4. Yêu cầu nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
3.5. Một số giải pháp nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích sản xuất lúa
- Cần cho người dân đi tham quan các cánh đồng thực hiện SRI, đề họ tận mắt chứng kiến kết quả mà SRI thu được, từ đó họ sẽ từ từ thay đổi và nhận thức được sự
khác biệt giữa SRI với phương pháp canh tác truyền thống, bên cạnh đó cán bộ khuyến nông cần tập huấn các kĩ thuật để người dân có thể tự tin hơn khi thực hiện.
- Do người dân vẫn mang tâm lý sợ sệt, không muốn thay đổi cái mới. Tâm lý cấy thưa, cấy 1 dảnh, cấy mạ non nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi, cây lúa sẽ chết.
Đối với SRI chúng ta cần phải thay đổi ngay từ khi chọn giống, cần phải chọn những hạt giống chắc, mẩy để khi đem gieo và khi cấy, cây lúa khỏe mạnh, sẽ chống chịu
được với điều kiện khắc ngiệt và hạn chế tối đa sâu bệnh.
- Do SRI giảm đầu vào, tăng đầu ra nên bà con rất tin tưởng và phấn khởi khi thực hiện, số lần phun thuốc trừ sâu giảm hẳn, lượng phân bón giảm. Điều này hạn chế
tác động đến môi trường. SRI đánh đúng vào tâm lý của người dân. Để tuyên truyền nhận thức cho người dân về BVMT chúng ta không chỉ nói suông mà cần phải đi đôi với thực tiễn đó là sử dụng SRI vào chính đồng ruộng của họ, sau khi thực hiện năng suất tăng mà đầu vào lại giảm, số lần phun thuốc và lượng phân bón giảm họ nhận ra trên những cánh đồng số lượng vỏ thuốc giảm, nguồn nước cũng không bị ô nhiễm, môi trường sống trong sạch hơn. Từ đó họ nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ trên đồng ruộng mà tại gia đình, đường làng ngõ xóm, nơi mà họ sinh sống.
- Cần xây dựng hệ thống thủy lợi một cách kiên cố để đảm bảo cho việc tưới tiêu, thoát nước mỗi khi bão, lũ.
- Đối với ốc bươu vàng thì bà con nên bắt thủ công, hơn nữa ruộng cấy SRI chỉ
tháo nước vào khi vãi phân, do vậy ốc bươu vàng cũng rất hạn chế (vì nó chỉ sống trên những chân ruộng ngập nước).
- Do SRI cấy mạ non, khỏe, làm cỏ sục bùn giúp dễ phát triển nên cây sinh trưởng, phát triển tốt, sức đề kháng với thời tiết và sâu bệnh cao. Do vậy vấn đề sâu bệnh rất hạn chế.
- Tuyên truyền trên đài truyền thanh xã về tình trạng ô nhiễm môi trường và BĐKH hiện nay để người dân hiểu hơn. Qua đó nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ bảo vệ môi trường.
- Mở các buổi tập huấn về phương pháp canh tác SRI thông qua đó nói về
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, BĐKH và lợi ích của việc áp dụng SRI trong qua trình canh tác làm giảm thiều BĐKH và ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng các hốđựng rác, thùng đựng rác ở các xóm, người dân trong xã tạo thói quen bỏ rác đúng nơi quy định để không làm bẩn đường làng ngõ xóm.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việt Nam là một trong năm nước bịảnh hưởng nặng nề của BĐKH và ô nhiễm môi trường. Do vậy vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường và BĐKH là việc làm cần thiết. Một trong những nguyên nhân gây ra BĐKH là do hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hàng năm lượng phát thải khí CH4 tại các cánh đồng ngập nước chiếm gần 1/3 lượng CH4 thải ra môi trường do những vi khuẩn kỵ khí trong đất bị mất oxi do ngập úng thường xuyên. Hơn nữa, việc sử dụng phân đạm trong quá trình canh tác gây â phát thải khí N2O và axit nitric gây ra mưa axit. Chỉ khoảng 30 – 50% lượng đạm dùng trong canh tác cây trồng được hấp thụ. Trong điều kiện ngập nước lượng đạm thoát ra ngoài môi trường có thể lên đến 60% gây ra ô nhiễm nguồn nước, tích tụ lượng đạm và nitrat cao gây ra ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái.
