MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐNGV CÁC TRUNG TÂM GDTX CẤP

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh (Trang 77)

i. Đào tạo bồi dưỡng thông qua các khoá học

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐNGV CÁC TRUNG TÂM GDTX CẤP

tỉnh Hà Tĩnh

3.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng quy hoạch ĐNGV cho các Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

3.2.1.1 Mục tiêu của giải pháp

- Xây dựng quy hoạch ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh theo chuẩn nghề nghiệp, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu chức năng và nhiệm vụ của các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện và ngành Giáo dục - Đào tạo Hà Tĩnh đặt ra cho đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020.

3.2.1.2. Nội dung giải pháp

Việc tăng cường số lượng giáo viên chỉ đảm bảo tính hợp lý trên cơ sở thực hiện quy hoạch một cách khoa học ĐNGV cho từng Trung tâm GDTX cấp huyện trên cơ sở quy định về định biên số lượng giáo viên từng loại hình theo cơ cấu tổ chức Trung tâm GDTX cấp huyện (quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX ban hành theo Quyết định số 01/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 02/1/2007). Để thực hiện quy hoạch ĐNGV Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh được tốt cần quan tâm đến các yếu tố sau:

- Khảo sát thực trạng giáo dục trung học cơ sở (THCS) của từng huyện về số lượng trường lớp, số lượng học sinh và các xu hướng của học sinh sau tốt

nghiệp THCS.

- Khảo sát nhu cầu học tập của nhân dân địa phương về nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, cũng như phổ cập THPT, xu thế học nghề phổ thông, tin học, ngoại ngữ… có tác động trực tiếp đến việc dạy học ở các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh.

- Việc điều tra, xác định nhu cầu học tập cần được thực hiện một cách khoa học, đảm bảo tính khách quan, trên cơ sở khảo sát thực trạng và xu thế phát triển của những năm trước đó; đồng thời áp dụng dự báo khoa học để xác định xu hướng phát triển giáo dục thường xuyên trên địa bàn các huyện.

- Căn cứ vào dự báo về quy mô trường lớp ngành học GDTX và qui mô dân số học đường cho từng năm học để xác định nhu cầu về số lượng giáo viên giảng dạy tại Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh cho đến năm 2015 và các năm tiếp theo.

- Số giờ dạy bình quân của một giáo viên cũng là một cơ sở quan trọng để tính toán số lượng ĐNGV.

- Việc đảm bảo tính liên tục và trẻ hoá ĐNGV, không để xảy ra hẫng hụt ĐNGV giảng dạy ở các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh có nhiều giáo viên lớn tuổi.

- Việc dành ra một tỷ lệ giáo viên hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghỉ ốm, nghỉ thai sản cũng là vấn đề cần tính đến khi định biên ĐNGV. Từ những căn cứ trên, các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh khi làm quy hoạch cần tiến hành rà soát số giáo viên hiện có so với nhu cầu dạy các môn học cơ bản, tin học, ngoại ngữ, các nghề phổ thông… để xác định số lượng giáo viên đủ hay thiếu, trình Sở GD&ĐT phê

duyệt biên chế đội ngũ.

- Trên cơ sở đó, các cấp lập kế hoạch tuyển dụng, thu hút, điều chuyển giáo viên. Việc quy hoạch ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh phải xác định nhu cầu hàng năm theo từng giai đoạn kế hoạch 5 năm, 10 năm phù hợp với quy hoạch phát triển Giáo dục - Đào tạo của tỉnh nói chung và quy hoạch ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện nói riêng.

Việc xác định ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện cần tăng thêm thường được thực hiện theo công thức chung : G = Q – ( A – H) Trong đó :

- A: là số giáo viên hiện có.

- H: là số giáo viên về hưu trong giai đoạn quy hoạch. - Q: là số giáo viên cần phải có trong giai đoạn quy hoạch. - G: là số giáo viên cần tăng thêm trong giai đoạn quy hoạch.

Thực tế, việc xác định số giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh cần tăng thêm còn phải tính đến số dư để dành cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (kể cả bồi dưỡng ngắn hạn và đào tạo nâng chuẩn dài hạn); giáo viên cần luân chuyển, thay thế do áp dụng yêu cầu đổi mới, tinh giảm giáo viên theo các chính sách của tỉnh Hà Tĩnh.

