Thứ nhất, Cần tăng cường sự tham gia của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân địa phương vào công tác giám sát, kiểm tra hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính của các chủ thể quản lý. Hiện nay, các cơ quan dân cử chủ yếu giám sát về tính hợp pháp của các quyết định hành chính mà chưa chú trọng nhiều về tính hợp lý. Do đó, các cơ quan dân cử cần chú trọng hơn việc giám sát tính hợp lý của quyết định.
Ngoài ra, tăng cường hơn nữa vai trò của phản biện xã hội.Một chủ trương đúng đắn, một quyết định hợp pháp, hợp lý nhưng chưa được sự ủng hộ của nhân dân thì phải xem lại ngay chủ trương, quyết định đó.Có thể nó đúng nhưng dân chưa hiểu thì phải có thời gian giải thích, làm rõ; còn nếu dân đúng, cơ quan nhà nước phải xem lại chủ trương của mình.Không phải cứ tập thể quyết định, thống nhất rồi, tính pháp luật, pháp lý đúng rồi là không có gì sai.Dân chưa đồng thuận thì chưa thể làm được. Khi các thiết chế dân chủ tăng lên, thiết nghĩ những quy định này cần được đề cao và quan trọng là phải được thực thi một cách nghiêm chỉnh trong cuộc sống.
Thứ hai, soạn thảo, ban hành quyết định hành chính là một hoạt động đặc thù. Những người tham gia công tác này đòi hỏi phải có trình độ chuyên
môn và pháp lý vững vàng, kinh nghiệm tốt trong quản lý và phải nắm vững kỹ năng soạn thảo văn bản. Bởi vì, quyết định hành chính có những yêu cầu rất cụ thể, rõ ràng về tính hợp pháp và trong nhiều trường hợp là cả tính hợp lý. Hiện nay, trình độ chuyên môn, trình độ tham mưu của các cơ quan soạn thảo còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do vậy, tình trạng ban hành các quyết định hành chính không hợp pháp và hợp lý là điều khó tránh khỏi. Do đó, cần phải tiếp tục kiện toàn và nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức thực tiễn lẫn trình độ pháp lý cho đội ngũ cán bộ, công chức, phát huy vai trò của chuyên gia và khả năng tham mưu của đội ngũ này khi tham gia vào việc soạn thảo, ban hành, thi hành quyết định hành chính. Bên cạnh đó, phải có cơ chế huy động trí tuệ tập thể, đánh giá một cách toàn diện những ưu và khuyết điểm của mỗi phương án để từ đó tìm ra phương án khả thi, hợp lý nhất.
Thứ ba, chất lượng cũng như tính hợp lý của quyết định hành chính còn thể hiện ở kỹ thuật pháp lý được sử dụng trong việc thể hiện nó thông qua những biểu hiện như sự rõ ràng, chính xác, chặt chẽ của các thuật ngữ, khái niệm được sử dụng trong văn bản và tính minh bạch của quyết định hành chính. Chính vì vậy, việc chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ là rất quan trọng.Các thuật ngữ được sử dụng trong quyết định hành chính cần phải được chuẩn hóa ngay từ văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất. Ngoài ra, để bảo đảm cho việc sử dụng ngôn ngữ chính xác, dễ đọc, dễ hiểu thì khi còn là dự thảo, quyết định cần phải được lấy ý kiến của các cơ quan, các chuyên gia, nhà khoa học và các đối tượng có liên quan. Bằng cách này, dự thảo quyết định có cơ hội trải qua nhiều lần sàng lọc và qua mỗi lần như vậy, ngôn ngữ sẽ rõ ràng hơn, câu văn khúc chiết và chính xác hơn.