Phương pháp canh tác hệ thống lúa cải tiến (SRI) là một phương pháp canh tác nông nghiệp sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường và BĐKH do SRI hạn chế sử
dụng lượng phân đạm, ruộng thực hiện SRI tưới nước vừa phải, hoặc thay phiên tưới nước, không để hiện tượng ruộng bị ngập úng trong suốt quá trình canh tác sẽ làm giảm thiểu lượng khí CH4 vào khi quyển.
Xã Xuân Phương và Xã Khe Mo là hai xã có hoạt động sản xuất nông nghiệp
đối lập nhau. Xã Xuân Phương là xã đi đầu tiêu biểu trong tỉnh Thái Nguyên đưa mô hình canh tác lúa theo phương pháp cải tiến SRI, đến nay mô hình canh tác lúa này đã
được nhân rộng ra toàn huyện. Còn xã Khe Mo huyện Đồng Hỷ là 1 xã hoạt động nông nghiệp còn nhiều hạn chế, nhân dân trong xã vẫn cấy theo phương pháp canh tác truyền thống: cấy mạ già khi tuổi mạ được 15 – 20 ngày, với số lượng 3 – 4 dảnh, mật
độ cấy dày, luôn luôn giũ nước trong ruộng ở mức 3 – 4 cm gây ra các vi khuẩn kỵ
khí, bón các loại phân vô cơ tổng hợp, đặc biệt là phân đạm tăng lượng phát thải khí N2O. Việc sử dụng phân đạm tràn lan và cấy dày sẽ là nguyên nhân gây ra các loại sâu bệnh, việc phun thuốc trừ sâu đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe của người dân. Hiện nay, có số ít hộ dân sau khi thực hiện SRI người dân đã dần thay đổi
nhận thức, không những trong quá trình canh tác lúa mà còn nâng cao nhận thức về
môi trường, thông qua canh tác lúa (SRI). Việc thực hiện hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) không chỉ giúp người dân cải thiện được cuộc sống mà còn giảm thiểu được ô nhiễm môi trường và BĐKH.
2. Khuyến nghị
Để nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường thì chúng ta cần phải có những việc làm cụ thể, ngoài việc tuyên truyền bằng miệng thì chúng ta cần tuyên truyền thông qua việc làm cụ thể, đó là thực hiện hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) vừa đem lại lợi ích kinh tế cho người dân, người dân sẽ quan tâm hơn và sau đó họ sẽ áp dụng và qua đó sẽ bảo vệ môi trường. Do vậy để thực hiện tốt quá trình tuyên truyền bảo vệ môi trường thông qua SRI tôi có một số kiến nghị sau:
- Đối với cấp huyện, cấp tỉnh và trung ương
+ Cần đầu tư, xây dựng các hệ thống thủy lợi giúp cho người dân yên tâm hơn trong quá trình sản xuất.
+ Tổ chức các buổi tập huấn cho nông dân, đưa nông dân đi thăm những cánh
đồng thực hiện SRI để người dân có thể chia sẻ và học hỏi nhau những kinh nghiệm trong quá trình canh tác.
- Đối với cấp xã
+ Tuyên truyền về bảo vệ môi trường trên các chương trình truyền thanh của xóm, các vấn đề bảo vệ môi trường như vệ sinh đường làng ngõ xóm, chợ và đình làng luôn sạch sẽ, bỏ rác đúng nơi quy định.
+ Sửa chữa và xây dựng các công trình thủy lợi đảm bảo cho công việc tưới, tiêu nước, xây dựng các hốđựng vỏ thuốc trừ sâu, các hốđựng rác để người dân có thể
bỏ rác đúng nơi quy định.
+ Cần đi sâu, sát tới từng cơ sở, quan tâm đến chất lượng cuộc sống của người dân. Cuộc sống có đầy đủ thì họ mới nghĩ đến vấn đề khác như rọn vệ sinh nơi công cộng, thu gom rác thải đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường.
+ Cần mạnh dạn thay đổi nhận thức trong quá trình canh tác lúa cải tiến (SRI), từ đó hiểu được canh tác lúa theo SRI sẽ làm giảm được lượng khí thải gây BĐKH, giảm thuốc trừ sâu sẽ giảm ô nhiễm môi trường. Qua đó nâng cao nhận thức về bảo vệ
môi trường.
