thành nghề nghiệp được mọi người mến mộ và tự nguyện lựa chọn. Chỉ khi nào địa vị của người giáo viên thực sự được nâng cao, thì khi đó số lượng và chất lượng của đội ngũ giảng viên mới đảm, mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục mới thực hiện được [ 22, tr.119, 328].

1.3.2. Chính sách tiền lương đối với đội ngũ giảng viên đại học ở một số nước

Đông Nam á

Thái Lan là nước trong khu vực Đông Nam á rất quan tâm tới các chính sách phát triển đội ngũ giáo viên. Để phát triển đội ngũ giáo viên, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện một số chính sách sau: cải thiện hệ thống quản lý giáo viên và tăng cường khả năng chuyên môn; cải tiến quá trình đào tạo, giáo dục và phát triển đội ngũ giáo viên; tăng cường vai trò

của giáo viên như những người lãnh đạo hàn lâm và các nhà quản lý phát triển cộng đồng. Ngoài mức lương tối thiểu mà các giảng viên đại học nhận được hàng tháng khoảng 15.000 Bath/ tháng, văn phòng cải cách đào tạo giáo viên (TERO) đã hình thành như một ưu tiên hàng đầu trong một nghề đáng kính trọng ở Thái Lan. Điều này có thể nhận ra qua việc đào tạo lại giáo viên đang giảng dạy và nhận những sinh viên có kết quả ưu tú trở thành giảng viên. TERO đã giới thiệu một chương trình cải tổ chính cho việc cải cách đào tạo giáo viên như sau:

Thứ nhất, danh hiệu giảng viên quốc gia.

Để giữ những giảng viên ưu tú trong giảng dạy, họ phải được đánh giá cao vì những thành công của họ và được động viên nhằm giúp nâng cao chất lượng giảng dạy tới các giáo viên khác. Khoảng 1%(1200 giảng viên) trong số những giảng viên sẽ được lựa chọn là những giảng viên quốc gia sẽ được yêu cầu cam kết thực hiện những dự án đổi mới giảng dạy. Danh hiệu giáo viên quốc gia được nhà hỗ trợ lương 10.000 Bath/ tháng, với chi phí 100.000 Bath/ năm và trường học nơi các giảng viên giảng dạy sẽ được hỗ trợ 200.000 Bath để trường có thể khuyến khích công việc của giảng viên quốc gia. Danh hiệu giảng viên quốc gia gồm một giải thưởng cho những thành công đã có và một phần thưởng khuyến khích việc không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo.

Thứ hai, đào tạo thế hệ giáo viên mới.

Chương trình này nhằm khuyến khích chương trình đào tạo giáo viên chất lượng cao tại các cơ sở đào tạo của nhà nước cũng như các tổ chức cá nhân và phi chính phủ. Chương trình này sẽ được xây dựng tại bậc cử nhân hay thạc sĩ. Những giáo viên được hưởng lợi từ chương trình này sẽ nhận được sự hỗ trợ lương 5.000 Bath/ tháng nhằm khuyến khích họ cải tổ công tác giảng dạy và nghiên cứu. Họ sẽ được xếp vào giảng dạy mà không cần phải qua thử việc. Qua chương trình này, chất lượng của sinh viên tốt nghiệp sẽ được bảo đảm và do đó công việc và nghề nghiệp của các giáo viên này có thể được bảo đảm.

Như vậy, ngoài việc coi lương của các giảng viên là cao nhất trong hệ thống thang lương của đơn vị hành chính sự nghiệp, Thái Lan cũng rất chú trọng tới việc hỗ trợ lương để bồi dưỡng, khuyến khích các giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp cho các giảng viên yên tâm với nghề nghiệp của mình và tâm huyết với nghề [22, tr.388-389].

Xingapo đã tiến hành các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên,đào tạo một đội ngũ giảng viên không chỉ giàu kiến thức mà còn có kỷ luật và tận tâm với nghề. Chính phủ Xingapo đã có những chế độ đãi ngộ và cơ sở vật chất làm cho nghề giáo viên hấp dẫn hơn. Các chế độ này là những cơ hội học lên cao, nâng lương và đề bạt, cấp bằng khen cho những giáo viên tận tâm với nghề, phụ cấp phù hợp cho giáo viên dạy các môn quan trọng. Cụ thể: việc bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các trường đại học được sự bảo trợ không chỉ của nhà trường, của đội ngũ giảng viên mà cả của chính phủ cho chương trình này. Một số chương trình được thiết lập như sau:

- Nhà trường thành lập Trung tâm công nghệ giáo dục để tư vấn cho các giảng viên sử dụng hiệu quả các thiết bị nghe nhìn và trợ giúp việc sản xuất các tư liệu dạy học và các dịch vụ thông tin. Trung tâm công nghệ dạy học cung cấp thông tin và những tư tưởng canh tân trong việc ứng dụng công nghệ dạy học.

