So sánh chính sách tái định cư bắt buộc của ADB và Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG và GIẢI PHÓNG mặt BẰNG dự án cải tạo NÂNG cấp ĐƯỜNG KHAU RA QUANG TRUNG, HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG sơn (Trang 35)

Với việc ban hành luật đất đai 2003, bao gồm Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Nghị Định số 188/2004/NĐ-CP, 69/2009/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị Định số 197, 188 và 69), các chính sách và việc thi hành của Chính Phủ Việt Nam trở nên nhất quán hơn với chính sách của ADB về tái định cư bắt buộc (SPS 2009). Tuy nhiên, vẫn còn một số khác biệt giữa các chính sách của Chính Phủ Việt Nam và chính sách của ADB về TĐC bắt buộc.

Bảng 2.1: So sánh chính sách của ADB và Việt Nam Các vấn

đề

ADB Chính Phủ Việt Nam

Tái định cư bắt buộc Thiếu quyền sở hữu chính thức đối với tài Không có quyền sử dụng hợp pháp chính thức đối với đất đai không phải là rào cản đối với các quyền được đền bù. Các hộ bị ảnh hưởng không có chứng nhận sử

Nghị định 69 Điều 14 Khoản 1 quy định: nếu người có đất bị Nhà nước thu hồi đáp ứng được các điều kiện liên quan đến quyền sở hữu đất quy định tại điều 8 Khoản 1,2, 3, 4, 5, 7, 9, 10, 11 của

sản bị ảnh hưởng

dụng đất bao gồm đối tượng thuê đất, người canh tác và người chiếm dụng đất phải di dời được hưởng hỗ trợ tái định cư có thể bao gồm việc cung cấp đất và cải thiện sinh kế.

Tất cả nhà cửa bị ảnh hưởng và các công trình không phân biệt tình trạng quyền sử dụng đất cần phải được bồi thường với chi phí thay thế đầy đủ bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản thay thế.

Nghị định 197 thì được nhận đền bù; Nếu không đủ điều kiện đền bù thì UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương sẽ xem xét hỗ trợ tương ứng.

Nghị định 197 Điều 18, 19, 20 quy định:

• Nhà cửa và các công trình thuộc phạm vi đất không đủ điều kiện để đền bù mà không xâm phạm đến kế hoạch sử dụng đất hay đất bị thu hồi được công bố thì sẽ được hỗ trợ với 80% giá đền bù. • Nhà ở và các công trình trên diện tích đất không đủ điều kiện cho đền bù mà xâm phạm đến kế hoạch sử dụng đất hay đất bị thu hồi đã được công bố thì sẽ không được hưởng hỗ trợ. Trong trường hợp đặc biệt, các UBND tỉnh sẽ xem xét để hỗ trợ theo từng trường hợp cụ thể Các nguyên tắc đền bù Tất cả các khoản đền bù sẽ Được dựa trên nguyên tắc chi phí thay thế. Đây là phương pháp tính toán giá trị để thay thế khoản thiệt hại với mức

Nghị định 69 Điều 3 Khoản 14 Mục 2: Những người có đất bị thu hồi sẽ được đền bù bằng đất ở vị trí khác có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi

giá thị trường hiện hành. thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất được tính trên giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi. Nghị định 197 Điều 9: Mức bồi thường đối với đất được UBND tỉnh xác định theo quy định của Chính Phủ quy định cho loại đất đang được sử dụng tại thời điểm thu hồi đất. Nghị định 17/2006 quy định về việc bồi thường được dựa trên giá thị trường. Trường hợp có sự khác biệt giữa giá trị sử dụng hiện tại và giá trị thị trường thì phải tiến hành định giá đất. Phải thiết lập Hội đồng để xây dựng giá thị trường (Điều 4 Mục 1) Doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhỏ Tất cả các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhỏ bị ảnh hưởng có đủ điều kiện để được hỗ trợ.

