Kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của người dân về thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác lúa bằng phương pháp cải tiến SRI (Trang 46 - 62)

4. Yêu cầu nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

3.3.1 Kỹ thuật canh tác

3.3.1.1 Khâu chọn giống, gieo mạ

Chọn giống là khâu đầu tiên trong quá trình trồng trọt, với bất kì một cây trồng nào cũng vậy, muốn cây phát triển tốt, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh thì việc đầu tiên cần phải làm là chọn giống, chọn được hạt giống chắc, khỏe, không có mầm bệnh là

điều không phải đơn giản đối với người trồng cây. Hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) yêu cầu chỉ cấy 1 dảnh, tương ứng với 1 hạt giống nên việc chọn hạt giống khỏe là rất cần thiết. Đây là yếu tốđầu tiên giúp cho việc thực hiện (SRI) thành công. Chọn giống có rất nhiều phương pháp nhưng trong quá trình canh tác lúa thuần nên chọn theo phương pháp sau: Dùng phương pháp tỷ trọng để loại trừ hạt lửng, hạt lép, hạt cỏ các loại, chọn được hạt giống mẩy, cách làm như sau: Lấy bùn ao pha loãng với nước cho vào thùng nhựa, chum vại có dung tích khoảng 20-30 lít. Dùng quả trứng gà tươi thả

vào dung dịch bùn làm dụng cụđo tỷ trọng, khi nào thấy quả trứng nổi nằm ngang lập lờ trên mặt nước, phần nổi bằng khoảng đồng xu kim loại 5.000đ là vừa, (nếu trứng chìm cần cho thêm bùn, ngược lại trứng nổi nhiều cần cho thêm nước), ta đổ thóc giống vào, các hạt chắc mẩy chìm xuống đáy giữ lại. Hạt lửng, hạt lép nổi lên trên mặt nước, vớt bỏ. Tiếp tục thử tỷ trọng nước sau khi vớt hạt giống bằng quả trứng, và cho tiếp thóc giống vào cho đến khi hết lượng giống cần gieo. Ngoài ra có thể dùng 2,3kg muối ăn hoà tan với 10 lít nước rồi cũng dùng quả trứng làm phao thử thay nước bùn loãng, các bước tiến hành làm tương tự như trên. Chú ý hạt thóc lửng (cho gia cầm ăn) cần phải rửa kỹ cho sạch nước muối trước khi sử dụng [6].

Sau khi chọn giống cần phải xử lý giống giúp diệt trừ mầm bệnh và các loại nấm có trong hạt giống giúp hạt giống khỏe và phòng trừ được sâu bệnh. Theo các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy có ít nhất 10 loại nấm bệnh có khả năng tấn công và lưu tồn trong hạt lúa giống [4]. Các loài nấm bệnh này tiết ra các độc chất làm hạt giống mất sức nẩy mầm hoặc làm cho cây mạ suy yếu, hậu quả là lúa lên không

lúc trổ, hay nấm gây bệnh than vàng, bệnh đốm nâu v.v… Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu trồng lúa bằng hạt giống tốt (hạt chắc, mẩy, tỷ lệ hạt nẩy mầm hơn 90% và

được xử lý diệt mầm bệnh trước khi gieo) sẽ cho năng suất cao hơn hạt giống bình thường 0,7 tấn /ha.

Khi hạt giống mới thu hoạch phải có một thời gian ngủ nghỉ nhất định mới có khả năng nảy mầm đạt yêu cầu sử dụng. Để phá vỡ trạng thái ngủ, nghỉ của hạt chúng ta cần phải đánh thức hạt giống bằng nhiều phương pháp khác nhau. Như xử lý bằng nước vôi, xử lý bằng hóa chất Formalin, xử lý giống theo phương pháp 3 sôi 2 lạnh…

+ Xử lí bằng nước nóng 54oC ( pha tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh): Ngâm hạt vào nước lạnh 24 giờ, sau đó đưa vào nước nóng 45- 47oC trong 5 phút và cuối cùng là nước nóng 54- 55oC trong 10 phút. Phương pháp này đơn giản nhất, có tác dụng trừ nấm bệnh và tuyến trùng trên hạt, tạo cho hạt hút nước nhanh.

