Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng trong 3 năm (2011-2013)

Một phần của tài liệu kế toán huy động vốn và phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 76 - 81)

4.2.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng trong 3 năm (2011-2013)

Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2011- 2013)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Tiền gửi có kỳ hạn 380.718 72,10 496.949 76,13 473.497 73,90 116.231 30,53 (23.452) (4,72) Tiền gửi của cá nhân 281.764 53,36 339.095 51,95 381.440 59,53 57.331 20,35 42.345 12,49 Tiền gửi của TCKT 98.954 18,74 157.854 24,18 92.057 14,37 58.900 59,52 (65.797) (41,68) 2. Tiền gửi không kỳ

hạn 139.185 26,36 146.004 22,37 167.265 26,10 6.819 4,90 21.261 14,56 Tiền gửi của cá nhân 31.920 6,04 29.198 4,47 30.641 4,78 (2.722) (8,53) 1.443 4,94 Tiền gửi của TCKT 107.265 20,32 116.806 17,90 136.624 21,32 9.541 8,89 19.818 16,97 3. Phát hành GTCG 8.138 1,54 9.813 1,50 0 0,00 1.675 20,58 (9.813) (100,00) Tổng vốn huy động 528.041 100,00 652.766 100,00 640.762 100,00 124.725 23,62 (12.004) (1,84)

Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn tăng trong giai đoạn 2011-2012 và có xu hướng ngược lại trong năm 2012-2013. Cụ thể là năm 2011, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 72,10%. Sang năm 2012, tiền gửi có kỳ hạn là 76,13%, tăng 4,03% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tiền gửi từ cá nhân giảm 1,41%, từ 53,36% năm 2011 xuống còn 51,95% năm 2012. Bên cạnh đó, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác đã tăng 5,44%. Đến năm 2013, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 73,90% tổng vốn huy động, giảm 2,23%. Trong đó, tiền gửi từ dân cư tăng 7,58%, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác giảm 9,81%.

Loại tiền gửi có tỷ trọng chiếm vị trí thứ 2 trong tổng vốn huy động là tiền gửi không kỳ hạn. Trái ngược với tiền gửi có kỳ hạn, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn lại giảm trong giai đoạn 2011-2012 và tăng trong giai đoạn 2012-2013. Cụ thể là năm 2011, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 26,36% tỷ trọng huy động vốn. Sang năm 2012 là 22,37%, giảm 3,99%. Trong đó, tiền gửi từ dân cư giảm 1,57%, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác giảm 2,42%. Đến năm 2013, tiền gửi không kỳ hạn lại có xu hướng tăng so với năm 2012, chiếm 26,10%, tăng 3,73%. Theo đó, tỷ trọng tiền gửi từ cá nhân tăng 0,31%. Thêm vào đó, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác cũng tăng 3,42%.

a) Tiền gửi

- Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi khi khách hàng gửi tiền vào có sự thỏa thuận về thời hạn rút ra của khách hàng với ngân hàng. Nhìn chung, tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2012 và có xu hướng ngược lại giai đoạn 2012-2013. Cụ thể, năm 2011 tiền gửi có kỳ hạn đạt 380.718 triệu đồng. Sang năm 2012, tiền gửi có kỳ hạn là 496.949 triệu đồng. So với năm 2011, thì tiền gửi có kỳ hạn của năm 2012 tăng 116.231 triệu đồng, tương ứng tăng 30,53%. Sang năm 2013, tiền gửi có kỳ hạn lại có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2013 đạt 473.497 triệu đồng, giảm 23.452 triệu đồng, tương ứng giảm 4,72% so với năm 2012. Tiền gửi có kỳ hạn bao gồm: tiền gửi từ cá nhân và tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác.