Thứ tư, cấp trung ương cần mạnh dạn phân cấp quản lý cho địa phương, nhằm đề cao tính chủ động sáng tạo của địa phương trong hoạt động chấp hành - điều hành, hạn chế hiện tượng “xé rào” khá phổ biến và tình trạng mâu
thuẫn, chồng chéo của các văn bản. Mỗi cấp quản lý có mục tiêu, nhiệm vụ riêng cũng như có những công cụ, phương tiện cần thiết để thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu, nhiệm vụ đó. Việc phân cấp quản lý phải trên cơ sở trung ương có quyền quyết định những vấn đề then chốt, quan trọng nhất và có ý nghĩa chiến lược trên phạm vi toàn quốc. Địa phương được trung ương trao quyền tích cực, chủ động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình theo nguyên tắc “trung ương chỉ làm những việc mà địa phương không thể làm tốt hơn trung ương”, mà Nghị định 93/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/12/2001 về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho TP. Hồ Chí Minh là một trường hợp phân cấp quản lý rất hay và nên được nhân rộng.
Tóm lại, trải qua một thời gian dài trong cơ chế tập trung, quan liêu,
bao cấp, ảnh hưởng sâu nặng từ nề nếp làm việc cũ, mặc dù công cuộc cải cách tư pháp nước ta đã tiến hành khá sâu rộng nhưng hiệu quả mà nó mang lại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu từ thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, để nâng cao chất lượng của quyết định hành chính, đặc biệt là nâng cao tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính, đòi hỏi một lộ trình lâu dài, tổng quát và bền bỉ. Từ những thay đổi về mặt lập pháp cho đến những thay đổi về mặt ý thức và năng lực của cá nhân người cán bộ quản lý, phải được tiến hành bền bỉ và kiên quyết. Công tác thanh kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính cần được tiến hành một cách thực chất, đi kèm với công tác đánh giá, rút kinh nghiệm, cũng như xử phạt nghiêm minh những sai phạm tồn tại, có như vậy, yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính mới được đảm bảo, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của các quyết định hành chính khi triển khai trên thực tế.
KẾT LUẬN
Tính hợp pháp, hợp lý là hai thuộc tính, hai tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của quyết định hành chính. Mức độ hợp pháp, hợp lý có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực pháp lý và giá trị tác động thực tế của từng quyết định và cả hệ thống pháp luật. Vì vậy, các quy định của pháp luật cũng như hoạt động thực tiễn đều cố gắng tạo ra các quyết định hành chính vừa hợp pháp, vừa hợp lý. Tuy nhiên, trong khi tính hợp pháp là những quy định được quy định hữu hình trong luật thì tính hợp lý lại là những yếu tố đến từ thực tế vốn đa dạng, biến động, khó nắm bắt, vì vậy, làm thế nào để tạo ra quyết định hành chính hợp lý hoặc đánh giá tính hợp lý của một quyết định hành chính cụ thể tương đối khó khăn và khi quyết định đã được ban hành rồi thì đánh giá quyết định đó có hợp lý hay không để có thể xử lý kịp thời, tránh gây hậu quả bất lợi cho quản lý nhà nước là điều không dễ dàng.
Ngoài ra, hoạt động đánh giá tính hợp lý của quyết định hành chính là điều khó tiến hành trên thực tế, vì không thể đưa ra những chuẩn mực nào để đo đếm tính hợp lý của quyết định hành chính. Có những quyết định hành chính được coi là hợp lý với người này nhưng lại là bất hợp lý với người khác và ngược lại. Điều này dẫn đến tình trạng hầu hết các hoạt động bảo đảm chất lượng quyết định sau khi quyết định được ban hành cũng nghiêng về việc phát hiện và xử lý quyết định bất hợp pháp. Trong khi đó, thực tế đã cho thấy việc quyết định hành chính ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống đều xuất phát từ tính hợp lý của quyết định hành chính. Vì vậy, việc bảo đảm tính hợp pháp của quyết định hành chính là cần thiết, nhưng nếu chỉ tập trung chú ý đến tính hợp pháp mà coi nhẹ tính hợp lý thì pháp luật chỉ là những khuôn mẫu cứng nhắc, không có giá trị thực tiễn.
