KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh (Trang 72 - 74)

i. Đào tạo bồi dưỡng thông qua các khoá học

2.5.KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trước yêu cầu “đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy học” hiện nay, ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều bất cập: thiếu về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu, chưa có văn bản hướng dẫn của liên bộ về định biên giáo viên đối với các Trung tâm GDTX .

Công tác quy hoạch ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh hầu như chưa được thực hiện. Xếp loại GV chậm đổi mới, bất cập về nội dung và phương thức đánh giá. Chưa xây dựng được chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung tâm GDTX cấp huyện, do đó chưa có cơ sở để đánh giá giáo viên, tổ chức cho giáo viên đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá và nâng chuẩn đào tạo. Hiệu quả các hình thức đào tạo, bồi dưỡng còn thấp, hình thức tổ chức chưa phù hợp với điều kiện thực tế công tác và nhu cầu của giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện, phương tiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng còn thiếu thốn; cách đánh giá kết quả bồi dưỡng chưa có tác dụng bắt buộc và kích thích ĐNGV tham gia một cách tích cực, nghiêm túc, phản ánh đúng kết quả học tập của họ. Hình thức hoạt động của tổ chuyên môn còn nghèo nàn, thiếu sáng tạo, nặng về thi đua và đánh giá chưa có tác dụng bồi dưỡng cho GV. Các hoạt động góp phần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên ít được tổ chức. Các hoạt động tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học ít được quan tâm. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa thực sự phát huy tác dụng mạnh mẽ.

Qua điều tra, khảo sát đội ngũ CBQL và giáo viên được hỏi đánh giá cao sự cần thiết áp dụng các giải pháp xây dựng quy hoạch, kế hoạch nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNGV, hiện đại hoá trang thiết bị dạy học, đảm bảo đủ tài liệu tham khảo cho giáo viên, xây dựng chính sách tiền lương, thưởng, phụ cấp thoả đáng, gắn kết quả bồi dưỡng với sử dụng giáo viên .

Sở giáo dục - Đào tạo Hà Tĩnh đã có sự quan tâm đến công tác quy hoạch, kế hoạch hoá việc phát triển đội ĐNGV của đơn vị mình. Tuy nhiên, công tác triển khai các giải pháp phát triển ĐNGV chưa được thực hiện tốt. Việc đánh giá kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên còn nhiều hạn chế: chưa có chuẩn rõ ràng, cụ thể, chưa kịp thời, chưa khách quan, chính xác.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong công tác phát triển ĐNGV là thiếu quan tâm đầu tư, thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống, thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, đội ngũ CBQL thiếu và yếu, chưa được đào tạo, nhận thức về công tác phát triển ĐNGV chưa tốt, thiếu chế độ chính sách đối với hoạt động này. Đây là cơ sở quan trọng để giúp chúng tôi đề xuất các giải pháp ở chương 3.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN

TỈNH HÀ TĨNH 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh (Trang 72 - 74)