Nhận thức của người dân tại xã Khe Mo, Đồng Hỷ và Xuân Phương Phú Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của người dân về thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác lúa bằng phương pháp cải tiến SRI (Trang 45 - 46)

4. Yêu cầu nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

3.3. Nhận thức của người dân tại xã Khe Mo, Đồng Hỷ và Xuân Phương Phú Bình

Lúa gạo không chỉ là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu mà còn là nguồn tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập lớn cho những người dân ở vùng nông thôn. Do lúa là một loại cây trồng chủ yếu nên việc trồng lúa và lấy gạo luôn cao hơn bất kì một loại trồng khác. Tuy nhiên hoạt động sản xuất lúa gạo đã gây ra những tác động đáng kểđối với môi trường. Những tập quán canh tác hiện nay khuyến khích tính đồng nhất gen di truyền. Điều này làm cho cây lúa dễ bị nhiễm sâu hại và dịch bệnh hơn. Canh tác tập quán cũng gây lãng phí nguồn tài nguyên nước, tài nguyên hóa thạch. Những cánh đồng ngập úng quanh năm được bón nhiều phân hóa học góp phần làm tăng phát thải khí nhà kính, gây nên hiện tượng trái đất nóng lên. Việc lạm dụng phân hóa học và các chất (BVTV) dẫn đến hiện tượng ô nhiễm đất và nguồn nước. Hơn nữa trồng lúa mất nhiều công lao động mà phụ nữ phải gánh vác nhiều việc đồng áng cùng với việc nội trợ và nuôi dạy con cái.

Nhận thức được điều này, lãnh đạo xã Xuân Phương, huyện Phú Bình đã nhanh chóng để người dân tiếp thu hệ thống canh tác lúa mới “hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI)” vào hệ thống canh tác của mình từ những năm 2003 bắt đầu từ khâu chọn giống, gieo mạđến kĩ thuật cấy, kĩ thuật chăm sóc nhằm nâng cao sản lượng mà tốn ít công lao động, ít nước, ít phân bón, ít giống mà hiệu quả kinh tế cao, đồng thời giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm do hoạt động sản xuất lúa, góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu BĐKH.

Còn tại xã Khe Mo huyện Đồng Hỷ, đa phần số dân trong xã đều tham gia làm công nhân mỏ, số ít hoạt động sản xuất nông nghiệp nên vẫn duy trì canh tác lúa theo phương pháp truyền thống đạt hiệu quả năng suất thấp và hiện trạng môi trường cũng như ý thức bảo vệ môi trường tại xã cũng thấp hơn nhiều so với xã Xuân Phương, huyện Phú Bình.

Cụ thể, qua kết quả điều tra thực tế, giữa 2 địa phương có sự chênh lệch hiểu biết trong canh tác lúa về các vấn đề sau:

- Hiệu quả năng suất. - Ý thức bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của người dân về thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác lúa bằng phương pháp cải tiến SRI (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)