Về các hình thức bồi dưỡng giáo viên các Trung tâm GDTX cấp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh (Trang 57)

i. Đào tạo bồi dưỡng thông qua các khoá học

2.2.2.5.Về các hình thức bồi dưỡng giáo viên các Trung tâm GDTX cấp

Từ số liệu bảng 2.6 có thể rút ra một số nhận xét sau:

+ Giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh có nhu cầu cao nhất về bồi dưỡng những kiến thức về đổi mới phương pháp dạy học, tiếp theo là bồi dưỡng những kiến thức về chuyên môn được đào tạo, kỹ năng thực hành áp dụng CNTT trong dạy học, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, những hiểu biết về đường lối chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước và cuối cùng là bồi dưỡng về ngoại ngữ. Tỷ lệ giáo viên có nhu cầu được bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là khá cao.

+ Giáo viên các Trung tâm GDTX có nhu cầu bồi dưỡng toàn diện cả về kiến thức khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, tiếng Anh theo chuẩn 400 điểm. đây là vấn đề cần quan tâm khi xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên GDTX nói chung và ĐNGV Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.

2.2.2.5. Về các hình thức bồi dưỡng giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyệntỉnh Hà Tĩnh cần sử dụng. tỉnh Hà Tĩnh cần sử dụng.

viên Trung tâm GDTX cấp huyện, chúng tôi nêu ra câu hỏi cho CBQL và giáo viên các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh: “Những hình thức nào dưới đây cần áp dụng để nâng cao trình độ cho giáo viên ở Trung tâm anh (chị)”? Kết quả thu được trong bảng 2.7.

STT Hình thức đào tạo, bồi dưỡng Hiệu quả

1 Đào tạo cơ bản về chuyên môn 2,85

2 Đào tạo nâng chuẩn 2,40

3 Đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá 2,36

4 Bồi dưỡng thường xuyên 2,45

5 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2,71

6 Sinh hoạt chuyên đề theo cụm chuyên môn 2,55

(1- kém; 2- trung bình; 3- tốt)

Bảng 2.7.Các hình thức bồi dưỡng giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh cần sử dụng

Các số liệu ở bảng 2.7 cho thấy: Hình thức được đánh giá cao nhất là đào tạo cơ bản về chuyên môn, tiếp theo là sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn; sinh hoạt chuyên đề theo cụm chuyên môn; bồi dưỡng thường xuyên; đào tạo nâng chuẩn và cuối cùng là đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá. Đào tạo cơ bản về chuyên, môn nghiệp vụ dạy học theo chuyên ngành đào tạo vẫn là hình thức quan trọng nhất để nâng cao trình độ của ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh. Đó cũng là hướng cơ bản, có tác dụng lâu dài, là nền tảng để phát triển ĐNGV, việc này đòi hỏi phải có quy hoạch ĐNGV, phải xây

dựng được kế hoạch đào tạo bồi dưỡng mang tầm chiến lược của đơn vị, phải làm tốt công tác tuyển dụng trên cơ sở chuẩn giáo viên Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

2.2.3. Phương pháp, hình thức tổ chức phát triển ĐNGV của cán bộ quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

2.2.3.1. Hình thức tổ chức phát triển ĐNGV của cán bộ quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

+ Tổ chức các hoạt động chuyên đề trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Nội dung chủ yếu tập trung vào các biện pháp, hình thức tổ chức thực hiện để nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị, các vấn đề về chuyên môn, đổi mới phương pháp, áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học của giáo viên. Các giáo viên được phân công, yêu cầu trình bày nội dung của mình dưới dạng một bản báo cáo khoa học và hoàn chỉnh nội dung sau khi đã thu nhận các ý kiến đóng góp tại buổi sinh hoạt chuyên đề. Trước mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn, mỗi giáo viên phải tự nghiên cứu trước một nội dung trong kế hoạch bồi dưỡng đã được xây dựng theo chủ đề năm học và phổ biến công khai dân chủ tại đơn vị.

