Địa hình địa mạo

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG và GIẢI PHÓNG mặt BẰNG dự án cải tạo NÂNG cấp ĐƯỜNG KHAU RA QUANG TRUNG, HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG sơn (Trang 43 - 44)

- Địa hình huyện Bình Gia bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất và núi đá các dãy đồi, núi ở Bình Gia đều có độ dốc từ 250

- 300 trở lên. Các dải thung lũng hẹp có diện tích nhỏ, không đáng kể, diện tích đất cây hàng năm vì thế không có nhiều nên sản lượng lúa và hoa màu hàng năm thu được không cao.

- Địa hình của huyện có thể chia thành 4 dạng chính sau đây:

- Dạng địa hình núi đá gồm các dãy núi đá phân bổ chủ yếu ở các xã phía Tây và Tây Nam huyện như Tân Văn, Hoàng Văn Thụ, Tô Hiệu và một phần ở các xã Minh Khai, Quang Trung và Thiện Thuật.

- Dạng địa hình núi đất là phổ biến, độ dốc trên 250

- 300, chiếm tới 70% diện tích đất tự nhiên. Ở dạng địa hình này có thể trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên. Ở các dải đồi có độ dốc thấp hơn có thể khai thác phát triển mô hình nông - lâm kết hợp.

- Các dải thung lũng hẹp, hiện nay chiếm khoảng 3,5% diện tích đất tự nhiên, trong đó nhân dân đã khai thác để trồng lúa chiếm khoảng 91,4% diện tích các dải thung lũng.

- Các dải đồi thoải có độ dốc 150

- 200, có diện tích khoảng 4.000 ha. Dạng địa hình này có thể khai thác trồng cây ăn quả như đào, lê, mận, mơ, quýt... và trồng cây công nghiệp lâu năm như cây chè.

- Địa thế hiểm trở được tạo ra bởi những dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động và khe suối ngang dọc... Đó là một trở ngại, hạn chế đến quá trình sản xuất và đi lại của nhân dân trong huyện, nhưng đó cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nếu biết vận dụng và khác thác tiềm năng thiên nhiên...

- Địa hình bị chia cắt mạnh là một hạn chế trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng: suất đầu tư hạ tầng lớn, việc quy hoạch bố trí dân cư cũng gặp nhiều khó khăn, việc tìm

được khu đất rộng và tương đối bằng để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị gặp nhiều khó khăn, việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp để tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá theo hướng CNH, HĐH cũng rất khó thực hiện.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG và GIẢI PHÓNG mặt BẰNG dự án cải tạo NÂNG cấp ĐƯỜNG KHAU RA QUANG TRUNG, HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG sơn (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)