+ Xử lí bằng nước vôi: Hòa tan 1kg vôi sống vào 100 lít nước, ngâm 1-2 ngày ở

vụ mùa,3-4 ngày ở vụ xuân, đãi sạch rồi ủ thúc nầm.

+ Xử lí bằng hoá chất Formalin: Dung dịch 2% phun vào hạt giống ( 5 lít dung dịch cho 50 kg hạt giống), ủ kín 3 giờ, đãi sạch rồi thúc mầm [8].

Trong ba phương pháp trên, xử lý theo phương pháp 3 sôi 2 lạnh là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, dễ làm mà không tốn chi phí. Do vậy xử lý theo phương pháp 3 sôi 2 lạnh được bà con sử dụng phổ biến nhất. Trong quá trình thực hiện hệ

thống canh tác lúa cải tiến, nhận thức của bà con trong khâu xử lý giống đã hoàn toàn thay đổi và 100% hộ nông dân đã thực hiện xử lý giống trước khi đem ngâm.

Nhận thức của người dân thay đổi trong khâu xử lý giống được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện sự khác nhau của người dân trong khâu xử lý giống

Thông qua biểu đồ ta thấy số hộ nông dân xử lý giống trước khi đem ngâm đã tăng lên, đặc biệt là xử lý giống theo phương pháp 3 sôi 2 lạnh, đối với phương pháp canh tác thông thường có 80,6% số hộ nông dân xử lý giống trước khi ngâm, trong đó 41,8% xử lý theo phương pháp 3 sôi 2 lạnh, 38,8% xử lý theo phương pháp khác. Còn lại 19,4% số hộ nông dân ngâm giống không qua xử lý. Khi thực hiện SRI 100% số hộ

nông dân xử lý giống trước khi đem ngâm trong đó có 95,6% số hộ nông dân xử lý giống theo phương pháp 3 sôi 2 lạnh tăng lên 53,7% so với phương pháp canh tác thông thường, có 4,5% xử lý theo phương pháp khác giảm 34,3% và không có hộ nông dân nào không thực hiện xử lý giống trước khi đem ngâm.

Số lượng giống được xử lý trước khi đem gieo giảm đáng kể, trung bình khoảng 0,4 – 0,5 kg/sào. Do SRI giảm mật độ cấy nên đã giảm được 70 – 80% chi phí so với kĩ thuật canh tác thông thường. Số lượng giống giảm so với phương pháp canh tác truyền thống được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3.4 Biểu đồ so sánh số lượng giống được sử dụng theo phương pháp canh

tác thông thường và theo SRI

Thông qua bảng số liệu ta thấy số lượng giống chênh lệch rất lớn. Đối với kĩ

thuật cấy theo SRI lượng giống sử dụng từ 0,4 – 0,7 kg/sào, trong đó có 50 hộ nông dân sử dụng hết 0,4 – 0,5 kg/sào chiếm 82,5%, trong đó 22,5% hộ nông dân sử dụng 0,4 kg/sào, 60% hộ nông dân sử dụng 0,5kg/sào, còn lại 10 hộ nông dân sử dụng 0,7kg/ sào chiếm 17,5%, không có hộ nông dân nào sử dụng số lượng giống quá 0,7kg/sào, ngược lại đối với kĩ thuật cấy thông thường số lượng giống được sử dụng rất lớn, từ 1 – 3kg/ sào, trong đó có 16 hộ nông dân sử dụng hết 1 – 1,5kg/sào chiếm 26,6%, có 26 hộ nông dân sử dụng 1,5 – 2kg/sào chiếm 43,3% còn lại 18 hộ sử dụng 2 – 3 kg/sào chiếm 31%. Từ kết quả trên chúng ta thấy trước khi bà con cấy theo phương pháp thông thường lượng giống được sử dụng cao, còn cấy theo SRI lượng giống giảm

đáng kể, tiết kiệm được nguồn vốn cho gia đình, số lượng giống được dùng theo SRI chỉ sử dụng hết 0,4kg/sào, nhưng do nông dân vẫn còn sợ, nhất là vào vụđông xuân, do thời tiết lạnh nếu mạ không khỏe sẽ dễ bị chết nên phần lớn người dân nơi đây vẫn phải phòng khi thiếu mạ canh tác, có đến 60% hộ ngâm 0,5kg giống/ sào và 17,5% hộ

ngâm 0,7 kg giống/sào, và đã có 22,5% hộ nông dân sử dụng 0,4kg/sào.