Nghị định 69 Điều 3 Khoản 20 Mục 2 quy định chỉ có các doanh nghiệp, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh mới có đủ điều kiện để được hỗ trợ. Hỗ trợ ổn định đời sống và Những hộ gia định bị ảnh hưởng nghiêm trọng là những hộ bị di chuyển hoặc mất từ 10% trở lên năng lực sản Những hộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng là những hộ bị mất từ 30% đất nông nghiệp trở lên có quyền nhận hỗ trợ ổn định cuộc

ổn định sản xuất

xuất và các tài sản tạo thu nhập khác đều có quyền nhận đền bù.

sống, đặc biệt nếu họ phải di dời đến các khu vực có điều kiện sinh thái xã hội khó khăn. Theo Nghị định 60, các hộ BAH về đất nông nghiệp được nhận hỗ trợ khuyến khích đào tạo việc làm/học nghề. Hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương

Cần phải đặc biệt chú ý tới nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là những người sống dưới ngưỡng nghèo, người không có đất, người già, phụ nữ và trẻ em, người dân tộc bản thiểu số và những người không có chứng nhận pháp lý về việc sử dụng đất, cần đảm bảo sự tham gia của họ trong quá trình tham vấn.

Chỉ trợ giúp cho người nghèo (và người dân tộc thiểu số ở một số tỉnh) Dân tộc thiểu số Kế hoạch hành động Chuẩn bị Kế hoạch phát triển

người DTTS dựa trên đánh giá những tác động xã hội với sự hỗ trợ của những chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm, những người đã đúc rút những

Không có quy định của Chính phủ về việc chuẩn bị EMDP

kiến thức về người bản địa và sự tham gia của cộng đồng người DTTS BAH. Công nhận các quyền thông thường Chuẩn bị kế hoạch hành động cho sự công nhận về mặt pháp lý quyền thông thường với đất và vùng lãnh thổ, đất đai do tổ tiên để lại khi dự án có liên quan tới (i) các hoạt động ảnh hưởng tới việc thiết lập quyền hợp phấp đối với đất đai và vùng lãnh thổ mà người DTTS có truyền thống sở hữu hoặc sử dụng như tập quán hay chiếm giữ, hoặc (ii) thu hồi đất không tự nguyện với những loại đất như trên

Nghị định 197/2004 mở rộng quy định và Nghị định 69/2009 xác định lại người sử dụng đất hợp pháp. Tuy nhiên, các vấn để về phong tục hay đất đai do tổ tiên để lại được công nhận đầy đủ.

Giám sát và đánh giá

Những chuyện gia có trình độ và kinh nghiệm thực hiện việc giám sát EMDP; áp dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia ở bất cứ nơi nào có thể; công bố báo cáo giám sát

Không có quy định của chính phủ trong chuẩn bị hay giám sát việc thực hiện EMDP

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Kết quả của công tác bồi thường GPMB của dự án dự án cải tạo nâng cấp đường Khau Ra - Quang Trung

- Phạm vi nghiên cứu: Từ đèo Khau Ra vào đến trung tâm xã Quang Trung, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm:

+ Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Bình Gia

- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 05/01/2015 đến ngày 30/04/2015.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Đánh giá v điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi ca khu vc xây dng d án dng d án

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội

3.3.2. Đánh giá kết qu công tác bi thường GPMB ca d án ci to, nâng cp đường Khau Ra - Quang Trung, huyn Bình Gia, tnh Lng Sơn

3.3.2.1. Tổng quan về dự án

3.3.2.2. Đánh giá kết quả bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất

- Đánh giá kết quả bồi thường về đất

- Đánh giá kết quả bồi thường về cây cối hoa màu - Đánh giá kết quả bồi thường về tài sản trên đất

3.3.3. Đánh giá kết qu chính sách h tr sau khi GPMB

- Hỗ trợ di chuyển

- Hỗ trợ nghề nghiệp và việc làm - Hỗ trợ khác

3.3.4. Đánh giá công tác GPMB của dự án thông qua ý kiến của người dân dân

3.3.5. Những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp trong công tác bồi thường GPMB. bồi thường GPMB.

3.3.5.1. Thuận lợi 3.3.5.2. Khó khăn 3.3.5.2. Khó khăn

3.3.5.3. Giải pháp trong công tác bồi thường GPMB

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thp s liu

3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ bài báo, bài viết, sách các báo cáo và các văn bản đã được công bố.

- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quan đến công tác bồi thường GPMB.

3.4.1.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp gia đình, cá nhân thuộc diện bồi thường thiệt hại về đất và những ảnh hưởng của dự án sử dụng bộ câu hỏi, phiếu điều tra.

3.4.2. Phương pháp x lý thông tin, s liu

- Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với các mục tiêu của đề tài.

- Số liệu sơ cấp: Được xử lý trên bảng tính Excel.

3.4.3. Phương pháp phân tích s liu

3.4.3.1. Phương pháp phân tích, so sánh

Từ số liệu và số tiền bồi thường đã thống kê và điều tra của dự án so với giá thị trường, với quy định về giá của Nghị định 197/2004/NĐ-CP và quyết định bảng giá của tỉnh.

3.4.3.2. Phương pháp thống kê

- Thống kê các tài liệu đã thu thập được về tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường cũng như chi tiết từng loại như thế nào và mức ảnh hưởng

của dự án.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

- Bình Gia là huyện vùng cao miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Lạng Sơn, trong khoảng tọa độ địa lý từ 21044’52” đến 22018’52” vĩ độ Bắc và từ 106004’12” đến 106032’32” kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 109.352,73 ha gồm 19 xã và 1 Thị trấn. Huyện Bình Gia, cách Thành phố Lạng Sơn 75 km về phía Tây. Cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 62 km theo quốc lộ 1B và cách Thành phố Thái Nguyên 85 km về phía Tây Nam. Vị trí tiếp giáp của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tràng Định;

- Phía Đông giáp huyện Văn Quan và huyện Văn Lãng;

- Phía Nam giáp huyện Bắc Sơn;

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

- Địa hình huyện Bình Gia bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất và núi đá các dãy đồi, núi ở Bình Gia đều có độ dốc từ 250

- 300 trở lên. Các dải thung lũng hẹp có diện tích nhỏ, không đáng kể, diện tích đất cây hàng năm vì thế không có nhiều nên sản lượng lúa và hoa màu hàng năm thu được không cao.

- Địa hình của huyện có thể chia thành 4 dạng chính sau đây:

- Dạng địa hình núi đá gồm các dãy núi đá phân bổ chủ yếu ở các xã phía Tây và Tây Nam huyện như Tân Văn, Hoàng Văn Thụ, Tô Hiệu và một phần ở các xã Minh Khai, Quang Trung và Thiện Thuật.

- Dạng địa hình núi đất là phổ biến, độ dốc trên 250

- 300, chiếm tới 70% diện tích đất tự nhiên. Ở dạng địa hình này có thể trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên. Ở các dải đồi có độ dốc thấp hơn có thể khai thác phát triển mô hình nông - lâm kết hợp.

- Các dải thung lũng hẹp, hiện nay chiếm khoảng 3,5% diện tích đất tự nhiên, trong đó nhân dân đã khai thác để trồng lúa chiếm khoảng 91,4% diện tích các dải thung lũng.

- Các dải đồi thoải có độ dốc 150

- 200, có diện tích khoảng 4.000 ha. Dạng địa hình này có thể khai thác trồng cây ăn quả như đào, lê, mận, mơ, quýt... và trồng cây công nghiệp lâu năm như cây chè.