+ Cuối học kỳ và cuối năm học, tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch, mỗi giáo viên tự nhận xét, tổ chuyên môn đánh giá, lãnh đạo Trung tâm cập nhật các thông tin về tình hình đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, bồi dưỡng để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời khen thưởng những giáo viên có nhiều thành tích trong công tác này.

- Tiêu chí đánh giá:

+ Mỗi giáo viên đăng ký tham dự lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học. Kết thúc khoá học phải xây dựng được kế hoạch làm việc của một giờ

lên lớp, xây dựng được giáo án trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin trong soạn, giảng.

+ Mỗi giáo viên đăng ký 4 tiết thao giảng / năm học ( mỗi học kỳ 2 tiết) để thể hiện những nội dung thử nghiệm. Sau mỗi tiết dạy có biên bản dự giờ, rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả giờ dạy theo tiêu chí đánh giá tiết dạy theo chuẩn đánh giá giờ dạy.

+ Mỗi giáo viên có 1 bản báo cáo kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình dạy học, dạy 1 tiết cụ thể, có đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn và của Giám đốc.

+ Mỗi giáo viên biết sử dụng máy vi tính để quản lý các hồ sơ chuyên môn cá nhân và theo dõi học sinh, học viên trong quá trình dạy học.

- Nội dung tiến hành:

+ Trong kế hoạch năm học phải đưa việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên vào nhiệm vụ kế hoạch như một nhiệm vụ lớn của đơn vị.

+ Phân công các thành viên trong ban giám đốc chịu trách nhiệm về công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV. Xây dựng giáo viên cốt cán: Giám đốc lựa chọn những giáo viên có phẩm chất, năng lực, nhiệt tình, thích nghiên cứu tìm tòi vận dụng phương pháp mới vào quá trình giảng dạy phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, học viên học tại Trung tâm theo mô hình vừa học vừa làm để đề xuất với Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đào tạo, bồi dưỡng thành giáo viên cốt cán cho đơn vị. Xây dựng kế hoạch triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng trong năm học.

Giám đốc Trung tâm GDTX đề xuất với Sở GD&ĐT Hà Tĩnh về yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV của đơn vị, đồng thời đầu tư kinh phí và thời gian để ĐNGV có đủ điều kiện tham gia tốt công tác bồi dưỡng tại đơn vị. Đưa vào

nghị quyết những nội dung về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để có kế hoạch đầu tư cho công tác này. Phải trang bị sách, tài liệu tham khảo, máy vi tính có kết nối mạng Internet để giáo viên truy cập, sưu tầm tài liệu phục vụ cho bài giảng; đầu tư mua các băng hình giờ giảng mẫu, các phần mềm dạy học, các giáo án điện tử để giáo viên tham khảo về phương pháp giảng dạy. Tổ trưởng chuyên môn lựa chọn và tổ chức cho giáo viên xem, thảo luận để rút ra những vấn đề cần học hỏi áp dụng vào giảng dạy tại trung tâm.

2.2.3.2. Công tác tổ chức phát triển ĐNGV của cán bộ quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

+ Chính sách tuyển dụng:

Khâu tuyển dụng giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh trong những năm vừa qua chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn các phòng GD&ĐT ở các huyện điều chuyển giáo viên đang giảng dạy tại các trường THCS sang Trung tâm GDTX để giảng dạy theo số lượng biên chế được giao (số giáo viên này hầu như chưa đạt chuẩn giáo viên giảng dạy tại các trung tâm GDTX). Do vậy muốn thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, Giám đốc các Trung tâm GDTX phải hợp đồng giáo viên đạt chuẩn ngoài chỉ tiêu biên chế vào giảng dạy và từng bước xây dựng kế hoạch đào tạo lại số giáo viên chưa đạt chuẩn trong chỉ tiêu biên chế để đáp ứng yêu cầu giảng dạy tại trung tâm.

+ Việc bố trí sử dụng giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh.

