2.2.2.1. DSCV theo mục đích sử dụng vốn vay
Qua bảng số liệu ở phụ lục 6 có thể thấy rằng, năm 2010 và năm 2011 cơ cấu DSCV từng loại của VCB Huế biến động không mạnh: CV SXKD chiếm tỷ trọng cao nhất trên 50%, tiếp đến là CV tiêu dùng, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là DSCV đầu tư chỉ chiếm từ 4%-7%. Năm 2012/2011, CV đầu tư giảm đáng kể giảm 1.736 trđ tương ứng giảm 16,67 %, trong khi đó DSCV tiêu dùng tăng đột biến 49,22% làm tỷ trọng của nó tăng lên gần bằng với tỷ trọng của CV SXKD. Đối với ACB Huế, cơ cấu DSCV khác so với VCB Huế, cụ thể: DSCV SXKD và đầu tư chiếm tỷ trọng cao và xấp xỉ nhau, chiểm khoảng 40-50%. Còn CV tiêu dùng tuy chiếm tỷ trọng thấp nhất khoảng 10- 15% nhưng vẫn cao hơn so với VCB Huế. DSCV đầu tư có sự thay đổi nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tỷ trọng trong khi đó DSCV SXKD và tiêu dùng biến động khá mạnh.
2.2.2.2. DSTN theo mục đích sử dụng vốn vay
Qua bảng số liệu ở phụ lục 7, nhận thấy tỷ trọng thu nợ CV SXKD của VCB đứng thứ hai còn tỷ trọng của nó tại ACB lại cao nhất. Tỷ trọng DSTN của CV SXKD cả hai NH đều giảm qua các năm. NH ACB lại giảm dần với mức sụt giảm từ 3% đến 7% trong khi đó NH VCB lại giảm mạnh, nổi bật năm 2012 đã giảm đi gần 30% so với năm 2011. Đối với CV tiêu dùng, ACB Huế có tỷ trọng thu nợ thấp nhất nhưng với VCB lại chiếm tỷ trọng thứ hai. Tỷ trọng DSTN CV tiêu dùng của VCB tăng lên nhanh chóng và liên tục nhưng biến động DSCV của ACB lại lên xuống thất thường. Về CV đầu tư, cả quy mô và tỷ trọng thu nợ của nó tại NH ACB lớn hơn nhiều lần so với VCB. Ở ACB, chiếm trên dưới 40% trong khi đó tại VCB chỉ 0.5% đến 4% . Xu thế biến động của tỷ trọng DSTN CV tiêu dùng khác nhau hoàn toàn, tại VCB giảm qua ba năm. Ngược lại, tỷ trọng thu nợ CV đầu tư của ACB lại tăng dần từ 2010 đến 2012.
2.2.2.3. DNCV theo mục đích sử dụng vốn vay
Nhìn vào bảng số liệu ở phụ lục 8 có thể thấy rằng tỷ trọng DNCV theo mục dích sử dụng vốn giữa 2 ngân hàng có sự khác nhau rõ rệt. Ở VCB Huế, DNCV tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 50%, tiếp đến là CV SXKD và thấp nhất là CV đầu tư tuy nhiên đáng chú ý ở năm 2012 tỷ trọng dư nợ của CV SXKD là 54,87% cao hơn so với CV tiêu dùng. Trong khi đó ACB Huế, tỷ trọng dư nợ SXKD và đầu tư ở mức xấp xỉ nhau khoảng 50%, còn lại là DNCV tiêu dùng. Nhìn chung DNCV tiêu dùng của cả hai ngân hàng đều tăng lên trong 3 năm tuy nhiên mức tăng trưởng DNCV tiêu dùng của ACB Huế năm 2012 lại thấp hơn so với năm 2011. Dự nợ CV SXKD của VCB Huế tăng trong khi đó ACB Huế lại giảm. DNCV đầu tư của VCB Huế có biến động tuy nhiên do chiếm tỷ trọng nhỏ nên ảnh hưởng không đáng kể, đối với ACB Huế DNCV đầu tư có xu hướng tăng làm tăng tỷ trọng của nhóm này trong cơ cấu.
