Chính sách bồi thường và tái định cư của các tổ chức ngân hàng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG và GIẢI PHÓNG mặt BẰNG dự án cải tạo NÂNG cấp ĐƯỜNG KHAU RA QUANG TRUNG, HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG sơn (Trang 26 - 28)

quốc tế

Ngân hàng thế giới (WB) là một trong những tổ chức tài trợ quốc tế đầu tiên đưa ra chính sách về TĐC bắt buộc. Tháng 2/1980, lần đầu tiên chính sách TĐC được ban hành dưới dạng một Thông báo Hướng dẫn Hoạt động nội bộ (OSM 2.33) cho nhân viên. Từ đó đến nay chính sách TĐC đã được sửa đổi và ban hành lại nhiều lần.

Như chúng ta đã biết, khi Nhà nước thu hồi đất và TĐC thì những người BAH là những người mà do hậu quả của dự án họ phải chịu thiệt hại toàn bộ hay một phần tài sản vật chất và phi vật chất, bao gồm nhà cửa, cộng đồng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các phương tiện sản xuất bao gồm đất đai, nguồn thu nhập, kế sinh nhai do đất đai tạo ra, đặc trưng văn hóa và tiềm năng về sự hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo đời sống, tài nguyên cho sinh tồn và hệ sinh thái.

Kinh nghiệm của WB cho thấy việc TĐC không tự nguyện do các dự án phát triển gây nên, trong trường hợp không thể giảm thiểu được, thường dẫn đến những hiểm họa nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường do các hệ thống sản xuất bị phá vỡ, con người phải đối mặt với sự bần cùng hóa khi những tài sản, công cụ sản xuất hay nguồn thu nhập của họ bị mất đi. Tất cả những điều đó nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn đến những khó khăn, căng thẳng về xã hội và dễ dàng dẫn tới sự bần cùng hóa đời sống dân cư.

Từ tháng 2/1994, ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã bắt đầu áp dụng bản hướng dẫn hoạt động của WB về TĐC và từ tháng 11/1995 Ngân hàng này đã có chính sách riêng của Ngân hàng về TĐC bắt buộc.

Nhìn chung, phương châm của ADB cũng tương tự như WB đều có xu hướng giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động của việc thu hồi đất, đồng thời có chính sách thỏa đáng, phù hợp đảm bảo cho người BAH không gặp phải bất lợi trong cuộc sống, khôi phục, cải thiện chất lượng cuộc sống, nguồn sống. Để thực hiện được phương châm đó, thì chìa khóa dẫn tới sự thành công đó là phải chấp nhận và thực hiện chính sách phát triển mà con người là trung tâm. Kinh nghiệm về lý thuyết cũng như thực tiễn cho thấy, các yếu tố đảm bảo cho bồi thường, TĐC thành công là những chính sách phù hợp của Chính phủ, nguồn tài chính đầu tư, khâu tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương và trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của nhân dân. Bên cạnh đó sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là yếu tố đồng hành trong quá trình thực hiện các dự án.

Đối với đất đai và tài sản được bồi thường, chính sách của WB và ADB là phải bồi thường theo giá xây dựng mới đối với tất cả các công trình xây dựng và quy định thời hạn bồi thường TĐC hoàn thành trước một tháng khi dự án triển khai thực hiện.

Việc lập kế hoạch cho công tác bồi thường TĐC được các tổ chức vay vốn quốc tế coi là điều bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án. Mức độ chi tiết của kế hoạch phụ thuộc váo số lượng người BAH và mức độ tác động của dự án. Kế hoạch bồi thường TĐC phải được coi là một phần của chương trình phát triển cụ thể, cung cấp đày đủ nguồn vốn và cơ hội cho các hộ BAH. Ngoài ra còn phải áp dụng các biện pháp sao cho người bị di chuyển hòa nhập được với cộng đồng mới.

Về quyền tư vấn và tham gia của hộ BAH, các tổ chức quốc tế quy định các thông tin về dự án cũng như chính sách bồi thường TĐC của dự án phải được thông báo đầy đủ, công khai để tham khảo ý kiến, hợp tác, thậm chí trao quyền cho các hộ BAH và tìm mọi cách thỏa mãn nhu cầu chính đáng của họ trong suốt quá trình lập kế hoạch bồi thường TĐC cho tới khi thực hiện công tác lập kế hoạch.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG và GIẢI PHÓNG mặt BẰNG dự án cải tạo NÂNG cấp ĐƯỜNG KHAU RA QUANG TRUNG, HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG sơn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)