Công tác quy hoạch ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh (Trang 52)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.1.Công tác quy hoạch ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh

2.2.1. Công tác quy hoạch ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh HàTĩnh Tĩnh

Công tác quy hoạch ĐNGV lâu nay đã được ngành giáo dục - Đào tạo triển khai thực hiện. Tuy nhiên, công tác này chủ yếu được thực hiện ở cấp Sở và cấp Bộ, còn các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh hầu như chưa tổ chức thực hiện được hoặc có chăng chỉ là nhu cầu biên chế đội ngũ được ghi trong kế hoạch hàng năm (mang tính đề nghị), chưa có kế hoạch mang tính chiến lược vì các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện nói chung, Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ chưa có định mức biên chế rõ ràng để cơ sở áp dụng xây dựng định mức biên chế lâu dài tại đơn vị.

2.2.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

2.2.2.1. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng.

i. Đào tạo bồi dưỡng thông qua các khoá học:

Khi đặt cho giáo viên các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện câu hỏi: “Anh, Chị đã được tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nào? Hãy đánh giá hiệu quả của các hình thức đó?”. Kết quả thu được thể hiện qua số liệu thống kê tại bảng 2.4.

TT Hình thức đào tạo, bồi dưỡng Hiệu quả

1 Đào tạo nâng chuẩn 2,5

2 Bồi dưỡng các chuyên đề sau đại học 2,1

3 Bồi dưỡng chuẩn hoá 2,05

4 Bồi dưỡng thường xuyên 2,00

5 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2,30

6 Sinh hoạt chuyên đề theo cụm chuyên môn 0,00

(1- kém; 2- trung bình; 3- tốt)

Bảng 2.4: Đánh giá của GV các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh về hiệu quả của các hình thức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo

viên

Từ số liệu ở bảng 2.4 và kết quả trao đổi với CBQL, giáo viên giảng dạy tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh chúng tôi rút ra một số nhân xét sau:

+ Có một tỷ lệ khá cao giáo viên đã được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, số giáo viên được cử đi đào tạo cao học rất thấp (chiếm 4%).

+ Hiệu quả các lớp đào tạo, bồi dưỡng sau đại học tốt; các lớp bồi dưỡng chuyên môn đạt hiệu quả chưa cao, phần lớn trả lời ở mức độ trung bình (kết quả trả lời là 2).

+ Các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên ít được tổ chức, hiệu quả thấp; sinh hoạt chuyên đề ở cụm chuyên môn chưa tổ chức lần nào (Chưa phân cụm trung tâm để tổ chức sinh họat chuyên môn).

ii. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của tổ chuyên môn.

Để tìm hiểu tác dụng bồi dưỡng giáo viên qua hoạt động của tổ chuyên môn trong các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Những hoạt động dưới đây, tổ bộ môn ở

trường anh (chị) thực hiện như thế nào?” cho CBQL và giáo viên. Kết quả sau khi xử lý như hình 2.2.

Hình 2.2: Biểu đồ hoạt động của tổ chuyên môn trong bồi dưỡng giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

Số liệu ở hình 2.2 cho thấy:

- Các hoạt động được tổ chức nhiều ở các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh là dự giờ, thao giảng và kiểm tra chuyên môn.

- Các hoạt động như hội thảo chuyên môn, nghiên cứu khoa học ít được tổ chức.

Kết quả trên cho thấy các hình thức hoạt động của tổ chuyên môn có tác dụng bồi dưỡng giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh còn nghèo nàn, đơn điệu, nặng về thi đua và đánh giá theo kết quả thanh tra, kiểm tra chuyên môn. Các hoạt động thực sự góp phần nâng cao tiềm lực

chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên như hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, nghiên cứu khoa học còn ít được tổ chức.

2.2.2.2. Hoạt động tự đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên tại các Trung tâm GDTXcấp huyện tỉnh Hà Tĩnh. cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh.

