4. Yêu cầu nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Điều kiện canh tác lúa tại địa phương
Người dân trong xã có trình độ thâm canh lúa cao trên khía cạnh là đầu tư phân bón cao, đặc biệt là phân hoá học. Lượng phân đạm dùng trong canh tác lúa trung bình từ 15 – 20 kg/sào/vụ và thường sử dụng phân bón tổng hợp NPK. Do chưa có sự hiểu biết trong quá trình sử dụng phân bón nên bón phân NPK có thể làm thừa chất dinh dưỡng cho cây ảnh hưởng đến năng suất. Phân chuồng thường được bà con sử dụng là phân tươi bón trực tiếp cho lúa vào lúc làm đất và lúa đứng cái, do đó hiệu quả không cao. Phân chuồng có rất nhiều tác dụng đối với cây trồng và với các vi sinh vật đất, bón phân đúng cách sẽ cải thiện và ổn định kết cấu của đất, đây là điều kiện tiên quyết làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất như:
đạm, lân, kali, canxi, magne, lưu huỳnh, các nguyên tố vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamin,... cho cây trồng, làm nguồn dinh dưỡng trở nên dễ hữu dụng cho
đất, tăng cường giữ phân cho đất. Do vậy bón phân chuồng nên bón vào thời kì bón lót và bón khi bừa đất lần cuối. trồng sẽ hấp thu được.
Bón phân chuồng tươi là việc làm hoàn toàn sai, vì phân chuồng tươi là loại phân chuồng chưa qua ủ, chứa hàm lượng dinh dưỡng khó tiêu lớn, nếu đem bón cây trồngcũng không hấp thụđược ngay mà còn làm lây lan nấm bệnh và cỏ dại cho ruộng
đồng và cây trồng.
Ruộng bón phân chuồng tươi, rong rêu phát triển mạnh, làm bó gốc lúa, lúa khó
đẻ nhánh. Ngoài ra còn gây xoăn lá, thối gốc, rễ do nấm bệnh.
Canh tác lúa vẫn theo kỹ thuật truyền thống, cấy dày, nhiều dảnh/khóm, tuổi mạ
già, giữ nước liên tục. Trung bình từ 3 – 4 dảnh/ khóm, mật độ cấy dày làm cho ruộng lúa không thông thoáng, gây ủ sâu bệnh, giữ nước liên tục làm cho tầng mặt đất kín, không có oxi làm dễ lúa bi đen và cây lúa chậm phát triển.
Do thâm canh cao, sâu bệnh thường xuyên (đạo ôn, khô vằn, rầy nâu, sâu đục thân), nên người dân sử dụng thuốc sâu nhiều và thường không sử dụng bảo hộ lao động.
Năng suất lúa khá cao, nhưng do đầu tư cao nên ảnh hưởng đến hiệu quảđầu tư. Do bón nhiều phân hóa học, cấy dày là nguyên nhân chính dẫn đến các loại sâu bệnh, phun thuốc trừ cỏ sau khi cấy, thuốc trừ sâu và đầu tư các loại giống lúa lai để tăng năng suất.
Qua khảo sát thực tế cho thấy các nông hộ sẵn sàng thay đổi quy trình canh tác nếu quy trình đó mang lại hiệu quả về kinh tế. Sự hưởng ứng của người dân có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự thành công khi có các chính sách của Nhà nước về sự
thay đổi hoạt động sản xuất lúa.
- Thời vụ gieo trồng: Thực tế cho thấy, tại 2 xã Khe Mo, Đồng Hỷ và Xuân Phương, Phú Bình, người dân thực hiện canh tác 2 vụ lúa/năm.
Bảng 3.2 Lịch thời vụ
Mùa vụ Tháng Lịch gieo cấy và thu hoạch
Vụ chiêm xuân
1 Gieo mạ lúa Xuân
2 Cấy (10 - 20/2)
5 Thu hoạch lúa Xuân (cuối tháng 5, đầu tháng 6) Gieo mạ lúa Mùa (26/6 - 02/7)
6
Vụ mùa
7 Cấy (10 - 20/7)
10 Thu hoạch lúa Mùa
Từ lịch thời vụ cho thấy thời gian chuẩn bị đất cho vụ Mùa thấp hơn nhiều so với vụ Xuân. Với quy trình canh tác lúa chỉ có 2 vụ/năm và không trồng cây vụ đông khiến chân đất lúa ở đây bị bỏ phí trong thời gian 3 tháng liên tục, trong khi thời gian nghỉ giữa 2 vụ quá ngắn gây bất lợi cho phơi ải vụ Mùa. Theo kinh nghiệm người dân, họ không thể trồng cây màu vụ Đông trên đất hai lúa, điều này ảnh hưởng đến NS lúa chính vụ, và do tính chất đất nhiễm mặn và mực nước trong ruộng cao khiến gieo trồng màu rất khó khăn.
