Phân tích về chi phí

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh tin học – điện tử điện lạnh phi long (Trang 95 - 102)

12) Nội dung và kết quả đạt đƣợc

4.2.2 Phân tích về chi phí

Chi phí hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm ba loại chi phí chủ yếu là: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh. Với mục tiêu là tăng lợi nhuận, công ty không những quan tam đến việc tăng doanh thu mà còn phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề kiểm soát nhằm làm giảm chi phí.

4.2.2.1 Trong giai đoạn 2011 – 2013

Tổng chi phí từ năm 2011 đến 2013 đều giảm dần, cụ thể là năm 2011, tổng chi phí đạt giá trị cao nhất là 17.953.390.087 đồng. Tổng chi phí tiếp tục giảm vào năm 2012, đạt 14.325.662.867 đồng (giảm 20,22% so với năm 2011) và năm 2013 thì tổng chi phí giảm 17,66% so với năm 2012, chỉ còn 11.796.415.970 đồng. Thoạt đầu, chi phí giảm là dấu hiệu tốt nhƣng khi phân tích kỹ hơn, nguyên nhân làm tổng chi phí giảm là do lƣợng cầu giảm, công ty dần thu hẹp sản xuất, chỉ bán những mặt hàng bán chạy và giảm các mặt hàng điện tử đang có xu hƣớng bão hoà trên thị trƣờng hiện nay. Tình hình chi phí đƣợc thể hiện dƣới bảng số liệu sau:

82

Bảng 4.7 Chi phí theo thành phần của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Giá vốn hàng bán 16.485.858.967 91,83 12.786.949.551 89,26 10.394.627.480 88,12 (3.698.909.416) (22,44) (2.392.322.071) (18,71) Chi phí tài chính 193.806.674 1.08 178.472.108 1,24 9.233.855 0,08 (15.334.566) (7,91) (169.238.253) (94,83) Chi phí quản lý kinh doanh 1.273.724.446 7,09 1.360.241.208 9,50 1.329.554.635 11,80 86.516.762 6,79 (30.686.573) (2,26) Tổng chi phí 17.953.390.087 100 14.325.662.867 100 11.796.415.970 100 (3.627.727.240) (20,21) (2.529.246.890) (17,66)

83 Giá vốn hàng bán

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là hoạt động thƣơng mại và cung cấp dịch vụ bảo trì, sửa chữa nên giá vốn hàng bán là chi phí chiếm tỷ trọng khá cao trên 80% trong tổng chi phí, tuy nhiên tỷ trọng này giảm dần qua các năm 2011 – 2013. Giá vốn hàng bán có sự tỷ lệ thuận với doanh thu, doanh thu tăng thì giá vốn hàng bán tăng và ngƣợc lại. Giá vốn hàng bán tăng khi số lƣợng hàng bán ra tăng và ngƣợc lại. Điều này ta có thể nhìn thấy rõ qua bảng 4.7, trong giai đoạn 2011 – 2013, giá vốn hàng bán giảm liện tục do số lƣợng bán ra giảm. Năm 2012, giá vốn hàng bán là 12.786.949.551 đồng, giảm 22,44% so với năm 2011. Tỷ trọng của giá vốn hàng bán cũng giảm từ 91,83% vào năm 2011 còn 89,26% vào năm 2012. Giá vốn hàng bán lại tiếp tục giảm trong năm 2013 chỉ còn 10.394.627.480 đồng, giảm 18,71% so với năm 2012. Nguyên nhân là nhu cầu giảm, số lƣợng bán ra giảm nên giá vốn hàng bán cũng giảm.

Hình 4.8 Biểu đồ giá vốn hàng bán của công ty trong giai 2011 - 2013 Giá vốn hàng bán tuy có xu hƣớng giảm qua các năm nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Năm 2011, công ty nhận đƣợc nhiều hồ sơ thầu và bán đƣợc các hàng hoá nhƣ máy photo, máy chiếu,… có giá trị cao nên giá vốn trong năm này là khá cao. Tuy nhiên, năm 2012, việc kinh doanh không còn thuận lợi nhƣ năm trƣớc khi có quá nhiều công ty cùng ngành phát triển, vì vậy mà số lƣợng tiêu thụ giảm dẫn đến giá vốn cũng giảm. Cũng do việc kinh doanh ngày càng bị cạnh tranh, công ty dần mất một số khách hàng nên lƣợng bán ra trong năm 2013 vẫn giảm so với năm 2012.