Qua khảo sát, ngoài giảng dạy chính khoá, 90% giáo viên chủ yếu tập chung nghiên cứu tài liệu tham khảo, sách giáo viên để chuẩn bị cho bài giảng tiếp theo; thời gian nhàn rỗi thì tập trung chăm lo công việc gia đình; 10% giáo viên đi dạy thêm.

Tóm lại, hoạt động tự đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên còn hạn chế; chưa bố trí thời gian thoả đáng cho việc tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.

2.2.2.3. Nguyên nhân gây cản trở đến công tác tự đào tạo, bồi dưỡng

Qua khảo sát thực tế 80 CBQL và giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh, phần lớn giáo viên được hỏi đều phản ảnh trở ngại lớn nhất của việc học tập nâng cao trình độ hoặc việc chưa mạnh dạn tham gia vào các khoá đào tạo nâng cao (Thạc sĩ, Tiến sĩ) là do hạn chế về kiến thức tiếng Anh, hoàn cảnh kinh tế gia đình chưa cho phép, bên cạnh đó có 15% giáo viên được hỏi còn phân vân về văn bằng tại chức (xuất thân từ trình độ Cao đẳng và được chuẩn hoá trình độ Đại học theo hình thức đào tạo vừa học vừa làm). 2,53% giáo viên dạy nghề phổ thông được hỏi có yêu cầu phải được chuẩn hoá về chuyên môn (mới tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật).

Yếu tố ảnh hưởng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Kinh tế gia đình 20 25 45 56,25 15 18,75 Chính sách hỗ trợ đi học 5 6,25 25 31,25 50 62,5

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng 25 31,25 38 47,50 17 21,25

Tuổi tác 7 8,75 62 77,50 11 13,75

Quỹ thời gian 35 43,75 41 51,25 4 5,00

Quá trình tiếp thu 6 7,50 58 72,50 16 20,00

Sức khoẻ 6 7,50 66 82,50 8 10,00

Bảng 2.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

(Số liệu điều tra khảo sát 80 giáo viên tại 11 trung GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh)

Ngoài các yếu tố nêu trên, một số giáo viên còn có khó khăn chưa được vào biên chế, chưa yên tâm với vị trí công tác hiện nay.

2.2.2.4. Nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnhHà Tĩnh. Hà Tĩnh.

Để tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi dùng câu hỏi trắc nghiệm: “Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn học, anh ( chị) có nhu cầu bồi dưỡng nội dung nào dưới đây?”. Kết quả thu được trong bảng 2.6

TT Nội dung bồi dưỡng Kết quả %

1 Bồi dưỡng những hiểu biết về đường lối chính sách giáo

dục của Đảng và Nhà nước 69,00

2 Bồi dưỡng những kiến thức về chuyên môn được đào tạo 85,00

3 Bồi dưỡng những kiến thức về đổi mới phương pháp

dạy học 92,00

4 Bồi dưỡng về ngoại ngữ 65,00

5 Bồi dưỡng kỹ năng thực hành áp dụng CNTT trong dạy học 80,00

6 Bồi dưỡng Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 71,00

Bảng 2.6. Nhu cầu bồi dưỡng của ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

Từ số liệu bảng 2.6 có thể rút ra một số nhận xét sau:

+ Giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh có nhu cầu cao nhất về bồi dưỡng những kiến thức về đổi mới phương pháp dạy học, tiếp theo là bồi dưỡng những kiến thức về chuyên môn được đào tạo, kỹ năng thực hành áp dụng CNTT trong dạy học, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, những hiểu biết về đường lối chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước và cuối cùng là bồi dưỡng về ngoại ngữ. Tỷ lệ giáo viên có nhu cầu được bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là khá cao.

+ Giáo viên các Trung tâm GDTX có nhu cầu bồi dưỡng toàn diện cả về kiến thức khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, tiếng Anh theo chuẩn 400 điểm. đây là vấn đề cần quan tâm khi xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên GDTX nói chung và ĐNGV Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.