Sau khi chọn giống, xử lý hạt giống, xác định tuổi mạđể cấy cũng là một khâu quan trọng trong quá trình canh tác, đối với SRI chỉ cấy mạ 2 – 2,5 lá, tức là cấy mạ

từ 7 – 10 ngày đối với vụ mùa thì bà con bắt đầu cấy. sự thay đổi trong việc xác định tuổi mạ trước và sau khi thực hiện SRI được thể hiện qua biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 10 - 12 13 - 15 16 - 20 21 - 25 % Số ngày Không áp dụng SRI Áp dụng SRI

Hình 3.5 Biểu đồ so sánh tuổi mạ trước và sau khi cấy SRI đối với vụ xuân

Qua biểu đồ ta thấy: Tuổi mạ khi canh tác theo SRI có sự thay đổi rất lớn, khi thực hiện SRI số hộ gia đình cấy với tuổi mạ từ 15 ngày trở lên đã giảm hẳn, chỉ còn 22,7% hộ nông dân cấy với tuổi mạ > 15 ngày, giảm 40,5% so với canh tác truyền thống, còn lại 77,3% hộ nông dân đã thay đổi, cấy khi mạ 10 -15 ngày tuổi. Tăng 40,5% so với canh tác truyền thống. Qua đó ta thấy người dân nơi đã thay đổi nhận thức của mình trong canh tác lúa đạt hiệu quả tích cực. Đối với kĩ thuật cấy lúa thông thường, các hộ nông dân cấy khi mà từ 3 – 4 lá, do vậy mạ phải để khoảng 15 – 20 ngày, nhưng đối với phương pháp SRI cấy mạ khi còn non, tức mạ 2 – 2,5 lá. Do vậy phần lớn các hộ gia đình chỉđể mạ từ 10 – 12 ngày. Hơn nữa do vụ xuân thời tiết khắc nghiệt, lạnh và có sương muối, trong quá trình gieo mạ bà con thường có biện pháp phòng trừ sương muối như phủ ni lông, khi nào thời tiêt ấm thì bỏ ni long ra để cây mạ

cứng hơn. Nhưng đến vụ mùa thời tiết ấm hơn và mạ lên nhanh hơn, do vậy ở vụ này mạ chỉ cần gieo 6 – 7 ngày.

Hình 3.6 Biểu đồ so sánh tuổi mạđối với vụ mùa

Đối vi v mùa: Khi mạ gieo được 7 ngày, phương pháp thông thường không có hộ nào cấy khi mạ ở giai đoạn này, nhưng đối với SRI có 38 trong tổng số 60 hộ

chiếm 66,7%.

Khi gieo mạđược 7 – 10 ngày, phương pháp cấy thông thường có 12 hộ chiếm 21%, đối với SRI giai đoạc này còn 19 hộ chiếm 33,3% tăng so với phương pháp thông thường 12,3%.

Khi gieo mạđược 10 – 20 ngày, phương pháp cấy thông thường có 45 hộ chiếm 79%, nhưng đối với SRI không có hộ nào cấy khi mạở gia đoạn này.

Phương pháp cấy theo SRI yêu cầu cấy mạ non giúp cây lúa đẻ khỏe tối đa nên sẽđạt mật độ cần thiết, cấy mạ non, cấy thưa giúp lúa có nhiều ánh sáng và hạn chế tối

đa sâu bệnh vì không có chỗ cho sâu bệnh làm tổ.