Với sự ra đời của Luật Tố tụng hành chính, sự đổi mới trong Hiến pháp, sự đẩy mạnh quá trình Cải cách Tư pháp quốc gia, sự chú trọng hơn những hoạt
động xây dựng, kiểm tra, xử lý quyết định hành chính đã giúp cho việc xác định chất lượng của quyết định hành chính ngày càng trở thành một vấn đề đáng được quan tâm. Chính sự quan tâm đó và thực tế chất lượng quyết định hành chính được phản ánh qua kết quả các đợt kiểm tra, rà soát cho thấy không thể không tiếp tục hoàn thiện pháp luật làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động thực tiễn trong quá trình xây dựng, kiểm tra, xử lý quyết định, không ngừng nâng cao chất lượng quyết định hành chính để quyết định hành chính thực sự là phương tiện không thể thiếu để nhà nước quản lý xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2001), Từ điển Hán Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 2. Nguyễn Hoàng Anh (2007), “Những căn cứ đánh giá tính hợp pháp của
quyết định hành chính trong xét xử hành chính ở Cộng hòa Pháp và Vương quốc Bỉ”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7).
3. Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ (2005), Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP giữa Bộ Nội vụ - Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 06/5/2005 Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, Hà Nội.
4. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2000), Chuyên đề về năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Hà Nội.
5. Chính phủ (2012), Nghị định số 75/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03 tháng 10 năm 2012 về hướng dẫn Luật khiếu nại, Hà Nội. 6. Chính phủ (2012), Nghị định số 76/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03
tháng 10 năm 2012 về hướng dẫn Luật tố cáo, Hà Nội.
7. Chính phủ (2013), Nghị định số 16/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06/02/2013 về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
8. Học viện Hành Chính Quốc gia (1994), Giáo trình Quản lý hành chính Nhà nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Học viện Tư pháp (2012), Giáo trình Kỹ năng giải quyết các vụ án hành chính, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
10. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (2008), Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
11. Lại Thuần Mỹ, Trần Tử Linh (2010), Tuân Tử - Tinh hoa trí tuệ qua danh ngôn, Nxb Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội.
Quốc gia, Hà Nội.
13. Quốc hội (2004), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Hà Nội.
14. Quốc hội (2008), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội. 15. Quốc hội (2010), Luật Tố tụng hành chính Việt Nam năm 2010, Hà Nội. 16. Quốc hội (2011), Luật khiếu nại 2011, Hà Nội.
17. Quốc hội (2011), Luật tố cáo 2011, Hà Nội.
18. Phạm Hồng Thái (2001), Quyết định Hành chính, Hành vi Hành chính – Đối tượng xét xử của Tòa án, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai.
19. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Luật (1997), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
20. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học: luật Hành chính, luật Tố tụng hành chính, luật Quốc tế, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
22. Viện Ngôn Ngữ học, Trung tâm từ điển học (1996), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
23. Nguyễn Cửu Việt (2005), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Nguyễn Như Ý (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. Trang Web 25. http://afamily.vn/doi-song/diem-lai-nhung-quy-dinh-bi-du-luan-nem-da- trong-nam-2013-20131223024437809.chn 26. http://luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/hanh-chinh/2009/8119/Ve- tinh-hop-phap-hop-ly-trong-quyet-dinh-quan-ly-nha.aspx.
27. http://nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/ve-tinh-hop-phap-hop-ly-tron g-quyet-111inh-quan-ly-nha-nuoc-hien-nay. 28. http://nld.com.vn/20120824120523833p0c1002/van-ban-trai-luat-hanh-dan.htm. 29. http://sotuphap.thaibinh.gov.vn/ct/news/Lists/PhongChongTNXH/View_ Detail.aspx?ItemId=71. 29. http://vietbao.vn/Xa-hoi/Van-ban-luat-van-vo-tu-trai-luat/10923830/157/