Theo điều tra, vụ lúa Xuân người dân bắt đầu cấy từ 10 - 20/2, khi thời vụ mới bắt đầu đã phải đối mặt với những biến động thất thường của khí hậu thời tiết. Từ 9/2 một đợt không khí lạnh mạnh tràn xuống, có 4 - 5 ngày nhiệt độ trung bình giảm sâu ở
mức rét đậm, rét hại. Rất nhiều hộ gia đình phải cấy lại khi mạ gặp rét bị chết.
Kinh nghiệm sản xuất
Trồng lúa là một ngành nghề có từ lâu nên hầu như các nông dân họ biết làm ruộng từ lúc còn trẻ, do đó họđã tích lũy rất nhiều năm kinh nghiệm.
Bảng 3.3 Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ
Năm kinh nghiệm Số hộ Tỷ trọng (%) Dưới 10 năm 4 5,56 Từ 10 năm đến 20 năm 26 41,67 Trên 21 năm đến 30 năm 22 38,89 Trên 31 năm đến 40 năm 6 11,11 Trên 40 năm 2 2,78 Tổng 60 100,00
Trong 60 mẫu điều tra về kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của các nông hộ thì kinh nghiệm sản xuất cao nhất là trên 40 năm (2,78%), thấp nhất là dưới 10 năm (5,56%) và chiếm đa số là các hộ có kinh nghiệm sản xuất từ 10 năm đến 20 năm (41,67%), kế tiếp là các hộ có kinh nghiệm sản xuất trên 20 năm đến 30 chiếm 38,89% tổng số hộđiều tra.
Hình 3.1 Cơ cấu năm kinh nghiệm sản xuất của nông hộ
Nhìn chung các hộ đều có kinh nghiệm sản xuất trên 10 năm chiếm rất cao hơn (96%), điều này thể hiện rằng các nông hộở đây có kinh nghiệm trong việc trồng lúa.
Tham gia tập huấn kỹ thuật
Tại 02 xã Khe Mo, Đồng Hỷ và Xuân Phương, Phú Bình thì trên địa bàn xã Xuân Phương, các nông hộđã được tiếp cận và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác lúa theo SRI do phòng Nông nghiệp huyện phối hợp với các cơ quan chức năng từ năm 2003 còn trên địa bàn xã Khe Mo, phương pháp canh tác lúa SRI mới được đưa vào triển khai áp dụng và mở các lớp tập huấn, hội thảo để người dân tiếp cận từ năm 2010.
Bảng 3.4 Tổng hợp các hộ tham gia học lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%)
Không tham gia tập huấn 23 40,00
Có tham gia tập huấn 37 60,00
Trong 60 hộ thì có 37 hộ là tham gia các buổi tập huấn về kỹ thuật (60%), còn 23 hộ còn lại họ không có tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật chiếm (40%). Cụ thể như hình 3.2 sau: 60 40 Có tham gia tập huấn Không tham gia tập huấn
Hình 3.2 Cơ cấu nông hộ tham gia học lớp tập huấn
Lý do các hộ không tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật là do sốđông hộ dân tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ vẫn duy trì biện pháp canh tác lúa truyền thống, không muốn thay đổi, bên cạnh đó điều kiện đi lại còn khó khăn và cũng một phần do họ không có thời gian để đi dự các buổi tập huấn kỹ thuật này vì nơi tổ chức tập huấn xa nơi ở của họ.
Áp dụng biện pháp canh tác lúa SRI giảm thiểu biến đổi khí hậu:
Trong 60 hộ dân được phỏng vấn tại 02 xã Xuân Phương Phú Bình và Khe Mo
Đồng Hỷ có sự chênh lệch về áp dụng phương pháp SRI trong canh tác lúa như sau:
Bảng 3.5 Tổng hợp số hộ dân áp dụng SRI và không áp dụng SRI trong canh tác lúa
STT Địa điểm Áp dụng SRI Không áp dụng SRI
1 Xã Khe Mo, Đồng Hỷ 28/30 hộ 93,3% 2/30 hộ 6,7 %
2 Xã Xuân Phương, Phú Bình 11/30 hộ 36,6% 19/30 hộ 63,4%
3.2.2 Thực trạng về vệ sinh môi trường
3.2.2.1Tập quán sử dụng phân chuồng tươi để bón lúa, đốt rơm rạ làm ảnh hưởng xấu
đến môi trường.
Vấn đề bón phân chuồng tươi cho lúa làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
Bảng 3.6 Kết quả sử dụng phân bón của các hộ gia đình
STT Các cách sử dụng phân chuồng Tỷ trọng (%)
1 - Bón phân tươi cho lúa 41 2 - Ủ phân trước khi bón cho lúa 51,3
3 - Làm bioga 7,7
4 - Cách khác 0
Thông qua bảng số liệu ta thấy có 41% hộ gia đình sử dụng phân chuồng tươi
để bón cho lúa. Có 51,3% hộ gia đình ủ phân trước khi bón cho lúa còn lại 7,7% sử
dụng phân chuồng làm bioga. Cách sử dụng phân chuồng tươi để bón cho lúa đã tác
động trực tiếp đến môi trường cũng như sức khỏe con người, vì trong phân chuồng tươi có rất nhiều các loại vi sinh vật chưa phân hủy.
