Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu kế toán huy động vốn và phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 31)

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu thông qua các báo cáo tổng kết tình hình huy động vốn của Ngân hàng; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011-2013 và 6 tháng năm 2014 của Ngân hàng.

Thu thập từ Internet, báo chí: các thông tin liên quan đến Ngân hàng. Tham khảo báo cáo chuyên đề, luận văn của sinh viên khóa trước.

Tham khảo tài liệu và giáo trình có liên quan tới tình hình huy động vốn và hoạt động của Ngân hàng.

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để khái quát công tác kế toán huy động vốn của ngân hàng.

- Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu số liệu để phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng.

- Sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra nhận xét và đề xuất giải pháp về công tác kế toán huy động vốn của ngân hàng.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1.1 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Tên quốc tế: Vietnam Technological and Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt: Techcombank

Hội sở chính: 191 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngày thành lập: ngày 27 tháng 9 năm 1993 Điện thoại: 84-4 39446368

Fax: 84-4 39446384

Website: www.techcombank.com.vn Logo:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam chính thức thành lập ngày 27 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép hoạt động Ngân hàng số 0040/NH – GP, với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng đã vươn lên trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.

Tính đến ngày 31/12/2013, tổng tài sản của Ngân hàng đã đạt hơn 158.896 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt hơn 8.878 tỷ đồng. Với đội ngũ nhân lực lên đến 7.290 nhân viên cùng sự tham gia điều hành của các chuyên gia nước ngoài, các cán bộ cao cấp giàu kinh nghiệm và một mạng lưới rộng khắp gồm 1 hội sở chính, 2 văn phòng đại diện, 315 điểm giao dịch trên cả nước và 3 công ty con.

Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên áp dụng chuẩn mực quốc tế trong mọi hoạt động cùng với cam kết “Khách hàng là trên hết”. Trong năm 2013, Techcombank đã vinh dự nhận được 13 giải thưởng trong nước và quốc tế. Trong đó có giải thưởng Sao vàng Đất Việt và giải Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam... Với tầm nhìn trở thành ngân hàng dẫn đầu có tiêu chuẩn quốc tế về tính chuyên nghiệp, dựa trên thế mạnh các nguồn lực về vốn, mạng lưới, nhân sự và công nghệ. Ngân hàng đang nổ lực xây dựng một chương trình chuyển đổi chiến lược để trờ thành ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam.

3.1.2 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ nhánh Cần Thơ

Ngày 12 tháng 4 năm 2007, Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ chính thức được thành lập có trụ sở chính đặt tại số 293 đường Trần Văn Khéo, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Trong 6 năm hoạt động, Ngân hàng đã xây dựng được nền mống vững vàng cho hoạt động kinh doanh với một đơn vị cấp chi nhánh và bốn phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn thành phố với tổng tài sản lên đến 1.000 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt 830 tỷ đồng; một mạng lưới khách hàng lên đến 10.000 khách hàng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân. Lợi nhuận cá nhân đều đạt và vượt mức chỉ tiêu được giao.

Ngày 17 tháng 7 năm 2013, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ (gọi tắt là Techcombank Cần Thơ) khai trương trụ sở mới tại địa chỉ 45 – 47A đường 30/4, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ. Đây là một trong những bước đi chính của Ngân hàng nhằm xây dựng Chi nhánh Cần Thơ thành một “Siêu chi nhánh”, đóng vai trò trung tâm phát triển của Ngân hàng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Là một trong số các chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam có dịch vụ giành riêng cho khách hàng ưu tiên. Mỗi khách hàng ưu tiên sẽ được chăm sóc bởi một chuyên viên quan hệ khách hàng cao cấp. Khách hàng sẽ không phải chờ đợi lâu khi đến giao dịch tại ngân hàng vì ở đây đã có khu vực giành riêng cho khách hàng ưu tiên. Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tại nhà sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tối đa.

3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Các hoạt động chính của ngân hàng gồm huy động vốn và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cung cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn dựa trên các tính chất và khả năng cung ứng nguồn vốn của

hàng khác được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép; thực hiện góp vốn, mua cổ phần, đầu tư trái phiếu và kinh doanh ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Ghi chú

DVKH: Dịch vụ khách hàng KHCN: Khách hàng cá nhân KHDN: Khách hàng doanh nghiệp

Nguồn: Văn phòng Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ, 2014

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng 3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

- Giám đốc chi nhánh: quản lý nhân lực trong đơn vị nhằm đảm bảo duy trì nguồn nhân lực đầy đủ và chất lượng. Theo dõi và quản lý mức độ hoàn thành công việc so với ngân sách và chi tiêu. Đánh giá các báo cáo công việc của nhân viên và toàn bộ quy trình. Tổ chức huấn luyện nhân viên, định hướng phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Đảm bảo chất lượng và hiệu quả của hoạt động phục vụ khách hàng tại đơn vị. Phê duyệt và ký các khoản cấp tín dụng trong phạm vi thẩm quyền. Tạo và duy trì quan hệ với khách hàng tiềm năng trên địa bàn, tạo dựng quan hệ với cộng đồng.

