2.2.3.1. So sánh DSCV KHCN theo TSĐB
Dựa vào bảng số liệu ở phụ lục 9 có thể thấy rằng DSCV có TSĐB chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với DSCV không có TSĐB ở cả 2 NH, nếu ở VCB - Huế là khoảng 87% thì ở ACB - Huế nằm vào khoảng 79%. Xu hướng chung của cả 2 NH đó là giảm tỷ trọng CV không có TSĐB và tăng tỷ trọng CV có TSĐB. DSCV có TSĐB của VCB - Huế tăng dần trong giai đoạn 2010-2012 cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối, từ 170.531 trđ năm 2010 lên 317.226 trđ năm 2012 trong đó đặc biệt tăng khá mạnh trong năm 2012. Đối với ACB - Huế, DSCV có TSĐB và không có TSĐB tăng mạnh trong năm 2011 với tốc độ tăng trưởng trên 80% tuy nhiên đến năm 2012 lại giảm xuống và tốc độ giảm trung bình khoảng 20%.
2.2.3.2. So sánh DSTN KHCN theo TSĐB
Qua bảng số liệu ở phụ lục 10, thấy rằng xu hướng cơ cấu DSTN của VCB - Huế trong giai đoạn 2010-2012 là tăng dần tỷ trọng DSTN CV không có TSĐB, từ 12,71% năm 2010 lên 15,18% năm 2012 với tốc độ tăng trên 30%/năm. DSTN CV có TSĐB tuy giảm về tỷ trọng nhưng về giá trị tuyệt đối vẫn tăng khá ổn định, từ 164.473 trđ năm 2010 lên 204.465 trđ năm 2012.
Đối với ACB - Huế, cơ cấu DSTN biến động không đều trong giai đoạn 2010- 2012, cụ thể là DSTN CV không có TSĐB tăng đột biến trong năm 2011 và tăng 2,71% về mặt tỷ trọng, DSTN CV có TSĐB cũng tăng tương đối mạnh. Nhưng sau đó cả 2 chỉ tiêu này lại giảm về mặt giá trị và tỷ trọng CV không có TSĐB giảm 2,85% xuống còn 2,78% vào năm 2012.
2.2.3.3. So sánh DNCV KHCN theo TSĐB
Từ bảng số liệu ở phụ lục 11 có thể nhận ra xu hướng biến động của DNCV ở VCB - Huế và ACB - Huế khá giống với sự biến động về DSCV, nhìn chung DNCV
có TSBĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu DNCV cả 2 NH và ở VCB - Huế thì tỷ trọng này có giá trị lớn hơn.
Trong giai đoạn 2010-2012, DNCV không có TSBĐ VCB - Huế về mặt giá trị vẫn tăng nhưng giảm dần về mặt tỷ trọng, từ 10,90% năm 2010 xuống còn 9,32% năm 2012. Nếu như tỷ trọng DNCV không có TSBĐ ở VCB-Huế chỉ tầm 9 – 10% thì ở ACB - Huế con số này là 16 – 17%, tăng nhẹ trong năm 2011 tuy nhiên sau đó giảm xuống còn 16,06% vào năm 2012.
2.2.3.4. Nhận xét hoạt động CV KHCN theo hình thức đảm bảo:
Dễ nhận thấy rằng, ở cả 2 NH giá trị DSCV, DSTN, DNCV có TSĐB đều chiếm tỷ lệ rất lớn, xấp xỉ 80%. Đây là một điều dễ hiểu bởi vì CV không có TSĐB là một hoạt động chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Do đó các NH luôn muốn có TSĐB để làm đệm đỡ an toàn, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của KH và giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ.
DSCV và DNCV có TSĐB của VCB - Huế giai đoạn 2010-2012 tăng dần qua các năm và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2012. Lý giải cho điều này là do VCB đã liên tiếp hạ nhanh lãi suất, đưa ra hàng loạt chương trình khuyến khích vay tiêu dùng có TSĐB như CV mua nhà, mua xe hơi nên CV tiêu dùng tăng trưởng mạnh, chiếm tỷ lệ lớn trong giá trị tăng trưởng năm 2012. Đối với ACB - Huế, DSCV và DNCV có TSĐB năm 2011 và 2012 tăng khá mạnh so với 2010, có được điều này là nhờ NH thiết kế đa dạng hóa các sản phẩm, nhất là sản phẩm CV SXKD và đầu tư, tiêu biểu đó là bộ sản phẩm dành cho KHCN gồm “Hỗ trợ an cư trọn gói” (sản phẩm lõi là vay mua BĐS thế chấp bằng BĐS) và “Hỗ trợ kinh doanh trọn gói” (sản phẩm lõi là vay vốn bổ sung vốn lưu động). Bên cạnh đó ACB-Huế còn tích cực giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Mặc dù đã có những chính sách tốt tuy nhiên do ảnh hưởng từ việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, để đảm bảo tính thanh khoản, ACB đã đặt hạn mức giải ngân là 500trđ, trên 500trđ phải trình về hội sở ký duyệt, các khoản vay khó giải ngân nên đã ảnh hưởng xấu đến DSCV và DNCV của ACB - Huế năm 2012.
