- Vốn huy động (VHĐ)/ Tổng nguồn vốn(TNV)
Chỉ tiêu này nói lên tổng vốn huy động chiếm trong tổng nguồn vốn hoạt động, nghĩa là trong 1 đồng vốn sẽ có bao nhiêu đồng vốn huy động được từ bên ngoài. Tỷ số này càng cao thì khả năng huy động của ngân hàng càng lớn.
- Vốn điều chuyển (VĐC)/ Tổng nguồn vốn
Chỉ số này nói lên vốn điều chuyển trong tổng vốn hoạt động. Chỉ số này càng nhỏ thì khả năng chủ động vốn càng lớn.
- Vốn huy động không kỳ hạn (VHĐKKH)/ Tổng vốn huy động VHĐ/TNV = Tổng vốn huy động Tổng nguồn vốn 100% (2.6) VĐC/TNV = Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn 100% (2.7) VHĐKKH/VHĐ = Vốn huy động không kỳ hạn Vốn huy động 100% (2.8) Phân bổ phụ trội giấy tờ
có giá trong kỳ
Phụ trội giấy tờ có giá khi phát hành
TK 433, 436
Nợ Có
Số dư: Số phụ trội giấy tờ có giá chưa phân bổ còn cuối kỳ
Tỷ lệ này cho biết vốn huy động không kỳ hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số vốn huy động. Nếu tỉ lệ này càng lớn thì sự chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra của tổ chức tín dụng ngày càng cao, từ đó làm gia tăng lợi nhuận của tổ chức tín dụng.
- Vốn huy động có kỳ hạn (VHĐCKH)/ Vốn huy động
Tỷ lệ này cho biết tính ổn định của nguồn vốn huy động tại một tổ chức tín dụng. Tỷ số này càng cao thì nguồn vốn huy động càng ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng trong cho vay.
- Dư nợ (DN)/ vốn huy động
Tỷ lệ này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Vì vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động của ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được