- Phòng dịch vụ khách hàng:

+ Về nhân sự gồm có giám đốc dịch vụ khách hàng (DVKH), kiểm soát viên, giao dịch viên, chuyên viên ATM, chuyên viên chuyển khoản VIP, trưởng quỹ, thủ quỹ và văn phòng, chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân.

+ Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện giải ngân, thu nợ tiền vay, thu phí các dịch vụ theo biểu phí. Theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Lưu hồ sơ của khách hàng. Nhận tiếp quỹ dịch vụ đầu vào và kết quỹ cuối ngày.

Giám Đốc Chi Nhánh

- Phòng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp (KHCN và KHDN):

+ Về nhân sự gồm có giám đốc KHCN và KHDN, trưởng nhóm KHCN, trưởng nhóm KHDN, chuyên viên KHCN, chuyên viên KHDN, chuyên viên hỗ trợ pháp lý KHCN, chuyên viên hỗ trợ pháp lý KHDN.

+ Chủ động tìm kiếm khách hàng. Tìm hiểu, thu thập thông tin tổng quát của khách hàng tiềm năng. Thu thập thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, năng lực và uy tín của khách hàng. Thẩm định khách hàng, lập tờ trình đề xuất cấp tín dụng và các vấn đề có liên quan.

- Văn phòng:

+ Thực hiện công tác văn thư theo quy định quản lý. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi – đến theo đúng quy định của pháp luật và của ngân hàng.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

3.4.1.1 Sơ đồ tổ chức

Ghi chú

CK: Chuyển khoản TC: Tài chính

DVKH: Dịch vụ khách hàng

Nguồn: Văn phòng Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ, 2014

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ

Trưởng quỹ Kiểm soát viên Chuyên viên ATM Chuyên viên CK ưu tiên Văn phòng Tư vấn TC cá nhân (CSO) Giám Đốc DVKH (Kế toán trưởng) Thủ quỹ Giao dịch viên

3.4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ

Tổ chức nhân sự gồm có 14 người: 1 kế toán trưởng; 1 trưởng quỹ sẽ quản lý 2 thủ quỹ; 2 kiểm soát viên, mỗi kiểm soát viên quản lý 2 giao dịch viên; 1 chuyên viên ATM; 1 chuyên viên chuyển khoản ưu tiên; 1 chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân và 1 nhân viên văn phòng.

- Giám đốc dịch vụ khách hàng (Kế toán trưởng): là người lãnh đạo của phòng, chịu trách nhiệm trước công ty về tất cả các hoạt động của phòng. Có trách nhiệm quản lý, kiểm soát mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán. Tổ chức công tác kế toán tài chính và bộ máy quân sự theo yêu cầu chiến lược theo từng giai đoạn. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, giám sát toàn bộ công việc của phòng để kịp thời giải quyết các khó khăn. Chủ trì các cuộc hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác của phòng. Báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của phòng cho giám đốc chi nhánh.

- Trưởng quỹ: có trách nhiệm quản lý, kiểm soát các hoạt động của thủ quỹ. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, giám sát toàn bộ công việc của thủ quỹ để kịp thời giải quyết khó khăn. Đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động phục vụ khách hàng của đơn vị.

- Thủ quỹ: đảm bảo an toàn tuyệt đối các loại tiền mặt thuộc quỹ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. Đảm bảo quy trình hạch toán, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá theo đúng chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp. Đảm bảo ghi chép sổ quỹ và các sổ sách cần thiết khác đầy đủ theo đúng chứng từ kế toán hợp lệ. Thu chi tiền mặt với các ngân hàng khác hoặc chi nhánh khác. Giao nhận tiền trong nội bộ chi nhánh. Tiến hành kiểm tra, đối chiếu lượng tiền mặt sau khi hết giờ giao dịch. Chọn lọc tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

- Kiểm soát viên: hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, phê duyệt các giao dịch do giao dịch viên chuyển đến. Kiểm soát các chứng từ hạch toán, báo cáo số liệu hàng ngày theo quy định. Thực hiện công tác kế toán cuối ngày, tháng, năm, đối chiếu sổ sách với bộ phận kho quỹ cân đối số tiền mặt tồn kho thực tế để chuẩn bị cho việc khóa sổ kế toán. Giải thích, hướng dẫn, thu thập thông tin từ khách hàng đồng thời có trách nhiệm phản hồi đến lãnh đạo phòng. Hướng dẫn nghiệp vụ, đôn đốc, giám sát các giao dịch viên.