Việc bố trí sử dụng ĐNGV tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh cũng chưa đảm bảo tính hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả của giáo viên. Có thể kể đến một số tồn tại sau:

năm không có hoặc có rất ít, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu quản lý hoạt động dạy và học.

- Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh chưa có chính sách điều động giáo viên giỏi ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh hoặc tuyển dụng giáo sinh giỏi mới ra trường để tăng cường tiềm lực cho ĐNGV tại các Trung tâm GDTX.

- Phân công chuyên môn giảng dạy, phân công giúp đỡ giáo viên mới ra trường chưa thực hiện tốt vì số giáo viên biên chế tại các Trung tâm GDTX cấp huyện vừa thiếu lại vừa yếu về chuyên môn. Vì vậy, không phát huy được khả năng, trình độ của giáo viên.

- Các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh chưa có kế hoạch, qui trình bồi dưỡng ban đầu đối với giáo viên hợp đồng dài hạn, giáo viên trẻ về sứ mệnh, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm GDTX, về công việc giảng dạy, hình thức đào tạo đáp ứng nhu cầu người học, các loại hình học tập tại Trung tâm và định hướng của đơn vị, những đòi hỏi về sự phát triển ĐNGV trước yêu cầu và nhiệm vụ mới đối với sự phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương.

+ Về chính sách đối với công tác phát triển ĐNGV:

Để tìm hiểu thực trạng chính sách đối với công tác phát triển ĐNGV, chúng tôi đặt câu hỏi cho CBQL và giáo viên: “Anh (chị) cho biết tác dụng của các chế độ chính sách hiện nay đối với việc phát triển ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh?”. Kết quả trong bảng 2.8.

STT Chế độ

Tác dụng

1 Lương 1.92 1.98

2 Phụ cấp theo lương 1.85 1.9

3 Nhà ở, đất đai 1.70 1.55

4 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng 2.35 1.86

5 Chế độ chuyển vùng 1.80 1.95

6 Phong tặng danh hiệu nhà giáo 1.70 1.98

7 Tặng huy chương, kỷ niệm chương 1.70 2.10

8 Bình chọn thi đua hàng năm 2.15 2.30

9 Thưởng 1.85 2.00

10 Gắn kết quả bồi dưỡng với sử dụng 2.20 2.05

(1- yếu; 2- bình thường; 3- mạnh)

Bảng 2.8. tác dụng của các chế độ chính sách hiện nay đối với việc phát triển ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

Số liệu ở bảng 2.8 cho thấy: Cán bộ quản lý đánh giá cao tác dụng của các yếu tố chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bình xét thi đua hàng năm, gắn kết quả bồi dưỡng với sử dụng và cuối cùng là lương. Giáo viên đánh giá cao tác dụng của các yếu tố bình xét thi đua hàng năm, tặng huy chương, kỷ niệm chương. Như vậy, theo ý kiến của CBQL, giáo viên được hỏi, những yếu tố đã tác động mạnh đến việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh chính là chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, thi đua, khen thưởng.

Tuy nhiên, tác dụng của các yếu tố trên trong những năm vừa qua vẫn chỉ ở mức trung bình, chưa phát huy tác dụng mạnh mẽ. Vì vậy, trong những năm tới cần tăng cường tác dụng của các yếu tố trên cùng với việc xây dựng và thực hiện đồng bộ các chính sách khuyến khích cả về vật chất và tinh thần đối với giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện nói riêng, ĐNGV tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

Tóm lại, các huyện của tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua chưa quan tâm nhiều đến việc thực hiện chế độ tuyển dụng theo đúng quy trình quản lý nhân sự để tuyển chọn giáo viên đạt chuẩn đào tạo bậc THPT, có phẩm chất, năng lực, có khả năng thích ứng với ngành học GDTX với nhiệm vụ “xây dựng xã hội học tập”. Bộ GD&ĐT chưa phối hợp với các Bộ xây dựng định mức biên chế giáo viên cụ thể đối với các Trung tâm GDTX cấp huyện. Sở GD&ĐT Hà Tĩnh chưa phối hợp với các ban ngành trong tỉnh xây dựng cơ chế chính sách sử dụng và đãi ngộ phù hợp để kích thích động cơ làm việc, lao động sáng tạo của ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện, làm họ hứng thú, tích cực trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giáo dục học sinh, truyền thụ kiến thức, kỹ năng cơ bản cho học viên, không ngừng phát triển bản thân, góp phần phát triển của từng Trung tâm GDTX cấp huyện nói riêng và ngành học GDTX của tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