+ Sau khi thực hiện hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) người dân có thể hiểu
được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, tuyên truyền và đôn đốc mọi người dân cùng tham gia bảo vệ môi trường thông qua SRI đồng thời tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường thông qua các việc làm cụ thể như thay đổi ý thức trong việc vứt rác bừa bãi, thu rọn vệ sinh nơi công cộng theo từng giai đoạn, từng tháng, tuần giữ cho
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
Tài liệu tham khảo trên sách, báo, tạp chí…
1. Hoàng Văn Phụ (2005), kết quả nghiên cứu kỹ thuật thâm canh lúa SRI (System of
Rice Intensification) vụ xuân 2005 tại Thái Nguyên và Bắc Giang, tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Thái Nguyên. Số 3 (35), 2005.
2. Hoàng Văn Phụ và Nguyễn Hoài Nam (2004), Nghiên cứu hệ thống các biện pháp nâng cao năng suất lúa (System of rice Intensification- 2004) vụ xuân, 2004 ở
Thái Nguyên, tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Số 53 (3 + 4/2005). 3. Nguyễn Thành Vinh: Báo cáo thạc sĩ, Biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu, trường Đại học Nông Lâm TPHCM – Khoa Tài nguyên môi trường 11/2009.
4. Tạp chí Bảo vệ thực vật – số 187 – tháng 1/2003.
5. Văn kiện Đại hội Đảng bộ xã Xuân Phương lần thứ XIX nhiệm kì 2010 – 2015. 6. Văn kiện Đại hội Đảng bộ xã Khe Mo lần thứ XVII nhiệm kì 2010 - 2015
Tài liệu tham khảo trên website
7. Nguyễn Văn Duy - Trạm KN Hiệp Hoà - Bắc Giang, gieo mạ xuân muộn muộn theo phương pháp tunel nền khô, 9/7/2009, http://chonongnghiep.com).
8. Hoàng Hưng, hội thảo về ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến, 9/9/2009,
http://www.baothainguyen.org.vn).
9. Kim Loan, Xử lý giống trước khi gieo sạ 04/06/2010, http://www.nongnghiep.vn). 10.Hồng Minh, Hệ thống canh tác lúa cải tiến – Hạn chế tác động đến môi trường
27/04/2010, 08:13:19 AM, http://www.vfej.vn).
11. Nguyễn Thị thanh Nga. Trạm BVTV huyện Lâm Thao, Hiệu quả mô hình SRI tại Lâm Thao, 7/6/2010, http://www.bvtvphutho.vn.
12. Trần nga, nhân rộng mô hình thâm canh lúa cải tiến, 09/10/2008,
http://www.nongthon.net.
13. Sơn Tùng, Thâm canh lúa cải tiến theo phương pháp SRI: Khó khăn vì thói quen canh tác, 14/02/2011, http://www.hanoimoi.com.vn.
14. Thâm canh lúa SRI tại Hà Tĩnh, http://tintuc.xalo.vn
15. 1033 Ứng dụng Hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) ở Việt Nam,
http://www.slideshare.net.
16. Nguyễn Ngọc Sinh, Ô nhiễm môi trường nông thôn, 17/7/2010,
http://www.vfej.vn.
II. Tiếng Anh
17.Max Whitten anh John Schiller, (2004), Mission to study the System of Rice
Intensification (SRI) activities in Southeast Asia and to make recommendations to FAO about future training and Participatory Action Research relating to SRI,
Consultancy Report)
18. Norman Uphoff, Koma Saing Yang, Phrek Gypmantasiri, Klaus Prinz and
Humayun Kabir (2000), The Stytem of Rice Intensification (SRI) and its relevance
for Food security and natural resources in Southeast Asia, Paper for the
International Symposion on Sustaning Food security and Managing natural resources in Southest Asia: Challenges for the 21st century, Chiang Mai, Thailand, January 8 – 11.) .
19.Prearatna H.M.(2001), Sytem of Rice Intensification (SRI) in Sri Lanka, Nature
Farm, Mellawalana, Bopitiya, Sri Lanka).
20.Weijun Zhou b, Xianqing Lin a,b, Defeng Zhu a, Huizhe Chen a, Yubing Zhang
(2005), Nitrogen accumulation, remobilization and partitioning in rice (Oryza
sativa L.) under an improved irrigation practive, Field Crop Research, USA).
21.12/11/2010 by oxfaminvietnam, more rice for people-more water for the planet,