KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh (Trang 114 - 118)

i. Đào tạo bồi dưỡng thông qua các khoá học

3.4.KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Các giải pháp phát triển ĐNGV Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh được xây dựng nhằm tác động vào tất cả các chủ thể của các khâu của quá trình quản lý từ khâu quy hoạch, kế hoạch hoá, xây dựng chế độ chính sách, cơ cấu bộ máy quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá; tác động vào tất cả

các thành tố của quá trình phát triển ĐNGV Trung tâm GDTX cấp huyện về số lượng, chất lượng, đào tạo - bồi dưỡng, sử dụng, các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển ĐNGV. Từ đó tạo nên tác động tổng hợp và đồng bộ đến công tác phát triển ĐNGV. Các giải pháp đó bao gồm: xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh và quy hoạch ĐNGV giảng dạy tại các Trung tâm GDTX cấp huyện; xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển ĐNGV theo tinh thần tổ chức biết học hỏi.

Các giải pháp này được thực hiện dưới sự định hướng của các nguyên tắc nhất định đó là: Phải nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng ĐNGV đủ về số lượng và chất lượng; phát huy vai trò chủ động, tích cực của giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho họ; tác động vào các khâu của quá trình quản lý; phát huy được tiềm năng của mỗi cá nhân, có tính cụ thể, thiết thực.

Kết quả thăm dò ý kiến chuyên gia đã chứng tỏ rằng các giải pháp mà đề tài đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Các Trung tâm GDTX cấp huyện muốn phát triển tốt, nhất thiết phải phát triển ĐNGV tại các trung tâm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có chuyên môn nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp. Phát triển ĐNGV nói chung, ĐNGV Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh nói riêng là một hoạt động có tính khoa học, bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài của chính hoạt động đó như: đặc điểm của lĩnh vực GDTX và yêu cầu dạy học; ứng dụng khoa học - công nghệ vào trong quá trình dạy học và chuyển giao công nghệ; nguồn lực đầu tư; sự tác động từ các yếu tố cơ chế quản lý của ngành và địa phương cũng như sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành liên quan; sự nỗ lực chủ quan của ĐNGV tại các trung tâm… Phát triển ĐNGV tại các Trung tâm GDTX cấp huyện là một hoạt động phức hợp mang tính khoa học, hệ thống và là yêu cầu cấp thiết đối với các Trung tâm GDTX cấp huyện và các cơ quan quản lý giáo dục.

Trước yêu cầu “đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy học” hiện nay, ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều bất cập. Công tác quy hoạch ĐNGV các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh hầu như chưa được thực hiện. Xếp loại giáo viên chậm đổi mới, bất cập về nội dung và phương thức đánh giá. Chưa xây dựng được chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung tâm GDTX cấp huyện, do đó chưa có cơ sở để đánh giá giáo viên, tổ chức cho giáo viên đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá và nâng chuẩn đào tạo. Hiệu quả các hình thức đào tạo, bồi dưỡng còn thấp, hình thức tổ chức chưa phù hợp với điều kiện thực tế công tác và nhu cầu của giáo viên các Trung tâm GDTX cấp huyện, phương tiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng còn thiếu

thốn; cách đánh giá kết quả bồi dưỡng chưa có tác dụng bắt buộc và kích thích ĐNGV tham gia một cách tích cực, nghiêm túc, phản ánh đúng kết quả học tập của họ. Hình thức hoạt động của tổ chuyên môn còn nghèo nàn, thiếu sáng tạo, nặng về thi đua và đánh giá chưa có tác dụng bồi dưỡng cho giáo viên. Các hoạt động góp phần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên ít được tổ chức. Các hoạt động tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học ít được quan tâm. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa thực sự phát huy tác dụng mạnh mẽ. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong công tác phát triển ĐNGV là thiếu quan tâm đầu tư, thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống, thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, đội ngũ CBQL thiếu và yếu, chưa được đào tạo, nhận thức về công tác phát triển ĐNGV chưa tốt, thiếu chế độ chính sách đối với hoạt động này.

Lĩnh vực GDTX ngày càng khẳng định tầm quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân; thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội học tập, học suốt đời nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Sự chuẩn bị ĐNGV giảng dạy tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều bất cập về cơ cấu, số lượng và chất lượng. Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn đó? Qua nghiên cứu, tác giả thấy rằng phải có cách đi phù hợp với đặc thù của tỉnh Hà Tĩnh trong phát triển ĐNGV giảng dạy tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh. Với câu hỏi trên đã được giải quyết khá thoả đáng, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay chúng tôi đề xuất 4 giải pháp cụ thể để phát triển ĐNGV giảng dạy tại các Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh bao gồm: xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV cho các Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh; Xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo

viên các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh; Tuyển dụng, phát triển ĐNGV các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh; Xây dựng môi trường thuận lợi để phát triển ĐNGV Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Tỉnh Hà Tĩnh theo tinh thần tổ chức biết học hỏi. Các giải pháp phát triển ĐNGV Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh được thiết kế nhằm tác động vào tất cả các chủ thể và các khâu của quá trình quản lý, từ khâu quy hoạch đến kế hoạch hoá, xây dựng các chế độ chính sách, cơ cấu bộ máy quản lý, chỉ đạo đến kiểm tra, đánh giá; tác động vào tất cả các thành tố của quá trình phát triển ĐNGV Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh về số lượng và chất lượng, đào tạo - bồi dưỡng - sử dụng; các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển ĐNGV tại các trung tâm GDTX cấp huyện. Từ đó tạo nên tác động tổng hợp và đồng bộ đến công tác phát triển ĐNGV Trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh.

Các giải pháp này được thực hiện dưới sự định hướng của các quan điểm nhất và chất lượng; phát huy vai trò chủ động, tích cực của giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho họ, tác động vào các khâu của quá trình quản lý; phát huy được tiềm năng của mỗi cá nhân, có tính cụ thể và thiết thực.

Kết quả thăm dò ý kiến chuyên gia và thử nghiệm đã chứng tỏ rằng các giải pháp mà đề tài đề xuất có tính cấp thiết và khả thi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh (Trang 114 - 118)