Trình tự quy hoạch được xác định như sau: Căn cứ quy mô tăng dân số; dự báo quy mô học sinh và học viên; xác định nhu cầu giáo viên; quy hoạch giáo viên giảng dạy cho từng Trung tâm GDTX cấp huyện đến quy hoạch giáo viên ngành học GDTX của Tỉnh.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Giám đốc Trung tâm phải biết rõ số lượng giáo viên giảng dạy của đơn vị mình để xây dựng kế hoạch bổ sung giáo viên và phân công nhiệm vụ cho từng giáo viên trong từng năm học. Giám đốc phải thực hiện dự báo về nhu cầu giáo viên giảng dạy trên cơ sở dự báo số lượng học sinh và học viên sẽ vào học tại trung tâm; dự kiến quy mô phát triển sự nghiệp giáo dục hàng năm của đơn vị… từ đó xác định số giáo viên cần để thực hiện đầy đủ các nhiện vụ được giao. Bên cạnh đó giám đốc cũng cần có những thông tin về nguồn cũng như khả năng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của sở GD&ĐT, Trung tâm GDTX tỉnh và các trường Đại học trong khu vực để chủ động khi làm công tác quy hoạch dài hạn. Để đảm bảo về số lượng thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị, Giám đốc phải biết khai thác nguồn lực sẵn có là ĐNGV giảng dạy của trung tâm; đồng thời phải quan tâm tạo điều kiện cả về tinh thần, vật chất để giáo viên ổn định công tác, hạn chế giáo viên bỏ nghề hoặc chuyển đơn vị công tác. Các Trung tâm GDTX cấp huyện xây dựng kế hoạch sắp xếp, bố trí công tác cho giáo viên hàng năm để những giáo viên giảng dạy chưa đạt chuẩn đi đào tạo đạt chuẩn, tạo điều kiện cho những giáo viên thực hiện nguyện vọng đi đào tạo trên chuẩn. tổ chức phối hợp các tổ bộ môn trong một số hoạt động chuyên môn, chỉ đạo việc xây dựng các tổ chuyên môn vững mạnh, kiện toàn công tác tổ chức trong đó đặc biệt chú trọng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và uy tín đối với đồng nghiệp và người học của các tổ trưởng.

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh

Thực hiện việc sắp xếp, điều chuyển nơi thừa sang nơi thiếu, xây dựng kế hoach tuyển dụng giáo viên…để giải quyết tính bất hợp lý về chất lượng ĐNGV giữa các khu vực và giữa các Trung tâm GDTX cấp huyện. Sở GD&ĐT tiến hành khảo sát trình độ giáo viên tại Trung tâm GDTX cấp

huyện theo số liệu báo cáo của các Trung tâm. Sau đó, cùng với việc điều động, luân chuyển, tăng cường giáo viên giỏi về xây dựng các tổ chuyên môn ở các Trung tâm GDTX còn yếu, cử giáo viên đi đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn; giao nhiệm vụ tự bồi dưỡng cho giáo viên giảng dạy hạn chế về năng lực chuyên môn và năng lực cá nhân khác; tổ chức liên kết các Trung tâm GDTX cấp huyện trong các hoạt động chuyên môn nhằm tạo điều kiện để giáo viên giảng dạy nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc luân chuyển giáo viên phải hợp lý và đảm bảo yêu cầu công khai, dân chủ, phát huy quyền tự chủ của các Trung tâm.Trong điều chuyển có mục tiêu tăng cường chất lượng chuyên môn nhưng phải chú ý đến điều kiện về cuộc sống, việc đi lại của giáo viên. Nếu thực hiện không đúng các yêu cầu này sẽ tạo ra sự mất đoàn kết trong tập thể giáo viên, hoặc tạo cơ hội cho những biểu hiện tiêu cực xảy ra.

Đề xuất chính sách giúp thực hiện sự điều chuyển cho hợp lý; phối hợp với Sở Nội vụ nghiên cứu đề xuất xây dựng định mức giáo viên/học viên phù hợp với điều kiện thực tế để khích lệ ĐNGV giảng dạy tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đối với Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh

Phối hợp với Sở GD&ĐT trong việc đề xuất, thực thi các chính sách giúp việc thực hiện sự điều chỉnh cho hợp lý. Phối hợp với Sở GD&ĐT nghiên cứu đề xuất xây dựng định mức giáo viên/học viên phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh để khích lệ ĐNGV giảng dạy tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh hoàn thàmh tốt nhiệm vụ.

Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

GDTX cấp huyện mà Sở GD&ĐT và Sở Nội vụ báo cáo trong quy hoạch, UBND tỉnh có chính sách để thu hút giáo viên. Hiện nay, hàng năm số lượng giáo sinh các trường ĐHSP, ĐHSP kỹ thuật và sinh viên tốt nghiệp đại học ở một số chuyên ngành có khả năng đáp ứng yêu cầu giảng dạy của ngành học GDTX trong cả nước ra trường khá đông, số lượng giáo sinh, sinh viên này tham gia dự tuyển công chức khá đông. Do vậy, UBND tỉnh cần có chính sách thu hút và tuyển chọn đối tượng này bổ sung vào số lượng giáo viên tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh còn thiếu, nhất là giáo viên Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh vật học và giáo viên kỹ thuật… Thực hiện trẻ hoá ĐNGV tại các Trung tâm GDTX cấp huyện nhằm giải quyết vấn đề thay thế giáo viên không đủ năng lực giảng dạy theo yêu cầu đổi mới, giáo viên chuẩn bị nghỉ hưu và giáo viên thuyên chuyển công tác. Một vấn đề đặt ra cho việc quy hoạch số lượng nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV tại các Trung tâm GDTX cấp huyện là chuẩn hoá ĐNGV tại các Trung tâm GDTX. Khi thực hiện chương trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, một bộ phận giáo viên giảng dạy tại các Trung tâm GDTX cấp huyện chưa cập chuẩn không đáp ứng được yêu cầu về trình độ nên cần được đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá hoặc có sử dụng hợp lý trong quy hoạch. UBND Tỉnh đưa ra những chủ trương, chính sách giải quyết vấn đề thừa, thiếu giáo viên của tỉnh cần phải kèm theo chế độ đãi ngộ thích hợp đối với giáo viên.

3.2.1.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp

- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá điều chỉnh quy hoạch. Kiểm tra việc thực hiện chủ trương quy hoạch số lượng ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện. Theo đó các trung tâm GDTX cấp huyện cần rà soát lại kết quả thực hiện để xin chủ trương của Sở Giáo dục

và Đào tạo khi gặp trở ngại, khó khăn.

- Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án phối hợp cùng Sở Nội Vụ tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết bất hợp lý về chất lượng ĐNGV Trung tâm GDTX cấp huyện, đó là sự chênh lệch về chất lượng giáo viên giữa các trung tâm GDTX với nhau. Đây là một hiện tượng tất yếu bởi trình độ, năng lực và phẩm chất của giáo viên sẽ không ngừng được nâng cao nhờ hoạt động thực tiễn.

3.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

- Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh chuẩn về nghề nghiệp.

- Chủ động trong việc xây dựng, phát triển ĐNGV các trung tâm GDTX cấp huyện đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng kịp thời yêu cầu về ĐNGV GDTX trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

- Giúp giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.2.2. Nội dung giải pháp

- Xác định các căn cứ để xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện Tỉnh Hà Tĩnh: Luật giáo dục 2005 (sửa đổi) đã xác định nhiêm vụ, quyền hạn của nhà giáo; Quyết định 01/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 02/1/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy

chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX; Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước; Chỉ thị số 40 - CT/TW ngày 15/4/2004 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 chủ Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX ban hành theo Quyết định 01/2007/ QĐ-BGD&ĐT ngày 02/1/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã quy định rõ tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền lợi của giáo viên trong Trung tâm GDTX cấp huyện; đặc thù của ngành học GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân; tham khảo kinh nghiệm xây dựng chuẩn nghề nghiệp của các nước trên thế giới.

- Định hướng xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là văn bản pháp quy do Bộ GD&ĐT ban hành và được áp dụng trong cả nước. Đây là một vấn đề lớn đã có sự nghiên cứu công phu của tập thể các nhà khoa học và quản lý giáo dục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong khuôn khổ nghiên cứu cá nhân, đề tài chỉ nêu lên những đề xuất định hướng xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên áp dụng cho các Trung tâm GDTX cấp huyện trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT, tham khảo hệ thống chuẩn nghề nghiệp giáo viên của của một số nước trên thế giới và phân tích mô hình nhân cách của người giáo viên Trung tâm GDTX cấp huyện. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung tâm GDTX cấp huyện gồm một hệ thống các tiêu chí cụ thể hoá các yêu cầu mà người giáo viên giảng dạy tại các Trung tâm GDTX cấp huyện phải đạt được. Hệ thống các tiêu chí cụ thể hoá các yêu cầu mà người giáo viên giảng dạy

tại các Trung tâm GDTX cấp huyện phải đạt được về các lĩnh vực như: Nhóm các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Nhóm các yêu cầu về kiến thức.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện giải pháp.

- Căn cứ vào Luật giáo dục, Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX, Nghị định của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Chỉ thị của Ban chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là văn bản pháp quy do Bộ GD&ĐT ban hành, tham khảo kinh nghiệm xây dựng chuẩn nghề nghiệp của các nước trên thế giới để xây dựng chuẩn tuyển dụng giáo viên cho các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh.

- Xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung tâm GDTX cấp huyện gồm một hệ thống các tiêu chí để cụ thể hoá các yêu cầu mà người giáo viên giảng dạy tại các Trung tâm GDTX cấp huyện phải đạt được. Hệ thống các tiêu chí cụ thể hoá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống phù hợp với các trung tâm GDTX.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w