16.485.858.967 12.786.949.551 10.394.627.480 0 2.000.000.000 4.000.000.000 6.000.000.000 8.000.000.000 10.000.000.000 12.000.000.000 14.000.000.000 16.000.000.000 18.000.000.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

S ố tiề n ( đ ồn g) Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán

84 Chi phí tài chính

Hình 4.9 Biểu đồ chi phí tài chính của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là lãi phải trả từ các khoản vay vốn trong ngân hàng, ngoài ra công ty không có các chi phí tài chính từ các nguồn khác. Chi phí tài chính giảm không đều qua các năm 2011 – 2013. Với giá trị cao nhất là 193.806.674 đồng vào năm 2011, sau đó giảm dần vào năm 2012 còn 178.472.108 (giảm 7,91% so với năm 2011). Năm 2013, chi phí tài chính giảm đột ngột 94,83% so với năm 2012, chỉ còn 9.233.855 đồng. Nguyên nhân chính là do năm 2011, công ty có vay ngân hàng một số lƣợng lớn tiền để thực hiện một số hợp đồng bán hàng có giá trị cao nên chi phí lãi vay khá cao. Bắt đầu từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, công ty đã trả hết khoản tiền vay đó nên chi phí lãi vay giảm mạnh. Điều này cho thấy, công ty đã có những chính sách sử dụng vốn vay hiệu quả trong kinh doanh vào năm 2011, vừa trả hết nợ vay, đồng thời làm giảm chi phí tài chính đáng kể.

Chi phí quản lý kinh doanh

Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí này tăng giảm không ổn định qua các giai đoạn.

85

Hình 4.10 Biểu đồ chi phí quản lý kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013

Từ bảng số liệu, ta thấy tỷ trọng của chi phí quản lý kinh doanh ngày càng cao. Cụ thể, năm 2011, chi phí quản lý kinh doanh chiếm 7,09% trong tổng chi phí, và ngày càng tăng dần đến 11,08% vào năm 2013.Điều này chứng tỏ chi phí này chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong công ty và cần phải chú ý nhiều hơn trong quá trình phát sinh để có biện pháp kiểm soát tốt chi phí này.

Năm 2012, chi phí quản lý kinh doanh có số tiền cao nhất là 1.360.241.208 đồng (tăng 6,79% so với năm 2011). Chi phí tăng trong khi doanh thu giảm, điều này cho thấy công ty chƣa kiểm soát tốt phần chi phí này. Nguyên nhân chủ yếu là do giá xăng tăng đột biến, dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hoá tăng lên. Mặt khác, chi phí cho cán bộ kỹ thuật đi bảo trì, sửa chữa bao gồm (tiền xăng, ăn uống,…) thì không thể giảm nên trong giai đoạn này, chi phí quản lý kinh doanh tăng cao. Mặc dù vậy, công ty vẫn chƣa có công cụ để kiểm soát phù hợp.

Năm 2013, chi phí quản lý kinh doanh giảm nhẹ (2,26%) so với năm 2012 nhƣng vẫn còn khá cao, đạt 1.329.554.635 đồng. Trong năm 2013, các công ty cùng ngành tại các tỉnh lân cận cũng phát triển mạnh, để thuận tiện cho việc mua sắm cũng nhƣ bảo trì máy móc, khách hàng thƣờng chuộng đến các cửa hàng, công ty ở gần. Vì vậy các khoản chi phí tiền phí công tác của nhân viên kỹ thuật ở các tỉnh cũng giảm nhẹ. Tuy chi phí quản lý kinh doanh giảm nhƣng khi so với tổng số thì chi phí này lại chiếm tỷ trọng khá cao 11,08% trong tổng chi phí. Điều này cho thấy, chi phí quản lý kinh doanh ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong tổng chi phí, vậy nên nếu công ty không có biện pháp phù hợp đề kiểm soát chi phí này sẽ ảnh hƣởng đến kết quả lợi nhuận cuối cùng của công ty.