2.2.2.5. Về các hình thức bồi dưỡng giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyệntỉnh Hà Tĩnh cần sử dụng. tỉnh Hà Tĩnh cần sử dụng.

viên Trung tâm GDTX cấp huyện, chúng tôi nêu ra câu hỏi cho CBQL và giáo viên các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh: “Những hình thức nào dưới đây cần áp dụng để nâng cao trình độ cho giáo viên ở Trung tâm anh (chị)”? Kết quả thu được trong bảng 2.7.

STT Hình thức đào tạo, bồi dưỡng Hiệu quả

1 Đào tạo cơ bản về chuyên môn 2,85

2 Đào tạo nâng chuẩn 2,40

3 Đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá 2,36

4 Bồi dưỡng thường xuyên 2,45

5 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2,71

6 Sinh hoạt chuyên đề theo cụm chuyên môn 2,55

(1- kém; 2- trung bình; 3- tốt)

Bảng 2.7.Các hình thức bồi dưỡng giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh cần sử dụng

Các số liệu ở bảng 2.7 cho thấy: Hình thức được đánh giá cao nhất là đào tạo cơ bản về chuyên môn, tiếp theo là sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn; sinh hoạt chuyên đề theo cụm chuyên môn; bồi dưỡng thường xuyên; đào tạo nâng chuẩn và cuối cùng là đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá. Đào tạo cơ bản về chuyên, môn nghiệp vụ dạy học theo chuyên ngành đào tạo vẫn là hình thức quan trọng nhất để nâng cao trình độ của ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh. Đó cũng là hướng cơ bản, có tác dụng lâu dài, là nền tảng để phát triển ĐNGV, việc này đòi hỏi phải có quy hoạch ĐNGV, phải xây

dựng được kế hoạch đào tạo bồi dưỡng mang tầm chiến lược của đơn vị, phải làm tốt công tác tuyển dụng trên cơ sở chuẩn giáo viên Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

2.2.3. Phương pháp, hình thức tổ chức phát triển ĐNGV của cán bộ quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

2.2.3.1. Hình thức tổ chức phát triển ĐNGV của cán bộ quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

+ Tổ chức các hoạt động chuyên đề trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Nội dung chủ yếu tập trung vào các biện pháp, hình thức tổ chức thực hiện để nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị, các vấn đề về chuyên môn, đổi mới phương pháp, áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học của giáo viên. Các giáo viên được phân công, yêu cầu trình bày nội dung của mình dưới dạng một bản báo cáo khoa học và hoàn chỉnh nội dung sau khi đã thu nhận các ý kiến đóng góp tại buổi sinh hoạt chuyên đề. Trước mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn, mỗi giáo viên phải tự nghiên cứu trước một nội dung trong kế hoạch bồi dưỡng đã được xây dựng theo chủ đề năm học và phổ biến công khai dân chủ tại đơn vị.

+ Cuối học kỳ và cuối năm học, tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch, mỗi giáo viên tự nhận xét, tổ chuyên môn đánh giá, lãnh đạo Trung tâm cập nhật các thông tin về tình hình đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, bồi dưỡng để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời khen thưởng những giáo viên có nhiều thành tích trong công tác này.

- Tiêu chí đánh giá:

+ Mỗi giáo viên đăng ký tham dự lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học. Kết thúc khoá học phải xây dựng được kế hoạch làm việc của một giờ

lên lớp, xây dựng được giáo án trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin trong soạn, giảng.

+ Mỗi giáo viên đăng ký 4 tiết thao giảng / năm học ( mỗi học kỳ 2 tiết) để thể hiện những nội dung thử nghiệm. Sau mỗi tiết dạy có biên bản dự giờ, rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả giờ dạy theo tiêu chí đánh giá tiết dạy theo chuẩn đánh giá giờ dạy.