+ Thực trạng về xây dựng ĐNGV cốt cán tại các Trung tâm GDTX cấp huyện

Công tác xây dựng ĐNGV cốt cán tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều bất cập. Vì vậy, ĐNGV cốt cán của các Trung tâm GDTX chưa đáp ứng được so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học cụ thể:

- Số lượng giáo viên cốt cán chưa đủ theo yêu cầu đào tạo đối với từng môn học của đơn vị. Thực tế, ở một số Trung tâm GDTX cấp huyện những giáo viên giảng dạy giữ vai trò cốt cán vì họ là giáo viên nằm trong biên chế nhà nước, có tuổi đời và thâm niên giảng dạy cao, có kinh nghiệm tổ chức, quản lý đối với mô hình giáo dục “vừa học vừa làm”; nhưng hạn chế của họ là vốn tiếng Anh và kiến thức cơ bản để đào tạo ở trình độ sau đại học. Vì vậy, trong thời gian tới họ khó có thể giữ vai trò đầu đàn nếu không có sự đầu tư đào tạo, bồi dưỡng họ.

- Lực lượng giáo viên cốt cán của các Trung tâm GDTX cấp huyện còn quá mỏng là do biên chế ĐNGV cơ hữu quá ít ( không đủ số giáo viên giảng dạy các môn cơ bản ngành học BTTHPT) mà chủ yếu là giáo viên hợp đồng ngắn hạn cho nên việc xây dựng giáo viên cốt cán gần như là không tưởng.

- Năng lực tổ chức, quản lý, tập hợp đội ngũ của người giáo viên cốt cán còn nhiều hạn chế, chỉ nặng về hành chính chứ chưa có sức mạnh cuốn hút, khơi dậy động cơ nội tại của ĐNGV cho các hoạt động chuyên môn, hầu hết giáo viên cốt cán chưa được quan tâm bồi dưỡng về trình độ quản lý giáo dục.

Những mặt hạn chế nêu trên có thể do những nguyên nhân sau đây:

- Nhận thức về vai trò của ĐNGV trong việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của các Trung tâm GDTX cấp huyện chưa đúng mức.

- Nhiều Trung tâm GDTX chưa có quy hoạch phát triển ĐNGV cốt cán, ĐNGV “gọi là cốt cán” hiện nay hình thành một cách tự phát, chưa được cấp quản lý nào đánh giá, công nhận.

- Việc đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV cốt cán chưa được thực hiện. Hầu hết giáo viên cốt cán tại các Trung tâm GDTX cấp huyện chưa được quan tâm bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, sử dụng, đánh

giá, đãi ngộ đối với ĐNGV cốt cán còn nhiều bất cập.

+ Thực trạng về đánh giá, xếp loại giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh.

* Về căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên: Căn cứ vào các tiêu chuẩn và nhiệm vụ nhà giáo được quy định tại khoản 2 điều 61, điều 63 và điều 67 Luật giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998; điều 70, điều 72 và điều 77 Luật giáo dục sửa đổi ngày 14 tháng 6 năm 2005; nghĩa vụ và những việc cán bộ, công chức không được làm quy định tại điều 6, điều 7, điều 8, điều 15, điều 16, điều 17, điều 18, điều 19 và điều 20 của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1978 và Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2000; chức trách, nhiệm vụ được phân công; những quy định về giáo viên được quy định tại Quyết định số 01/2007/BGD&ĐT ngày 02 tháng 1 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh (Trang 57)