- Chương trình thực tập bậc cao: Chương trình này được thiết kế cho các học viên sau đại học muốn theo đuổi bậc học cao hơn ở trường. Theo chương trình này những học viên sau đại học sẽ được giữ lại thực tập, làm trợ giảng và tham gia nghiên cứu khoa học ở các môn mà họ thực tập. Họ sẽ được tạo điều kiện và cấp kinh phí theo các chương trình đào tạo lấy học vị hoặc nâng cao trình độ ở bậc cao hơn và sau đó là chưuơng trình tiến sĩ ở một trường đại học có tiếng ở nước ngoài.

- Chương trình trao đổi giảng viên: Nhà trường nhận được sự tài trợ lớn của chính phủ để tăng cường hoạt động nghiên cứu của giảng viên. Các trường đại học tích cực phối hợp với nhau bằng các chương trình học bổng, chương trình trao đổi với các giáo sư, các học giả bên ngoài có tham gia giảng dạy và phối hợp nghiên cứu. Mối liên kết chặt chẽ giữa Công viên khoa học Xingapo với nhà trường, giữa nhà trường với sản xuất, giữa nghiên cứu và ứng dụng, trao đổi cán bộ đã hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển nhân lực của Xingapo [22, tr.117].

Tóm lại, trong những thập kỷ qua chúng ta đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của giáo dục đại học. Sự tăng trưởng kinh tế cùng với những đòi hỏi của khuynh hướng phát triển đã làm gia tăng ồ ạt số lượng sinh viên đại học và tạo ra nhiều viện đại học. Cùng với quá trình làm tăng chất lượng đào tạo giáo dục đại học, các nước trên thế giới đều rất quan tâm tới đời sống của đội ngũ giảng viên đại học cả về vật chất, tinh thần cũng như nâng cao chất lượng giáo viên bằng các chính sách cụ thể: Tăng lương cho giáo viên,

cấp nhà ở cho giáo viên, có chính sách đãi ngộ thoả đáng để khuyến khích giáo viên tiếp tục nghiên cứu, nâng cao trình độ…Những kinh nghiệm này của các nước cần được nghiên cứu và áp dụng một cách phù hợp với cơ chế chính sách quản lý tiền lương và thu nhập đối với đội ngũ giảng viên đại học ở Việt Nam.

Kết luận chương 1

Bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động nên nó phụ thuộc vào giá trị của sức lao động. Giá trị sức lao động bao gồm giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết mà người lao động dùng để nuôi sống bản thân và gia đình họ, bảo đảm việc tái sản xuất sức lao động theo yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Nó bao gồm chi phí cho các tư liệu sinh hoạt của người công nhân, chi phí cho tư liệu sinh hoạt của những người sẽ thay thế họ, chi phí đào tạo.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, sự tồn tại của hàng hoá sức lao động là khách quan. Do đó, tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, thể hiện bản chất giá cả sức lao động, chịu sự chi phối của các quy luật thị trường, lại vừa đảm bảo phát huy tính chủ động sáng tạo của người lao động, đảm bảo sự phát triển toàn vẹn về thể chất và tinh thần của người lao động, đưa người lao động lên làm chủ xã hội, xoá bỏ bất công, đảm bảo công bằng trong xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sức lao động của đội ngũ giảng viên đại học cũng được coi là hàng hoá. Sức lao động của đội ngũ giảng viên đại học có những điểm khác biệt với các loại sức lao động ở các ngành nghề khác. Vì vậy, trong chính sách tiền lương trả cho giảng viên đại học, Nhà nước cần xem xét đến các đặc điểm và tính chất lao động của đội ngũ giảng viên này, để tiền lương đủ cho họ đảm bảo tái sản xuất sức lao động để họ yên tâm cống hiến và làm tốt ba nhiệm vụ: Giảng dạy, học tập bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

Chương 2

Thực trạng tiền lương của đội ngũ giảng viên

đại học. Quan điểm và một số khuyến nghị tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương đối với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đội ngũ giảng viên đại học

2.1. Tiền lương của đội ngũ giảng viên đại học từ 1993 đến nay 2.1.1. Chính sách tiền lương của công chức, viên chức nói chung

Một phần của tài liệu LUẬN văn tiền lương của đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta hiện nay (Trang 38 - 43)