+ Mỗi giáo viên có 1 bản báo cáo kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình dạy học, dạy 1 tiết cụ thể, có đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn và của Giám đốc.

+ Mỗi giáo viên biết sử dụng máy vi tính để quản lý các hồ sơ chuyên môn cá nhân và theo dõi học sinh, học viên trong quá trình dạy học.

- Nội dung tiến hành:

+ Trong kế hoạch năm học phải đưa việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên vào nhiệm vụ kế hoạch như một nhiệm vụ lớn của đơn vị.

+ Phân công các thành viên trong ban giám đốc chịu trách nhiệm về công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV. Xây dựng giáo viên cốt cán: Giám đốc lựa chọn những giáo viên có phẩm chất, năng lực, nhiệt tình, thích nghiên cứu tìm tòi vận dụng phương pháp mới vào quá trình giảng dạy phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, học viên học tại Trung tâm theo mô hình vừa học vừa làm để đề xuất với Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đào tạo, bồi dưỡng thành giáo viên cốt cán cho đơn vị. Xây dựng kế hoạch triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng trong năm học.

Giám đốc Trung tâm GDTX đề xuất với Sở GD&ĐT Hà Tĩnh về yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV của đơn vị, đồng thời đầu tư kinh phí và thời gian để ĐNGV có đủ điều kiện tham gia tốt công tác bồi dưỡng tại đơn vị. Đưa vào

nghị quyết những nội dung về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để có kế hoạch đầu tư cho công tác này. Phải trang bị sách, tài liệu tham khảo, máy vi tính có kết nối mạng Internet để giáo viên truy cập, sưu tầm tài liệu phục vụ cho bài giảng; đầu tư mua các băng hình giờ giảng mẫu, các phần mềm dạy học, các giáo án điện tử để giáo viên tham khảo về phương pháp giảng dạy. Tổ trưởng chuyên môn lựa chọn và tổ chức cho giáo viên xem, thảo luận để rút ra những vấn đề cần học hỏi áp dụng vào giảng dạy tại trung tâm.

2.2.3.2. Công tác tổ chức phát triển ĐNGV của cán bộ quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

+ Chính sách tuyển dụng:

Khâu tuyển dụng giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh trong những năm vừa qua chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn các phòng GD&ĐT ở các huyện điều chuyển giáo viên đang giảng dạy tại các trường THCS sang Trung tâm GDTX để giảng dạy theo số lượng biên chế được giao (số giáo viên này hầu như chưa đạt chuẩn giáo viên giảng dạy tại các trung tâm GDTX). Do vậy muốn thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, Giám đốc các Trung tâm GDTX phải hợp đồng giáo viên đạt chuẩn ngoài chỉ tiêu biên chế vào giảng dạy và từng bước xây dựng kế hoạch đào tạo lại số giáo viên chưa đạt chuẩn trong chỉ tiêu biên chế để đáp ứng yêu cầu giảng dạy tại trung tâm.

+ Việc bố trí sử dụng giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh.

Việc bố trí sử dụng ĐNGV tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh cũng chưa đảm bảo tính hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả của giáo viên. Có thể kể đến một số tồn tại sau:

năm không có hoặc có rất ít, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu quản lý hoạt động dạy và học.

- Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh chưa có chính sách điều động giáo viên giỏi ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh hoặc tuyển dụng giáo sinh giỏi mới ra trường để tăng cường tiềm lực cho ĐNGV tại các Trung tâm GDTX.

- Phân công chuyên môn giảng dạy, phân công giúp đỡ giáo viên mới ra trường chưa thực hiện tốt vì số giáo viên biên chế tại các Trung tâm GDTX cấp huyện vừa thiếu lại vừa yếu về chuyên môn. Vì vậy, không phát huy được khả năng, trình độ của giáo viên.

- Các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh chưa có kế hoạch, qui

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh (Trang 52)