+ Tiền gửi từ cá nhân có xu hướng tăng qua 3 năm. Điển hình năm 2011, tiền gửi từ dân cư là 281.764 triệu đồng. Sang năm 2012, nó tăng vọt lên 339.095 triệu đồng, tăng 57.331 triệu đồng, tương ứng tăng 20,35%. Nguyên nhân là do năm 2011, 2 thị trường chứng khoán và bất động sản suy kiệt. Điển hình là hơn 90% công ty chứng khoán thu lỗ, giá chung cư giảm từ 20% - 50%. Nên sang năm 2012, người dân bắt đầu chuyển sang gửi tiền vào ngân hàng để tìm một nơi đầu tư an toàn. Sang năm 2013, tiền gửi từ dân cư tiếp tục

đạt 381.440 triệu đồng, tăng 42.345 triệu đồng, tương ứng tăng 12,49%. Nguyên nhân là do năm 2013, kênh đầu tư vàng không được cho là hầm trú ẩn an toàn. Với giá vàng SJC cuối năm 2013 là 34,62 – 34,69 triệu đồng/lượng giảm khoảng 11,62 triệu đồng/lượng. Vì vậy, một số người đã sử dụng vốn của mình để đầu tư vào ngân hàng.

+ Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2012 và giảm trong giai đoạn 2012-2013. Cụ thể là năm 2011, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác đạt 98.954 triệu đồng. Đến năm 2012, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác đạt 157.854 triệu đồng, tăng 58.900 triệu đồng, tương ứng tăng 59,52% so với năm 2011. Nguyên nhân là do sự suy kiệt của thị trường kinh tế năm 2011. Bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán 7 tháng cuối năm 2012 lao dốc không phanh. Bên cạnh đó, thị trường vàng đã trở nên ổn định hơn các năm trước, giá vàng chỉ tăng khoảng 7% trong năm 2012. Tuy lãi suất Ngân hàng chỉ khoảng 8%/năm, nhưng nó được xem là kênh đầu tư an toàn và sinh lời cao hơn các thị trường khác. Tiếp theo đó, loại tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác này lại có xu hướng giảm vào năm 2013. Cụ thể là nó đạt 92.057 triệu đồng, giảm 65.797 triệu đồng, tương ứng giảm 41,68%. Nguyên nhân là do nền kinh tế có dấu hiệu lạc quan, thị trường chứng khoán bắt đầu có khởi sắc trở lại. Tính đến cuối năm 2013, CPI tăng 6,04%, GDP tăng 5,42%. Bên cạnh đó, lãi suất Liên ngân hàng giảm 3-3,5%/năm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi nổi với quy mô phát hành tăng 3-4 lần so với năm 2012. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đã sử dụng vốn nhàng rỗi của mình để đầu từ vào sản xuất và các thị trường khác.

- Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi chủ yếu mà các doanh nghiệp sử dụng để nhằm mục đích chi trả các hoạt động sản xuất. Nhìn chung tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể là năm 2011, tiền gửi không kỳ hạn đạt 139.185 triệu đồng. Sang năm 2012, nó tăng khoảng 6.819 triệu đồng, tương ứng tăng 4,90%, đạt 146.004 triệu đồng. Nguyên nhân là do tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác tăng. Đến năm 2013, tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng. Cụ thể đạt 167.265 triệu đồng, tăng 21.261 triệu đồng, tương ứng tăng 14,56%. Do sự tăng nhanh của tiền gửi từ dân cư, kéo theo là tiền gửi của tổ chức kinh tế khác cũng tăng. Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm tiền gửi từ cá nhân và tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác.

+ Tiền gửi từ cá nhân là loại tiền gửi chủ yếu huy động từ tiền nhàn rỗi của cá nhân. Nhìn chung tiền gửi từ cá nhân có xu hướng giảm trong giai đoạn năm 2011-2012 và có xu hướng ngược lại trong giai đoạn 2012-2013. Cụ thể, năm 2011 tiền gửi từ dân cư đạt 31.920 triệu đồng. Đến năm 2012, nó đạt

29.198 triệu đồng giảm 2.722 triệu đồng, tương ứng giảm 8,53%. Do trong giai đoạn này, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Khách hàng muốn hưởng lãi với lãi suất cao nên đã chuyển dần sang tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đến năm 2013, tiền gửi từ dân cư đạt 30.641 triệu đồng, tăng 1.443 triệu đồng, tương ứng tăng 4,94%. Nguyên nhân là do Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam là ngân hàng đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ thẻ, không ngừng đưa ra các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng như giảm giá vé máy bay, các chương trình Techcombank Xsmile với ưu đãi, giảm giá đặc biệt khi mua sắm lên đến 50%.

+ Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác là loại tiền chủ yếu huy động từ tiền của doanh nghiệp. Thường dùng trong giao dịch thanh toán, phục vụ sản xuất. Tình hình tiền gửi thanh toán có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011- 2013. Cụ thể, năm 2011 tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác đạt 107.265 triệu đồng. Đến năm 2012, nó tăng 9.541 triệu đồng, tương ứng tăng 8,89%, đạt 116.806 triệu đồng. Sang năm 2013, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác tiếp tục tăng 19.818, tương ứng tăng 16,97%, đạt 136.624 triệu đồng. Nguyên nhân là do nền kinh tế có nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trở lại. Nên tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp bắt đầu tăng.

- Phát hành giấy tờ có giá: ngoài việc huy động vốn bằng tiền gửi thì ngân hàng còn thực hiện huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá. Phân loại giấy tờ có giá theo thời gian bao gồm giấy tờ có giá dưới 12 tháng, giấy tờ có giá thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm, giấy tờ có giá thời hạn trên 5 năm và phát hành trái phiếu chuyển đổi. Tình hình phát hành giấy tờ có giá qua 2 năm 2011-2012 tăng. Cụ thể năm 2011, phát hành giấy tờ có giá là 8.138 triệu đồng, chiếm 1,54% tổng vốn huy động. Sang năm 2012, nó tăng lên 9.813 triệu đồng, chiếm 1,50% tổng vốn huy động. Đã tăng 1.675 triệu đồng, tương đương tăng 20,58%. Sang năm 2013, ngân hàng ngừng phát hành giấy tờ có giá. Do nguồn vốn huy động đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng đang có xu hướng thu hẹp hoạt động. Chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động.

4.2.2.2Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013-2014

Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ qua 6 tháng đầu năm 2013-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Tiền gửi có kỳ hạn 516.745 73,31 528.819 73,51 12.074 2,34

Tiền gửi của cá

nhân 444.687 63,09 454.815 63,22 10.128 2,28

Tiền gửi của

TCKT 72.058 10,22 74.004 10,29 1.946 2,70

2. Tiền gửi không

kỳ hạn 188.155 26,69 190.610 26,49 2.455 1,30

Tiền gửi của cá

nhân 28.694 4,07 29.209 4,06 515 1,79

Tiền gửi của

TCKT 159.461 22,62 161.401 22,43 1.940 1,22

Tổng nguồn vốn 704.900 100,00 719.429 100,00 14.529 2,06

Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013-2014

Qua bảng 4.4 ta nhìn chung tình hình huy động vốn của Ngân hàng tăng qua 6 tháng đầu năm 2013-2014. Cụ thể, tiền gửi có kỳ hạn đạt 516.745 triệu đồng, chiếm 73,31% tổng vốn huy động năm 2013. Sang năm 2014 nó đạt 528.819 triệu đồng, chiếm 73,51% tổng vốn huy động. Nó tăng 12.074 triệu đồng, tương ứng tăng 2,34% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do tiền gửi từ cá nhân tăng 10.128 triệu đồng, tương ứng tăng 2,28%, đạt 454.815. Song song đó, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác cũng tăng 1.946 triệu đồng, tương ứng tăng 2,70%, đạt 74.004 triệu đồng. Bên cạnh sự tăng lên của tiền gửi có kỳ hạn, ta nhận thấy tiền gửi không kỳ hạn cũng tăng theo.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, nó đạt 190.610 triệu đồng, chiếm 26,49% tổng vốn huy động. Cụ thể tăng 2.455 triệu đồng, tương đương tăng 1,30% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do sự tăng lên của tiền gửi từ cá nhân và tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác. Trong đó, tiền gửi từ cá nhân 6 tháng đầu năm 2014 đạt 29.209 triệu đồng, chiếm 4,06% trong tổng vốn huy động , đã tăng 515 triệu, tương đương tăng 1,79%. Còn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác cũng tăng 1.940 triệu đồng, tương ứng tăng 1,22%, đạt 161.401 triệu đồng. Ngân hàng không phát hành giấy tờ có giá trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu kế toán huy động vốn và phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)