86

4.2.2.2 Trong 6 tháng đầu năm 2014

Chi phí phát sinh trong 6 tháng đầu năm 2014 tại công ty có phần tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2013. Tình hình chi phí phát sinh tại công ty trong 6 tháng đầu năm 2014 đƣợc thể hiện dƣới bảng số liệu dƣới đây:

Bảng 4.8 Chi phí theo thành phần của công ty trong 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm 2013

6 tháng

đầu năm 2014 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Giá vốn hàng bán 6.621.630.523 91,60 7.025.682.153 89,01 404.051.630 6,10 Chi phí tài chính 4.216.928 0,06 3.979.487 0,12 (237.441) (5,63) Chi phí quản lý kinh doanh 603.015.657 8,34 857.495.214 10,87 254.479.557 42,20 Tổng chi phí 7.228.863.108 100,00 7.887.156.854 100,00 658.293.746 9,11

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Phi Long)

Với bảng số liệu 4.3, tổng chi phí trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 7.887.156.854 đồng, tăng 9,11% so với cùng kỳ. Cụ thể giá vốn hàng bán tăng 6,1%; chi phí tài chính giảm 5,63%; chi phí quản lý kinh doanh tăng 42,20%. Để có thể nắm đƣợc kỹ hơn về sự tăng giảm cũng nhƣ nguyên nhân có sự biến động này, ta sẽ phân tích sâu vào từng thành phần chi phí.

Giá vốn hàng bán

Hình 4.11 Biều đồ giá vốn hàng bán của công ty trong 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013

6.621.630.523 7.025.682.153 6.400.000.000 6.500.000.000 6.600.000.000 6.700.000.000 6.800.000.000 6.900.000.000 7.000.000.000 7.100.000.000

6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

S ố tiề n ( đ ồn g) Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán

87

Giá vốn hàng bán trong 6 tháng đầu năm là 7.025.682.153 đồng, tăng 6,01% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do công ty mở rộng thêm một số loại hình kinh doanh nên số lƣợng bán ra nhiều hơn so với cùng kỳ năm 2013 nên giá vốn hàng bán tăng, bên cạnh một số mặt hàng có giá mua đầu vào tăng khá nhiều do một số mặt hàng này trong thời gian gần đây trở nên khan hiếm nên các nhà sản xuất chèn ép tăng giá bán ra, vì vậy sự gia tăng giá hàng hoá mua vào cũng ảnh hƣởng đến sự tăng lên của giá vốn hàng bán.

Chi phí quản lý kinh doanh

Chi phí quản lý kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng đến 42,20% so với cùng kỳ năm 2013. Chi phí này chiếm tỷ trọng dao động từ 8 – 10% (bảng số liệu 4.8) trong tổng chi phí nên cũng ảnh hƣởng khá nhiều đến lợi nhuận cuối cùng của công ty. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2014, chi phí này lại tăng lên đáng kể so với cùng kỳ 2013:

Hình 4.12 Biểu đồ chi phí quản lý kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013

Chi phí quản lý kinh doanh trong thời gian này tăng khá cao là do công ty thuê thêm nhân viên kỹ thuật để cung cấp các dịch vụ kịp thời đến khách hàng, đồng thời với chính sách mở rộng buôn bán sang các tỉnh thành nhƣ Kiên Giang, Cà Mau,… đã làm tăng chi phí này lên rất nhiều.

Chi phí tài chính

Đầu năm 2014, chi phí tài chính giảm còn 3.979.487 đồng, giảm 5,63% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy chi phí này chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng chi phí trong công ty nhƣng có xu hƣớng giảm, điều này thể hiện hƣớng tích cực trong mục tiêu giảm chi phí tại công ty.

88

Hình 4.13 Biểu đồ chi phí tài chính của công ty trong 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013

Chi phí tài chính giảm là do đầu năm 2014, do công ty không đủ tiền trả cho nhà cung cấp nên phải vay ngắn hạn để trả nợ. Tuy nhiên, số nợ vay ngắn hạn không nhiều nên chi phí tài chính giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2013.

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh tin học – điện tử điện lạnh phi long (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)