2.2.2.4. Nhận xét hoạt động CV KHCN theo mục đích sử dụng vốn vay
Xét về phân khúc CV tiêu dùng, dễ nhận thấy tỷ trọng của nó ở cả 2 NH đều cao nhất bởi giá trị các khoản vay SXKD luôn lớn, thành phần tiểu thương ở Huế cũng tương đối nhiều. Xu hướng biến động tỷ trọng DSCV, DSTN của thành phần này cũng gần giống nhau giữa VCB Huế và ACB- giảm qua ba năm. Vậy đâu là nguyên nhân? Nguyên nhân chủ yếu chính là ở giai đoạn này, kinh tế khó khăn, SXKD đang trì trệ- nhu cầu vay vốn cũng ít đi, khả năng chi trả của KH cũng giảm sút. Các phương án kinh doanh, trả nợ đáp ứng tiêu chuẩn thẩm định của NH về khả năng chi trả, tính khả thi có mức gia tăng không cao như những năm trước. Có một đều đáng chú ý là sự biến động DNCV SXKD hai NH lại ngược nhau. DNCV ở VCB gia tăng nhưng ở ACB thì ngược lại. Phân tích nguyên nhân cho thấy như sau. Với lợi thế là NHCPTM nhà nước, VCB chịu ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế ở một mức thấp hơn các NH thương mại khác. Tiếp đến, VCB đang trong tiến trình phát triển tín dụng KHCN, họ gia tăng các khoản vay liên tục, các khoản vay mới này chưa đến kỳ hạn trả nên dư nợ mới gia tăng. Về phía ACB, nhận thấy SXKD khó khăn họ giảm tỷ trọng của phân khúc CV này. Bên cạnh đó, các khoản vay này của ACB Huế đã và đang đi vào hoạt động SXKD trước khủng hoảng nên khả năng chi trả của họ vẫn còn.
Lý giải cho việc tỷ trọng CV tiêu dùng VCB đứng thứ hai còn ở ACB lại có tỷ trọng thấp nhất và tỷ trọng CV đầu tư VCB rất thấp trong khi của ACB tương đối cao (>39%) có các nguyên nhân sau. Thứ nhất, đầu năm 2011, VCB đã và đang hoàn thành chương trình tăng vốn điều lệ, nâng tổng vốn điều lệ thành 13.223.714.520.000đ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và mở rộng mảng CV của toàn hệ thống và VCB chi nhánh Huế cũng không ngoại lệ. Để thực hiện điều này, VCB Huế đã tiến hành thành lập phòng KHCN để khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng. Tại đây đồng thời có sự tập trung vào phân khúc dễ khai thác nhất trong CV KHCN ở Huế- CV tiêu dùng. Thứ hai, tình hình kinh tế lúc này đang khó khăn, CV đầu tư là khoản CV dễ gặp rủi ro nhất mà VCB kinh nghiệm còn chưa nhiều nên mức CV rất ít. Thứ ba, với thâm niên của một NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ACB chấp nhận một mức rủi ro tương đối nên có tỷ trọng CV đầu tư khá cao. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao ở VCB Huế tỷ trọng DSCV, DSTN, DNCV tiêu dùng lại tăng mạnh qua ba năm trong khi đó tỷ trọng những chỉ số này của CV đầu tư lại giảm. Về phía CV tiêu dùng của ACB năm 2011 giảm so với 2010 nhưng đến 2012 lại tăng so với năm trước. Nguyên nhân chính là do năm 2012, vụ việc ông Nguyễn Đức Kiên cùng một số cán bộ cấp cao của ACB bị bắt vì tham ô, chiếm dụng vốn gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh khoản và ACB chi nhánh Huế không ngoại lệ. Do đó ACB Huế thận trọng hơn với các khoản CV, đặc biệt các khoản CV lớn vì số lượng tiền để giải ngân bị hạn chế sau vụ việc trên nên. Do đó, các khoản vay nhỏ lẻ, có tính an toàn như CV tiêu dùng được ưu tiên hơn trước. Đây cũng là nguyên nhân làm cho tỷ trọng DSCV SXKD và CV đầu tư sụt giảm.
Một điểm đặc biệt đáng chú ý là trong khi các kênh đầu tư như chứng khoán, BĐS... đang chững lại đặc biệt là thị trường BĐS bị đóng băng và thị trường chứng khoán sụt giảm mà tỷ trọng DSCV, DNCV, DSTN của ACB lại tăng lên qua ba năm. Qua tìm hiểu cho thấy, ACB có gói CV đầu tư vàng với phương châm “chi phí thấp- lợi nhuận cao”. Mà trong ba năm từ 2010 đến 2012 giá vàng liên tục gia tăng, năm 2011 tăng gần 18%, năm 2012 tăng 7% so với năm trước làm cho kênh đầu tư này trở nên hấp dẫn. Bên cạnh đó, đầu tư BĐS của KHCN ở Huế chủ yếu là mua bán nhà ở, đất đai riêng lẻ. Tính thanh khoản của các loại BĐS này vẫn tương đối cao do nhu cầu
nhà ở vẫn gia tăng. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng năm 2012 chính phủ đã ban hành Thông tư số 11/2011/TT-NHNN chấm dứt việc huy động và CV vốn bằng vàng nên năm 2012 tỷ trọng DSCV của ACB chi nhánh Huế đã chững lại.