Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân giữa nh tmcp ngoại thương và nh tmcp á châu chi nhánh huế giai đoạn 2010-2012 (Trang 32 - 35)

2.3.2.1 Nợ quá hạn CV KHCN

Qua bảng biểu của phụ lục 13 và quá trình tìm hiểu cũng như phân tích nhận thấy được:

Nợ quá hạn có ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro thanh khoản, hệ số an toàn sử dụng vốn và xếp hạng tín dụng của ngân hàng. Cho nên, đánh giá nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu phản ánh chính xác độ an toàn của các chi nhánh ngân hàng.

Qua 3 năm 2010-1012, có thể thấy dư nợ CV KHCN ở ngân hàng VCB-Huế tăng do nhu cầu tín dụng của người dân ngày càng tăng. Trong khi đó, tỷ lệ nợ quá hạn giảm qua các năm, cụ thể năm 2011 giảm 1,45% so với năm 2010 và năm 2012 giảm 0,38% so với năm 2011. Đây là một xu hướng tốt của chi nhánh. Đặc biệt, dù trong điều kiện kinh tế biến động nhưng VCB vẫn duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn thấp (dưới 3%). Do chi nhánh chủ động trong việc kiểm soát nợ quá hạn. Công tác thẩm định, kiểm tra và thu hồi vốn vay nhóm KHCN ở ngân hàng đạt hiệu quả. Xét chỉ tiêu tỷ trọng nợ quá hạn KHCN, trong khi dư nợ CV KHCN so với tổng dư nợ chỉ dao động ở mức một con số (từ 5-8%) thì tỷ lệ ở VCB này vẫn chiếm khá cao, xấp xỉ 37-45% giai đoạn 2010-2012. Năm 2011 chỉ tiêu trên tăng lên 2,6% so với năm 2010, tuy nhiên có xu hướng giảm xuống 7,68% trong năm 2012.

Đối với ACB-Huế, dư nợ CV KHCN có sự biến động tăng- giảm trong giai đoạn 2010-2012. Theo đó, tỷ lệ nợ quá hạn KHCN của ACB có xu hướng ngược lại. Tỷ lệ này năm 2011 giảm 0,03% so với năm 2010 và tăng hơn gấp 5 lần trong năm 2012. Giải thích cho điều này, vào năm 2011 ACB mở rộng quy mô CV KHCN theo hướng phát triển của ngân hàng nên việc kiểm soát các khoản nợ trở nên khó khăn hơn. Tỷ lệ này tăng trở lại vào năm 2012 khiến cho chi nhánh phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn ngày càng tăng. Nhưng theo đánh giá thì ACB vẫn là một trong những ngân hàng có mức tỷ lệ nợ quá hạn thấp trong thời kỳ này (dưới 2%). Đây là một dấu hiệu tốt mà ngân hàng nên duy trì trong thời gian tới. Chỉ tiêu tỷ trọng nợ quá hạn KHCN năm 2011 tăng 13,27% so với năm 2010 nhưng giảm 2,71 % trong năm 2012. Điều này là phù hợp với xu hướng của dư nợ CV KHCN. Tuy nhiên tỷ trọng này của chi nhánh vẫn khá cao (trên 65%). Nguyên nhân là do ACB là NH chú trọng phát triển CV KHCN, dư nợ CV KHCN cao, đồng nghĩa với việc nợ quá hạn của nhóm này trong ngân hàng cũng sẽ lớn hơn so với các ngân hàng khác.

Xét chung tình hình nợ quá hạn cho cả hai NH, có thể dễ dàng nhận thấy rằng ACB-Huế và VCB-Huế đều kiểm soát khá tốt chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn KHCN và duy

trì nó ở mức thấp. Để có được kết quả đáng khích lệ này là do các chi nhánh đã tập trung cố gắng trong công tác thu hồi nợ, đốc thúc việc trả nợ, chú ý đến khâu thẩm định vốn vay và chủ trương kiểm soát quá trình sử dụng vốn KHCN. Trên cơ sở số liệu có thể nhận định rằng mặc dù VCB có xu hướng tỷ lệ nợ quá hạn tốt (giảm qua các năm) trong khi ACB có sự biến động. Tuy nhiên, ACB vẫn là chi nhánh có được tỷ lệ nợ quá hạn tốt hơn. Trong xu thế hội nhập kinh tế về ngân hàng thì việc giảm thiểu và kiểm soát nợ quá hạn là vấn đề then chốt trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó, cả hai chi nhánh cần phấn đấu để kiểm soát và hạ tỷ lệ nợ quá hạn xuống thấp hơn nữa.

2.3.2.2 Nợ xấu CV KHCN

Từ số liệu, biểu đồ ở phụ lục 14 và quá trình phân tích rút ra những điểm sau: Trước những khó khăn của nền kinh tế thì vấn đề nợ xấu đang là mối đe dọa lớn của ngành ngân hàng nói chung và của ACB, VCB chi nhánh Huế nói riêng. Cùng với chỉ tiêu nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cũng phản ánh rõ mức độ rủi ro và hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng.

Năm 2010, VCB chi nhánh Huế có tỷ lệ nợ xấu KHCN 0,27% nằm trong số ít các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm và đạt ở mức thấp. Tuy nhiên trong năm 2011 và 2012 tỷ lệ này tăng thêm lần lượt là 0,93% và 0,66%. Điều này là do trong năm 2011 và 2012 nền kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn. Khủng hoảng, lạm phát và cùng với đó là việc chạy đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Vì thế, việc quản lý các khoản vay KHCN của VCB có phần khó khăn hơn. Tuy nhiên, thống kê cho thấy tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng VCB năm 2011 là 2.83% (theo báo cáo tài chính của VCB), trong khi nợ xấu KHCN của chi nhánh duy trì ở mức khá thấp (dưới 2%). Điều này chứng tỏ ngân hàng có chính sách quản lý nợ xấu KHCN khá tốt.

Giai đoạn 2010-2012, tỷ lệ nợ xấu KHCN của ACB chi nhánh Huế ít có sự dao động. Cụ thể, tỷ lệ này tăng thêm 0,05% năm 2011 so với 2010 và tiếp tục duy trì ở mức 0,21% vào năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh ACB mức thấp chứng tỏ chi nhánh chủ dộng kiểm soát nợ xấu để đảm bảo tính thanh khoản của mình. Điều này,

cho thấy rõ sự thận trọng trong chính sách CV KHCN cùng với nỗ lực trong công tác thu hồi và xử lý nợ xấu của ACB trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế.

Theo biểu đồ, tỷ lệ nợ xấu của VCB-Huế cao hơn hẳn so với tỷ lệ nợ xấu của ACB- Huế. Tuy nhiên, cần lưu ý sự khác biệt giữa cách phân loại nợ của hai ngân hàng. Trong khi VCB phân loại theo điều 7 thì ngân hàng ACB phân loại theo điều 6 của Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 (theo báo cáo đánh giá một số tổ chức tín dụng của công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán VCB 2012). Dó đó nợ xấu của VCB- Huế có thể cao hơn ACB- Huế. Ngân hàng VCB, tỷ lệ nợ xấu KHCN tăng mạnh cụ thể năm 2011 tăng hơn gấp 6 lần năm 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng gần 1,5 lần so với năm 2011. Như vậy, VCB-Huế cần có những biện pháp để hạ thấp tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu so sánh hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân giữa nh tmcp ngoại thương và nh tmcp á châu chi nhánh huế giai đoạn 2010-2012 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w