- Địa thế hiểm trở được tạo ra bởi những dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động và khe suối ngang dọc... Đó là một trở ngại, hạn chế đến quá trình sản xuất và đi lại của nhân dân trong huyện, nhưng đó cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nếu biết vận dụng và khác thác tiềm năng thiên nhiên...

- Địa hình bị chia cắt mạnh là một hạn chế trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng: suất đầu tư hạ tầng lớn, việc quy hoạch bố trí dân cư cũng gặp nhiều khó khăn, việc tìm

được khu đất rộng và tương đối bằng để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị gặp nhiều khó khăn, việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp để tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá theo hướng CNH, HĐH cũng rất khó thực hiện.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

- Bình Gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng mang những nét độc đáo, riêng biệt. Là huyện có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc. Số liệu theo dõi liên tục về khí hậu trong nhiều năm ở huyện, thu được kết quả trung bình như sau:

- Nhiệt độ không khí bình quân năm : 20,80C - Nhiệt độ tối cao tuyệt đối : 37,30C - Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối : -1,00C

- Lượng mưa trung bình năm : 1540 mm

- Số ngày mưa trong năm : 134 ngày

- Độ ẩm không khí trung bình năm : 82,0%

- Lượng bốc hơi bình quân năm : 811 mm

- Số giờ nắng trung bình khoảng : 1.466 giờ/năm - Bình Gia có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Mùa đông thịnh hành gió đông bắc, lạnh, ít mưa; nhiều năm có sương muối. Tuy nhiên gió bắc, gió đông bắc và sương muối không gây ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hồi và các loại cây ăn quả như đào, lê, mơ mận

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên khác

* Tài nguyên đất

- Đất đỏ vàng trên đá macma bazơ, ký hiệu là Fk, chiếm 4% diện tích đất tự nhiên.

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét, ký hiệu là Fs, chiếm 49,2% - Đất đỏ vàng trên đá macma axít, ký hiệu Fa, chiếm 28,0% - Đất phù sa ngòi suối, ký hiệu Py, chiếm 0,8%

- Đất dốc tụ, ký hiệu D, chiếm 5,0%

- Đất nâu đỏ trên đá vôi, ký hiệu Fv, chiếm 0,4% - Đất vàng nhạt trên đá cát, ký hiệu Fq, chiếm 5,8%

- Đát đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, ký hiệu Fl, chiếm 1,5%. - Còn lại là diện tích sông suối, núi đá, chiếm 5,3%.

Đất đai của huyện Bình Gia có độ phì tự nhiên khá cao, tầng đất còn khá dày. Đất có tầng dày trên 100 cm chiếm tới 70% diện tích đất điều tra; đất có tầng dày từ 70-100 cm chiếm 16,5%; đất có tầng dày từ 50-70 cm chiếm 7%; còn lại 6,5% diện tích đất có tầng dày dưới 50 cm.

Nhìn chung đất Bình Gia còn khá tốt, phù hợp với nhiều loại cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt rất thích hợp với cây hồi.

* Tài nguyên nước

Huyện Bình Gia có sông Bắc Giang chảy qua với chiều dài trên 50 km là nguồn nước quan trọng, tại đây có thể xây dựng nhà máy thuỷ điện... ngoài ra trên địa bàn huyện còn có sông Pắc Khuông chảy qua và có rất nhiều con suối lớn nhỏ phân bổ ở khắp các xã là nguồn cung cấp chủ yếu nước sinh hoạt cho nhân dân và nước tưới cho sản xuất. Hệ thống sông suối, hồ đập dải đều khắp địa bàn huyện nên thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thủy lợi.

* Tài nguyên rừng

Có thể nói rừng là nguồn tài nguyên, là thế mạnh của huyện. Đất lâm nghiệp chiếm diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện. Tuy

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG và GIẢI PHÓNG mặt BẰNG dự án cải tạo NÂNG cấp ĐƯỜNG KHAU RA QUANG TRUNG, HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG sơn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)