Đào tạo nhân sự

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Việt Nam thịnh vượng khu vực TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 55)

Với mục tiêu là xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghề nghiệp, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, nhiệt tình phục vụ khách hàng và chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, VPBank đã thành lập Trung tâm đào tạo, cơng tác đào tạo được tổ chức nề nếp, nội dung đào tạo dần được chuẩn hĩa thống nhất trên tồn hệ thống. Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ tiện nghi và khang trang với 2 cơ sở đào tạo lớn tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tại các trung tâm này cĩ phịng học rộng rãi, được trang bị đủ máy mĩc phục vụ cho cơng tác đào tạo của ngân hàng và cĩ nơi ăn ở cho các học viên ở các tỉnh xa.

Về tổ chức đào tạo, những nhân viên mới tuyển dụng đều được tham gia các khĩa đào tạo về văn hĩa ngân hàng, sản phẩm dịch vụ của VPBank hay các khĩa học về nghiệp vụ. Đối với bộ phận quản lý, VPBank cịn tổ chức các khĩa đào tạo về kỹ năng quản lý, lãnh đạo hoặc ra quyết định, đánh giá hiệu suất cơng việc của cấp dưới, kỹ thuật đàm phán và giải quyết xung đột...

Bên cạnh cơng tác đào tạo, Trung tâm cũng đã hồn thành việc tìm hiểu nhu cầu đào tạo của tồn thể nhân viên trên tồn hệ thống, làm cơ sở cho quá trình lập kế hoạch và thực hiện các khĩa học theo hướng đáp ứng nhu cầu ngày càng

tăng của nghiệp vụ ngân hàng. Đồng thời, Trung tâm đã cử một đồn cơng tác qua OCBC để tham quan Trung tâm đào tạo của các đối tác cũng như học tập kinh nghiệm và khai thác sự giúp đỡ của OCBC.

Năm 2006, Trung tâm đã tổ chức được 52 khĩa đào tạo về nghiệp vụ cho 2.165 lượt học viên với 388 ngày đào tạo, bao gồm 18 khĩa đào tạo nội bộ, 4 khĩa mời giảng viên bên ngồi và 30 khĩa cử nhân viên đi học. Năm 2007, Trung tâm đã tổ chức được 57 khĩa đào tạo với 2.108 lượt học viên với tổng chi phí đào tạo là 808.630.000 đồng. Năm 2008, do tình hình kinh tế khĩ khăn và những biến động khĩ lường trên thị trường tài chính nên VPBank đã tạm hỗn việc đào tạo theo định kỳ, chỉ đào tạo cho các nhân sự mới tuyển dụng để tập trung vào hoạt động kinh doanh, phịng ngừa rủi ro. Năm 2009, VPBank tiếp tục mở các lớp đào tạo nhân viên và cán bộ quản lý. Các lớp học được chia theo nghiệp vụ chuyên mơn của từng bộ phận bao gồm 5 khĩa đào tạo nội bộ, 7 khĩa mời giảng viên bên ngồi.

Nhìn chung, hoạt động đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân viên đã được ban lãnh đạo ngân hàng xem trọng và đưa vào một trong những ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển hội nhập.

Mặc dù vậy, trong giai đoạn hiện nay, VPBank tuyển thêm nhiều nhân viên mới, cho họ tham gia các lớp hội nhập nhưng chương trình dạy rất nặng, chủ yếu là lý thuyết, làm cho nhân viên khơng nắm được hết các sản phẩm và hiểu nghiệp vụ thuộc phạm vi phụ trách của mình. Điều này gây trở ngại lớn trong cơng tác giải thích, tư vấn bán hàng cho khách hàng, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ của VPBank.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Việt Nam thịnh vượng khu vực TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 55)