Các nguồn tài nguyên khác

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG và GIẢI PHÓNG mặt BẰNG dự án cải tạo NÂNG cấp ĐƯỜNG KHAU RA QUANG TRUNG, HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG sơn (Trang 44 - 47)

* Tài nguyên đất

- Đất đỏ vàng trên đá macma bazơ, ký hiệu là Fk, chiếm 4% diện tích đất tự nhiên.

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét, ký hiệu là Fs, chiếm 49,2% - Đất đỏ vàng trên đá macma axít, ký hiệu Fa, chiếm 28,0% - Đất phù sa ngòi suối, ký hiệu Py, chiếm 0,8%

- Đất dốc tụ, ký hiệu D, chiếm 5,0%

- Đất nâu đỏ trên đá vôi, ký hiệu Fv, chiếm 0,4% - Đất vàng nhạt trên đá cát, ký hiệu Fq, chiếm 5,8%

- Đát đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, ký hiệu Fl, chiếm 1,5%. - Còn lại là diện tích sông suối, núi đá, chiếm 5,3%.

Đất đai của huyện Bình Gia có độ phì tự nhiên khá cao, tầng đất còn khá dày. Đất có tầng dày trên 100 cm chiếm tới 70% diện tích đất điều tra; đất có tầng dày từ 70-100 cm chiếm 16,5%; đất có tầng dày từ 50-70 cm chiếm 7%; còn lại 6,5% diện tích đất có tầng dày dưới 50 cm.

Nhìn chung đất Bình Gia còn khá tốt, phù hợp với nhiều loại cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt rất thích hợp với cây hồi.

* Tài nguyên nước

Huyện Bình Gia có sông Bắc Giang chảy qua với chiều dài trên 50 km là nguồn nước quan trọng, tại đây có thể xây dựng nhà máy thuỷ điện... ngoài ra trên địa bàn huyện còn có sông Pắc Khuông chảy qua và có rất nhiều con suối lớn nhỏ phân bổ ở khắp các xã là nguồn cung cấp chủ yếu nước sinh hoạt cho nhân dân và nước tưới cho sản xuất. Hệ thống sông suối, hồ đập dải đều khắp địa bàn huyện nên thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thủy lợi.

* Tài nguyên rừng

Có thể nói rừng là nguồn tài nguyên, là thế mạnh của huyện. Đất lâm nghiệp chiếm diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện. Tuy nhiên, những năm gần đây tài nguyên rừng đã bị suy giảm mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Hệ động vật rừng mang tính đặc thù của vùng sinh thái núi đá đông bắc, tuy nhiên chất lượng và số lượng các loài động vật đã bị suy giảm mạnh, không còn đa dạng như trước.

* Tài nguyên khoáng sản

Hiện tại trên địa bàn huyện Bình Gia có mỏ than bùn ở xã Hoàng Văn Thụ, trữ lượng khoảng vài trăm ngàn tấn có thể khai thác để sản xuất phân vi sinh mang lại nguồn thu đáng kể trong nền kinh tế trên địa bàn huyện.

Kim loại quý có vàng sa khoáng ở khu vực xã Tân Văn, Hồng Phong trữ lượng nhỏ không đáng kể. Quặng sắt, Ăngtymol ở xã Hoa Thám.

Bình Gia còn có một khối lượng đá vôi lớn tập trung ở các xã Tô Hiệu, Tân Văn, Hoàng Văn Thụ, thị trấn Bình Gia…làm nguyên liệu cho công nghiệp khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, đá xẻ, đá ốp lát phục vụ các công trình xây dựng trên địa bàn huyện và tỉnh Lạng Sơn.

* Tài nguyên nhân văn

Huyện Bình Gia có 1 thị trấn và 19 xã. Năm 2010, dân số là 52.480 người (dân số nông thôn là 49.512 người, dân số khu vực thành thị là 2.968 người).

Bình Gia sở hữu tài nguyên nhân văn rất quý giá với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và cảnh quan đẹp, có nhiều hang động, trong đó có hang Thẩm Hai và hang Thẩm Khuyên là hai hang di chỉ văn hóa đã được xếp hạng. Ở đó các chuyên gia khảo cổ học đã phát hiện ra hóa thạch xương người Việt Cổ sống cách đây 25 vạn năm. Đồng thời Bình Gia lại nằm trên tuyến du lịch thành phố Lạng Sơn - Đồng Đăng - Bắc Sơn.

Những nét đặc thù của văn hoá vật chất và tinh thần đó của Bình Gia nói riêng và của xứ Lạng nói chung cần được tổ chức khai thác để tạo nên sự hấp dẫn riêng của Bình Gia. Trong tương lai nơi đây sẽ trở thành điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch hang động có giá trị, thu hút nhiều du khách tới nơi đây.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG và GIẢI PHÓNG mặt BẰNG dự án cải tạo NÂNG cấp ĐƯỜNG KHAU RA QUANG TRUNG, HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG sơn (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)