- Giao dịch viên: thực hiện các giao dịch nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng một cách tốt nhất (các giao dịch rút/gửi, mở tài khoản tiết kiệm, giao dịch chuyển khoản, nghiệp vụ kế toán liên quan đến nợ vay, xác nhận số dư, thu đổi ngoại tệ). Lập chứng từ, in sao kê, quản lý các loại tài khoản, thực hiện các báo cáo liên quan. Khai thác các

nhu cầu của khách hàng trong quá trình giao dịch nhằm tiếp thị, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ thêm. Mỗi giao dịch viên sẽ được phân hạn mức, hạn mức thấp nhất là 50 triệu đồng và cao nhất là 100 triệu đồng. Nếu khách hàng giao dịch trên hạn mức của giao dịch viên sẽ chuyển cho thủ quỹ xử lý.

- Chuyên viên ATM: quản lý giao dịch các máy ATM. Đảm bảo tiền mặt dự trữ phù hợp đối với mỗi máy ATM của chi nhánh và khu vực lân cận. Thực hiện quy trình tiếp quỹ theo chỉ dẫn của thủ quỹ và dưới sự giám sát của Giám đốc dịch vụ khách hàng, đảm bảo quy trình của ngân hàng. Đề xuất và hỗ trợ thực hiện các biện pháp cải tiến tỉ lệ sử dụng ATM. Giải quyết các trường hợp khiếu nại của khách hàng trong trường hợp bị nuốt thẻ, ghi nợ đúp.

- Chuyên viên chuyển khoản ưu tiên: chuyên phục vụ các khách hàng cao cấp. Thực hiện theo đúng chính sách, quy trình, hướng dẫn nội bộ và cam kết chất lượng dịch vụ. Quản lý, chăm sóc, nắm rõ và khai thác thông tin khách hàng trong danh mục khách hàng cao cấp. Giới thiệu và truyền thông về các chính sách, ưu đãi cho khách hàng. Tìm hiểu, phân tích nhu cầu và trực tiếp tư vấn cho khách hàng. Tìm kiếm, mở rộng và phát triển thêm khách hàng cao cấp cho ngân hàng sau mỗi tháng.

- Tư vấn tài chính cá nhân (CSO): chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động bán chéo của phân khúc thu nhập trung bình khá và trung bình, bao gồm tiếp nhận khách hàng, quản lý hậu mãi thời gian đầu, và khai thác trong dài hạn. Phối hợp giao dịch viên để nhận đầu mối khách hàng phục vụ mục đích bán chéo. Gọi điện và gặp khách hàng để bán chéo tất cả các sản phẩm (huy động vốn và cho vay).

- Văn phòng: triển khai công việc được giao theo mục tiêu của công việc, trách nhiệm của bộ phận trên cơ sở tuân thủ quy định nội bộ, áp dụng và vận dụng pháp luật sử lý tình huống. Đảm bảo phản hồi các yêu cầu hoặc mệnh lệnh nhận được từ cơ quan quản lý kịp thời. Hỗ trợ tư vấn các đơn vị trong việc cung cấp các tài liệu ra bên ngoài theo đúng quy định của pháp luật.

3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán

3.4.2.1 Chế độ kế toán áp dụng

- Theo quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 4 năm 2004 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 và các quyết định bổ sung, sửa đổi quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN, Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

- Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành.

3.4.2.2 Hình thức kế toán

Hình thức kế toán máy theo hình thức nhật ký chứng từ, kết hợp với sử dụng hệ thống phần mềm Core Banking T24.

Nguồn: Phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Chi nhánh Cần Thơ, 2014

Hình 3.3 Sơ đồ kế toán máy

Core Banking T24 là công nghệ ngân hàng mới, có thể tự động hóa lịch trình công việc, do vậy có thể phản hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng. Dựa trên T24, việc quản lý dữ liệu của khách hàng, xây dựng sản phẩm mới, tạo báo cáo về hoạt động của ngân hàng sẽ rất nhanh chóng và có hệ thống. Đặc biệt phần mềm này hỗ trợ tốt việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng. Với T24, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm và ở bất cứ điểm giao dịch nào cùng hệ thống hoặc khác hệ thống.

Một trong những đặc tính nổi bật của T24 là hệ thống quản lý ngân hàng linh hoạt, tích hợp hàng đầu thế giới, đáp ứng các yêu cầu trực tuyến và xử lý tức thời. Mức độ tích hợp cao và thiết kế chú trọng vào việc thông suốt, linh hoạt các thông số, sẽ giúp cho hệ thống hoạt động chính xác và theo sát các nghiệp vụ của ngân hàng.

3.4.3 Phương pháp kế toán

- Niên độ kế toán áp dụng: từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm - Đơn vị tiền tệ kế toán: Đồng Việt Nam

3.5 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG

3.5.1 Các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng

Cũng như các NHTM khác, để tạo lập nguồn vốn, ngoài nguồn vốn Hội

Một phần của tài liệu kế toán huy động vốn và phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)