Đánh giá hiệu quả sản xuất trong quá trình sản xuất lúa của các nông hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của người dân về thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác lúa bằng phương pháp cải tiến SRI (Trang 62 - 65)

4. Yêu cầu nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

3.3.2 Đánh giá hiệu quả sản xuất trong quá trình sản xuất lúa của các nông hộ

Do sự thay đổi của người dân trong quá trình canh tác từ khâu chọn giống, kĩ

thuật cấy, kĩ thuật chăm sóc, hơn nữa số lượng sâu bệnh giảm nên sản lượng thu được thay đổi đáng kể, sản lượng thu được tăng so với phương pháp cấy thông thường

trong khi đó tất cả các chi phí đầu vào đều giảm. Do vậy sau mỗi vụ lúa cấy theo SRI nông dân lãi từ 5 – 7 triệu đồng/ha. Sản lượng lúa thu được cao hơn so với phương pháp cấy thông thường được thể hiện qua biểu đồ sau:

ĐVT: Kg/sào

Hình 3.10 biểu đồ thể hiện sự tăng năng suất lúa giữa phương pháp cấy

thông thường và phương pháp SRI

Qua bảng số liệu ta thấy cấy theo phương pháp SRI năng suất tăng hơn hẳn, đối với phương pháp cấy thông thường sản lượng thu được rất thấp, có đến 75,5% số hộ

nông dân đạt 150 -170 kg/sào, không có hộ nào đạt được năng suất từ 200 – 250kg/sào. Ngược lại, đối với SRI có 57,4% hộ nông dân đạt năng suất 200 – 250 kg/sào, có 42,6% hộ nông dân đạt năng suất từ 180 – 200kg/sào, không có hộ nông dân nào đạt năng suất 150 – 170 kg/sào. Điều này cho thấy cấy theo phương pháp SRI sản lượng tăng lên rất cao, bình quân mỗi sào tăng được 20 - 25 kg, mà chi phí đầu vào lại giảm. Đây sẽ là động lực giúp bà con hăng hái hơn trong sản xuất nông nghiệp, là nguồn thức ăn chính cho toàn xã hội và tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Năng suất lúa tăng làm giảm nghèo đói ở địa phương, cấy theo phương pháp SRI sẽ giảm được chi phí đầu vào, không cần thiết phải cấy các giống lúa cao sản mà năng suất thu được vẫn cao (200 – 250 kg/sào), giảm thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, hơn nữa thời gian dành cho việc đồng áng cũng giảm, giúp cho phụ nữ có nhiều thời

gian chăm sóc gia đình và làm các công việc khác phục vụ cho cuộc sống, thay bằng việc phải nhổ mạ, công cấy nhiều (1 ngày cấy được 0,5 – 0,7 sào) thì giờ đây cấy theo SRI do mật độ cấy thưa, cấy 1 dảnh, không mất thời gian sắp mạ, đếm mạ thì mỗi ngày mỗi công lao động cấy được >=1 sào/ ngày.

Ngoài việc năng suất lúa tăng giúp bà con phấn khởi trong quá trình canh tác thì phương pháp cấy theo SRI cũng không ảnh hưởng đến môi trường như phương pháp canh tác thông thường, SRI cấy mạ non, mật độ cấy thưa, hạn chế thuốc trừ sâu, phân hóa học, do vậy không làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường đất tại nơi sản xuất, không sử dụng phân hóa học sẽ làm giảm độ chai cứng của đất, giảm lượng khí CH4, CO2 gây nên BĐKH, làm cỏ sục bùn giúp cho tầng đất mặt thoáng, cấy thưa giúp giảm sâu bệnh do vậy không phải phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Cấy theo phương pháp SRI là một phương pháp canh tác nông ngiệp bền vững, vẫn tăng năng suất mà không làm ảnh hưởng đến môi trường, BĐKH.

Từ xa xưa đến nay, bà con nông dân chỉ nghĩ rằng (muốn tăng năng suất thì phải đầu tư nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, giống lúa mới…. Có nghĩa là phải tăng đầu vào thì mới tăng được đầu ra) nhưng thực sự không phải vậy, giảm chi phí đầu vào, tăng sản lượng đầu ra là điều bà con đã thấy, kết quả thu được ngay tại ruộng nhà mình. Tuy vậy nhận thức của người dân về năng suất lúa trước và sau khi canh tác theo SRI như thế nào, chúng ta cùng theo dõi biểu đồ sau:

Hình 3.11. Biểu đồ nhận thức của người dân về tăng năng suất lúa trước vàsau khi cấy theo SRI

Thông qua biểu đồ ta thấy trước khi thực hiện biện pháp canh tác thông thường người dân chưa nhận thức được vấn đề tăng năng suất lúa của gia đình mình. Chỉ có 43% số nông dân cho rằng có thể tăng được năng suất lúa, có 46% số nông dân cho rằng không thể tăng năng suất lúa thêm nữa. Sau khi thực hiện SRI phần lớn người dân cho rằng hoàn toàn có thể tăng được năng suất lúa chiếm đến 85% cao hơn so với nhận thức của người dân khi cấy theo phương pháp thông thường là 41%, chỉ còn lại có 15% số nông dân cho rằng có thể tăng được năng suất lúa và không có nông dân nào cho rằng không thể tăng được năng suất lúa.

Kĩ thuật cấy theo SRI giúp sản lượng lúa tăng, tạo được lòng tin cho bà con nông dân, năng suất lúa không chỉ đạt ở mức 200 – 250 kg/sào mà còn tăng hơn nữa nếu người dân tuân thủ đúng theo kĩ thuật, từ khâu chọn giống, gieo mạ đến kĩ thuật chăm sóc như sử dụng lượng phân, điều tiết nước, làm cỏ sục bùn…, đối với các giống lúa lai thì năng suất có thểđạt trên 250kg/sào.

Từ khi áp dụng theo phương pháp SRI nhận thức của người dân về canh tác lúa

đã được thay đổi, điều này không những giúp cho bà con có cuộc sống ổn định, phát triển kinh tế mà con giúp cho môi trường trong sạch, không bị ô nhiễm do các loại phân bón, các loại thuốc trừ sâu trong quá tŕnh canh tác. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và BĐKH do sản xuất nông nghiệp chiếm 30% trong đó không thể không kểđến canh tác lúa nước, lượng phân đạm dùng bón cho lúa, và sựđiều tiết nước trong quá trình canh tác là nguyên nhân gây ra các loại khí như CO2, CH4, N2O sẽ làm BĐKH ảnh hưởng đến chính cuộc sống của người dân cũng như toàn nhân loại. Do vậy để nâng cao nhận thức của người dân về môi trường không phải việc làm đơn giản, nó phải được gắn liền với việc làm thực tiễn và đời sống của chính họ. Việc sử

dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) đã đạt được hai mục đích, một mặt làm tăng năng suất lúa, giúp cải thiện được cuộc sống của người dân, mặt khác làm giảm thiểu BĐKH và ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của người dân về thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác lúa bằng phương pháp cải tiến SRI (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)