Trong giai đoạn 2010 - 2012, DSCV và DNCV không có TSBĐ tuy vẫn tăng về mặt giá trị nhưng giảm dần về mặt tỷ trọng, VCB - Huế và ACB – Huế CV tín chấp có
phần hạn chế và chọn lọc kỹ KH để giảm thiểu rủi ro. Dù thừa vốn CV tiêu dùng, mua, sửa chữa nhà, nhưng để hạn chế tối đa rủi ro NH đòi hỏi KH phải có tài sản thế chấp. Đây là hướng đi đúng đắn bởi vì trước bối cảnh thị trường khó khăn hiện nay, CV thế chấp rủi ro cũng gia tăng thì không thể đẩy mạnh CV tín chấp đại trà. Dựa trên số liệu ta có thể thấy DSCV và DNCV của ACB - Huế lớn hơn VCB - Huế cả về tuyệt đối lẫn tương đối, điều này trước hết là do ACB - Huế dành nhiều vốn để CV KHCN hơn VCB - Huế, và quan trọng hơn đó là sản phẩm CV tín chấp của VCB - Huế hạn chế hơn nhiều so với ACB - Huế cả về đối tượng khách hàng lẫn hạn mức CV.
Cơ cấu DSTN của VCB - Huế qua các năm 2010 – 2012 tăng dần về tỷ trọng DSTN CV không có TSBĐ và giảm tỷ trọng DSTN CV có TSBĐ. Năm 2011 cơ cấu DSTN của ACB - Huế có thay đổi tuy nhiên nhìn chung thì vẫn khá giống VCB - Huế. Về tổng quan, việc thu hồi nợ CV không có TSĐB tốt hơn, nguyên nhân có thể là vay tín chấp có thời hạn ngắn, đồng thời khi NH CV tín chấp đã có sự chọn lọc KH dựa trên những điều kiện nhất định. So sánh giữa DSCV và DSTN có thể thấy rằng công tác thu hồi nợ của 2 NH khá tốt, điều này được thể hiện ở chỉ tiêu NQH của 2 NH.
2.3. So sánh hiệu quả hoạt động CV KHCN tại NHTM VCB Huế và ACB Huế: 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng hoạt động CV:
DNCV KHCN và tỷ trọng CVKHCN
Từ bảng biểu ở phụ lục 12 và qua phân tích nhận thấy được:
Trong hoạt động kinh doanh của NH, dư nợ là chỉ tiêu hàng đầu mà bất kỳ một NH nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm. Hiện nay các NH Việt Nam đều dùng chỉ tiêu dư nợ để phản ánh quy mô CV.
Năm 2010, dư nợ CV KHCN của VCB - Huế đạt 100.407 trđ, chiếm 5,86% trên tổng dư nợ. Năm 2011 tăng lên 126.670 trđ, tỷ lệ tăng trưởng CV đạt 126,16%. bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành NH. Đặc biệt năm 2012 DNCV KHCN tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng đạt 194,55%, tỷ trọng CV KHCN tăng 1,27% so với năm trước. Điều này cho thấy NH đã ngày càng mở rộng quy mô CV cá nhân. Sự gia tăng của tỷ trọng CV KHCN này phù hợp với định hướng phát triển CV cá nhân đã được đặt ra trong chiến lược phát triển NH bán lẻ. Nhìn chung dư nợ CV cá
nhân tăng trưởng qua các năm tuy nhiên tỷ trọng dư nợ CV cá nhân so với tổng dư nợ vẫn chỉ dao động ở mức một con số. Mảng CV cá nhân tuy đã được những nhà lãnh đạo VCB quan tâm từ vài năm trước nhưng do những điều kiện và vị thế đặc thù của mình mà hiện VCB chưa thể có tên trong danh sách các NH có thị phần CV cá nhân lớn nhất. Điều này cho thấy mảng kinh doanh này hiện vẫn chưa phát triển tương xứng với tầm vóc của VCB – Huế.
Dư nợ CV KHCN của ACB – Huế năm 2010 đạt 194.227 trđ, chiếm 67,39% trong tổng dư nợ CV. Trong năm 2011, các chỉ tiêu về quy mô của ACB – Huế có bước tiến bền vững. Với chính sách tăng tốc CV ngay từ đầu năm, dư nợ CV KHCN 2011/2010 có tỷ lệ tăng trưởng 111,86% và chiếm 55,36% tổng dư nợ. Mặc dù dư nợ CV KHCN tăng về mặt tuyệt đối tuy nhiên về tương đối lại giảm, sự biến động này cùng xu hướng với toàn hệ thống ACB: giảm tỷ trọng CV cá nhân và tăng tỷ trọng CV ở khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2012 dư nợ CV KHCN giảm xuống còn 209.438 trđ, tỷ lệ tăng trưởng CV là 96,4% tuy nhiên do tổng dư nợ CV giảm với tốc độ nhanh hơn nên tỷ trọng CV KHCN tăng lên thành 56,83%. Điều này cho thấy năm 2012 uy tín của NH đã bị giảm sút. Trong năm 2012, hầu như các chỉ tiêu của ACB chi nhánh Huế nói riêng và toàn hệ thống nói chung đều chịu ảnh hưởng xấu từ hàng loạt những sự kiện liên quan đến lãnh đạo cấp cao, làm giảm uy tín của NH.
VCB – Huế tuy có tổng dư nợ CV lớn hơn nhiều so với ACB – Huế tuy nhiên dư nợ CV cá nhân thì lại thấp hơn và tỷ trọng dư nợ CV cá nhân so với tổng dư nợ thì còn quá khiêm tốn so với ACB – Huế. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do VCB mạnh về lĩnh vực bán buôn còn ACB là một trong những NH bán lẻ tốt nhất hiện nay. Sự tăng trưởng dư nợ CV cá nhân phần nào thể hiện sự nỗ lực trong chính sách phát triển bán lẻ của VCB – Huế nhưng vẫn chưa tạo được cú phát triển vượt bậc do cái bóng CV bán buôn vẫn còn quá lớn.