3.3.1.2 Khi cấy, bón phân, chăm sóc lúa. Kĩ thuật cấy.

Kĩ thuật chọn giống là khâu đầu tiên trong một quy trình canh tác lúa, nhưng kĩ

thuật cấy lúa đảm bảo mật độ, khoảng cách, đặc biệt là cấy đúng, đủ là điều rất cần thiết giúp cây lúa có khả năng phát triển và hạn chế sâu bệnh. Trong hai phương pháp,

đó là phương pháp cấy thông thường và phương pháp cấy theo SRI số lượng dảnh/ khóm có sự chênh lệch rất lớn, phương pháp cấy thông thường trung bình từ 3- 4 dảnh/ khóm, đối với giống lúa lai thì trung bình từ 2-3 dảnh/ khóm, còn giống bình thường

thì khoảng 4 – 5 dảnh/khóm. Nhưng đối với phương pháp cấy SRI chỉ cấy 1 dảnh, ít khi cấy 2 dảnh/khóm. Kĩ thuật cấy đối với phương pháo thông thường và phương pháp SRI được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3.7 Biểu đồ so sánh kĩ thuật khi áp dụng theo theo phương pháp SRI và

phương pháp thông thường

Qua biểu đồ ta thấy: Đối với phương pháp cấy thông thường không có hộ nào cấy 1 dảnh/khóm, có 13% số hộ cấy 1 – 2 dảnh/ khóm, có 23,6% số hộ cấy 2 – 3 dảnh/khóm, có 40% số hộ cấy 3 – 4 dảnh/khóm, còn lại 23,4% số hộ cấy 4 – 5 dảnh/khóm. Nhưng ngược lại đối với SRI không có hộ nào cấy từ 3 dảnh trở lên, có 48 trong tổng số 60 hộ cấy 1 dảnh chiếm 84,2% tăng so với phương pháp cấy thông thường là 84,2%, còn lại 9 hộ cấy 1 – 2 dảnh chiếm 15,8% tăng 2,8%. Đối với phương pháp cấy thông thường việc cấy 1 – 2 dảnh/khóm là rất ít, chỉ những hộ gia đình nào cấy các giống lúa mới, lúa lai thì mới cấy 1 – 2 dảnh, còn lại đối với các giống lúa thuần bình quân cấy 3 – 4 dảnh/khóm.

Ngoài số lượng dảnh/ khóm còn mật độ cấy giữa các khóm với nhau, mật độ cấy thưa sẽ làm giảm khả năng sâu bệnh, vì khi cấy thưa giúp lúa có đủ ánh sáng, lúa đẻ

nhánh tối đa, hạn chế nơi làm tổ của sâu bệnh, đặc biệt là rầy nâu và bệnh khô vằn. Mật

Hình 3.8 Biểu đồ khoảng cách cấy giữa phương pháp cấy thông thường và

phương pháp SRI

Thông qua biểu đồ ta thấy khoảng cách cấy giữa các khóm của phương pháp cấy thông thường rất nhỏ, trung bình từ 10 – 15cm, khoảng cách cấy giữa các khóm là 5 – 15 cm chiếm tới 78,8% trong đó có 55% là khoảng cách cấy từ 10 -12 cm, mật độ

cấy dày dễ sinh ra nhiều sâu bệnh và cây lúa không đủ ánh sáng sẽ phát triển chậm, đối với phương pháp SRI không có hộ nào cấy với mật độ 5 – 15 cm.

Khoảng cách cấy giữa các khóm từ 21 – 25 cm, theo phương pháp thông thường có 21,2% hộ, không có hộ nào cấy với khoảng cách là 26 – 30cm. nhưng đối với SRI ngoài kĩ thuật cấy 1 dảnh/ khóm còn khoảng cách cấy giữa các khóm cũng rất thưa, có 35% hộ cấy với khoảng cách là 21 – 25cm, còn lại 65% hộ cấy với khoảng cách là 26 – 30 cm.

