THĂM DÒ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP PHÁT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh (Trang 111 - 114)

i. Đào tạo bồi dưỡng thông qua các khoá học

3.4. THĂM DÒ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP PHÁT

ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

Nhằm tìm hiểu đánh giá của các chuyên gia và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh về mức độ cấp thiết và tính khả thi của mỗi nhóm biện pháp, tác giả thiết kế phiếu số 3 (phụ lục 3) làm công cụ để thăm dò ý kiến. Ngoài ra, tác giả còn có hệ thống câu hỏi mở để hoàn thiện những giải pháp quản lý đã đề xuất. Các đối tượng được thăm dò ý kiến là lãnh đạo và chuyên viên các phòng ban chuyên môn sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh; Giám đốc, Phó giám đốc, Bí thư chi bộ, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnhvà các nhà khoa học.

Quá trình thăm dò ý kiến được thực hiện qua 2 vòng. Vòng 1: thăm dò ý kiến qua trò chuyện và phỏng vấn (27 giáo viên trực tiếp giảng dạy , 10 Giám đốc, 11 Phó giám đốc phụ trách chuyên môn tại 11 Trung tâm GDTX cấp

huyện tỉnh Hà Tĩnh; lãnh đạo và chuyên viên các phòng ban chuyên môn sở GD&ĐT Hà Tĩnh). Vòng 2: thăm dò ý kiến bằng phiếu để lấy ý kiến rộng rãi trong đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh.

Qua thăm dò ý kiến thông qua trò chuyện và phỏng vấn, thăm dò ý kiến bằng số phiếu trưng cầu: Số phiếu phát ra: 220 phiếu; số phiếu thu về: 211 phiếu, đạt 95,9 %. Kết quả được tổng hợp ở bảng 3.1

TT Các Giải pháp ĐiểmTrung bình Tính hợp lý Tính khả thi 1

Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV cho các Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

4.7 4.3

2 Xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên các Trung

tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh 4,6 4,2

3 Tuyển dụng, phát triển ĐNGV các Trung tâm giáo

dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh 4.8 4,5

4

Xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển ĐNGV c á c Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

4,7 4,2

Bảng 3.1: Kết quả thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp Kết quả bảng 3.1 cho phép rút ra nhận xét sau:

- Về tính cần thiết: Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên được hỏi ý kiến đều đánh giá 4 giải pháp về phát triển ĐNGV tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh được đưa ra trong đề tài có tính cần thiết cao. Điều này

chứng tỏ thực trạng phát triển ĐNGV tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh đang có những vấn đề tồn tại lớn cần sớm có những giải pháp khắc phục.

- Về mức độ khả thi: điểm số đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp phát triển ĐNGV tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh khá cao, hầu hết những người được hỏi đều cho rằng các giải pháp có tính khả thi cao.

Với các câu hỏi mở, các cán bộ quản lý và giáo viên cho biết thêm quan điểm của họ về các giải pháp do tác giả đề xuất để từ đó tác giả thu hoạch được một số vấn đề hoàn thiện giải pháp qua các ý kiến sau:

+ Trong giải pháp tác động đến số lượng và cơ cấu ĐNGV Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh nên xây dựng lộ trình quy hoạch. Trong thời gian trước mắt, Bộ Giáo dục & Đào tạo chưa có văn bản quy định về định mức giáo viên cơ hữu đối với các Trung tâm GDTX cấp huyện, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh có thể phối hợp với Sở nội vụ trình UBND tỉnh Hà Tĩnh có thể tạm thời giao đủ số giáo viên cơ hữu đảm bảo cho bộ khung của các tổ chuyên môn được quy định về cơ cấu tổ chức (tại điều 25 quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX ban hành theo Quyết định 01/2007/QĐ-BGD&ĐT) và số giáo viên trực tiếp đứng lớp (đảm bảo mỗi môn văn hoá cơ bản ít nhất có 01 giáo viên, đối với môn nhiều tiết phải có 02 giáo viên). Đồng thời, điều động giáo viên THPT có kinh nghiệm về những Trung tâm GDTX cấp huyện còn yếu về chỉ đạo chuyên môn, còn thiếu giáo viên cơ hữu để làm nòng cốt cho công tác phát triển ĐNGV. Việc tuyển dụng giáo viên phải tổ chức với hình thức thi tuyển.

+ Khi thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho ĐNGV Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh cần phải có

những tác động để giáo viên, các tổ bộ môn phát huy việc tự kiểm tra, đánh giá, trên cơ sở đó tự điều chỉnh để hoàn thiện.

+ Sở GD&ĐT phối hợp với sở Kế hoạch & Đầu tư trình UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt chủ trương lập dự án đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy và học cho các Trung tâm GDTX cấp huyện tương đương với các trường THPT để làm cơ sở xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển ĐNGV Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn tới.

+ Việc Việt Nam gia nhập WTO có tác động không nhỏ đến nền kinh tế- xã hôi của nước ta, trong đó có giáo dục. Một ý kiến đề nghị, cần bồi dưỡng cho giáo viên tiếp cận với công nghệ và phương pháp giảng dạy tiên tiến, có kế hoạch cho đội ngũ cán bộ quản lý đi tham quan, học tập công tác quản lý và phát triển ĐNGV theo xu thế “xã hội học tập”, “học suốt đời” tại các nước có nền giáo dục phát triển trong khu vực. Mặt khác, có chế tài để ngăn chặn những tác động xấu của việc toàn cầu hoá tác động trực tiếp vào Giáo dục – Đào tạo.

+ Nên có tác động để nâng cao trình độ quản lý ngành học GDTX cho đội ngũ cán bộ quản lý và từng bước chuyên môn hoá nghề quản lý cho đội ngũ này, đây cũng là một tác động tích cực đến công tác phát triển ĐNGV Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w