Sử dụng phân chuồng trong canh tác lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của người dân về thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác lúa bằng phương pháp cải tiến SRI (Trang 72 - 73)

4. Yêu cầu nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

3.3.5. Sử dụng phân chuồng trong canh tác lúa

Các loại phân, nước thải của các loại động vật được gọi là phân chuồng, trong thành phần của phân chuồng có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng: đạm, lân, kali, magie, natri, silic. Và các nguyên tố vi lượng đồng, kẽm, mangan… hàm lượng không cao, phân chuồng cung cấp một lượng mùn lớn làm kết cấu của đất tơi xốp, bộ rễ cây trồng phát triển mạnh tăng khả năng chống chịu của cây với điều kiện ngoại cảnh bên ngoài. Tuy vậy việc sử dụng phân chuồng như thế nào mới là điều cần nói đến. Theo phương pháp canh tác thông thường, phân chuồng được bà con mang bón cho lúa thường là phân chuồng tươi không qua ủ. Việc thay đổi nhận thức cũng như ý thức của người dân trong việc sử dụng phân chuồng bón cho lúa được thể hiện qua biểu đồ sau.

Hình 3.16. Biểu đồ về sử dụng phân chuồng khi áp dụng biện pháp thông thường và SRI

Qua biểu đồ ta thấy số hộ nông dân ủ phân trước khi bón tăng lên, áp dụng theo biện pháp thông thường có 51,3% số hộ nông dân mang ủ phân trước khi bón, có 41% số hộ nông dân bón phân tươi và 7,7% số hộ nông dân sử dụng phân chuồng làm biogas. Thực hiện theo phương pháp SRI số hộ nông dân bón phân tươi cho lúa chỉ

còn 17,5% giảm 23,5%, số hộ nông dân ủ phân trước khi bón là 68,4% tăng 17,1%, và có 14,1% số hộ nông dân sử dụng phân chuồng làm biogas. Việc bón phân chuồng tươi cho lúa không những làm cho cây lúa bị bó rễ, khó phát triển, làm thối rễ, lụi rễ

do nấm bệnh (trong phân chuồng tươi có chứa hàm lượng dinh dưỡng khó tiêu) mà còn ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của người dân về thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác lúa bằng phương pháp cải tiến SRI (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)