SRI cấy ít dảnh, mật độ thưa nhằm giúp cho cây có khả năng tiếp nhận ánh sáng nhiều nhất, bộ rễ phát triển và hấp thụ ôxi để nuôi dưỡng cho cây, làm cho đất không bị bí, là nguyên nhân gây ra các loại sâu bệnh làm cây lúa chậm phát triển cho năng suất không cao, mặt khác còn là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường (do phun nhiều thuốc trừ sâu), và tăng nguy cơ BĐKH (do đất bị bí khí, những sinh vật kỵ khí trong đất nhiều là nguyên nhân gây ra khí CH4)

3.2.2.2. Kĩ thuật chăm sóc.

- Việc sử dụng phân bón

Đối với phương pháp canh tác theo hệ thống lúa cải tiến (SRI) việc sử dụng phân hữu cơ rất ít, lượng phân đạm giảm từ 20 – 25% so với phương pháp canh tác thông thường. Sự thay đổi lượng phân bón được thể hiện trong từng giai đoạn đối với từng loại phân khác nhau.

Bảng 3.8. So sánh việc sử dụng phân bón

ĐVT: %

Lượng phân được sử dụng trong

từng giai đoạn bón cho lúa. Áp dụng SRI Không áp

dụng SRI Tăng/ giảm (+, -) Bón lót Phân chuồng (kg) < 200 4,4 0,0 -4,4 200 – 300 61,7 20,4 -41,3 300 – 400 22,1 40,7 +18,6 500 – 600 11,8 38,9 +27,1 Đạm (Ure)(kg) 0,5 0,0 12,7 +12,7 1 24,3 40 +15,7 2 24,3 34,5 +10,2 3 13,5 5,5 -8,0 >=4 37,9 5,5 -32,4 Lân (kg) 0 6,5 0 -6,5 5 – 9 6,5 0 -6,5 10 – 14 44,3 31,8 -12,5 >=15 42,7 68,2 +42 Kali (kg) 0 30,0 6,4 -23,6 1 12,0 14,9 +2,9 2 24,0 51,0 +27,0 3 12,0 6,4 -5,6 >=4 22,0 21,3 -0,7 Bón thúc đẻ nhánh Phân chuồng (kg) 0 40,9 48,6 +7,7 100 18,2 23,6 +41,8 200 11,4 27,8 +16,4 >300 29,5 0,0 -29,5 Đạm (Ure) (kg) 1 2,7 28,8 +26,1 2 – 3 35,6 67,3 +31,7 3 – 4 35,6 3,9 -31,7

>4 25,0 0,0 -25,0 Lân (kg) 0 33,3 25,7 -7,6 1 – 4 23,1 62,9 +39,8 5 – 7 17,9 11,4 -6,5 8 - 10 25,7 0,0 -25,7 Ka li (kg) 0 11,6 0,0 -11,6 1 27,9 18,0 -9,9 2 41,9 61,5 +19,6 >=3 18,6 20,5 +1,9 Bón thúc đòng Phân chuồng (kg) 0 56,5 89,7 +33,2 100 – 150 17,5 10,3 -7,2 150 – 200 13,0 0,0 -13,0 >200 13,0 0,0 -13,0 Đạm (Ure) (kg) 0,5 8,2 34,0 +25,8 1 32,7 46,8 +14,1 2 49,0 14,9 -34,1 3 10,1 4,3 -5,8 Ka li (kg) 0 3,9 10,0 +6,1 1 11,8 43,0 +31,2 2 37,3 35,2 -2,1 >=3 47,1 11,8 -35,3 Bón thúc nuôi hạt Đạm (Ure) (kg) 0 11,5 16 +4,5 0,5 0,0 24 +24,0 1 15,4 34 +18,6 >=2,0 73,1 26 -47,1 Kali (kg) 0 16,3 16,6 +0,3 0,5 0,0 12,5 +12,5 1 34,7 39,6 +4,9 >=2 49,0 31,2 -17,8

Qua bảng số liệu ta thấy lượng phân được sử dụng trước và sau khi thực hiện SRI có sự khác biệt lớn đối với từng giai đoạn phát triển của cây lúa.

- Vi thi kì bón lót

+ Phân chuồng: Phân chuồng ở thời khì này rất quan trọng nên được bà con sử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của người dân về thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác lúa bằng phương pháp cải tiến SRI (Trang 46 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)