Khi phân chuồng tươi bị rửa trôi hoặc bị ngấm xuống đất các chất dinh dưỡng nó sẽ lan tỏa ra các khu vực xung quanh gây nên tình trạng ô nhễm, hơn nữa còn làm thất thoát lớn cho nhà nông, khi bị ngấm xuống các tầng nước ngầm, các hợp chất nitrat trong phân chuồng cũng như từ các nguồn phân khác gây nên nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe con người. Khi bị trôi theo dòng nước các chất dinh dưỡng gây nên hiện tượng phú dưỡng, làm cho nước ao hồ có quá nhiều dinh dưỡng, đây là điều kiện cho rong rêu phát triển, lượng nitrat dư thừa từ các vùng đất nông nghiệp trong khu vực nguồn nước có thể gây nên hiện tượng ô nhiễm nghiêm trọng cho các nguồn nước
đó, các khu vực bị mất Oxygen đe dọa tôm cá và các sinh vật sống dưới nước. Bên cạnh đó có 51,3% hộ gia đình ủ phân trước khi bón. Bón phân chuồng đúng cách sẽ có tác dụng hiệu quả và hoàn toàn có thể thay thế các loại phân hữu cơ khác mà không làm ảnh hưởng đến môi trường.
3.2.2.2 Tình trạng sử dụng nhiều phân vô cơ, thuốc sâu, bắn chim, bắt rắn, bắt cá bằng rà điện, bắt nhái ban đêm làm thức ăn cho lợn…đã ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học và ô nhiễm nguồn nước.
Bón phân hữu cơ quá mức gây nên dư thừa phân, cây không hấp thụ hết gây nên hiện tượng chai cứng đất, phun thuốc BVTV, thuốc trừ sâu ảnh hưởng trực tiếp
đến môi trường và sức khỏe người dân, hơn nữa vấn đề vứt chai, lọ, túi thuốc BVTV bừa bãi sau khi sử dụng là rất phổ biến.
Bảng 3.7 Kết quảđiều tra về vấn đế xử lý vỏ thuốc trừ sâu, BVTV của người dân
STT Các cách sử lý Tỷ trọng (%)
1 - Tiện đâu vứt đấy 25,7 2 - Vứt ngay tại đầu ruộng 20,5 3 - Vứt ở mương máng…nơi lấy nước 20,5 4 - Chôn lấp 33,3
Qua bảng điều tra ta thấy phần lớn các bà con nông dân chưa có ý thức về vấn
để bảo vệ môi trường, chỉ có 33,3% nông dân là chôn lấp sau khi sử dụng xong thuốc sâu, bảo vệ thực vật (BVTV). Còn lại 66,7% bà con xử lý vỏ thuốc không đúng cách, có 25,7% tiện đâu vứt đấy, có thể vứt bừa bãi tại đồng ruộng hoặc tại nhà ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trẻ em và phụ nữ mang thai, có 20,5% là vứt ngay tại đầu ruộng, và 20,5% là vứt tại nơi lấy nước.
Hành động vứt bỏ vỏ thuốc trừ sâu, BVTV bừa bãi, đặc biệt là ngay trên dồng ruộng và nguồn nước sẽ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước và gây ngộđộc cho động vật thủy sinh, vứt ngay tại đầu ruộng ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí và chính sức khỏe của bà con nông dân nơi đây.
Ngoài ra mật độ dân cư dày, người dân còn nghèo, chủ yếu lo về phát triển kinh tế, nên ít quan tâm đến môi trường, rác thải đổ bừa bãi, phân gia súc (trâu, bò, chó, gà) không được quản lý đã gây ô nhiễm tại đường làng và đồng ruộng nghiêm trọng. Ý thức của người dân về môi trường còn thấp, hầu như không quan tâm đến khái niệm biến đổi khí hậu. Bằng chứng là khu chợ, mặc dù ở cạnh Đình làng được xếp hạng di tích văn hoá, nhưng tình hình vệ sinh rất thấp, cống rãnh nước thải không được khơi thông, rác đổ, túi nilon, và phân gia súc bừa bãi ra đường.
Chỉ đạo của các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh tế mà ít quan tâm đến môi trường.
3.3 Nhận thức của người dân tại xã Khe Mo, Đồng Hỷ và Xuân Phương Phú Bình trong sản xuất lúa khi áp dụng biện pháp canh tác lúa thông thường và SRI trong sản xuất lúa khi áp dụng biện pháp canh tác lúa thông thường và SRI
Lúa gạo không chỉ là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu mà còn là nguồn tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập lớn cho những người dân ở vùng nông thôn. Do lúa là một loại cây trồng chủ yếu nên việc trồng lúa và lấy gạo luôn cao hơn bất kì một loại trồng khác. Tuy nhiên hoạt động sản xuất lúa gạo đã gây ra những tác động đáng kểđối với môi trường. Những tập quán canh tác hiện nay khuyến khích tính đồng nhất gen di truyền. Điều này làm cho cây lúa dễ bị nhiễm sâu hại và dịch bệnh hơn. Canh tác tập quán cũng gây lãng phí nguồn tài nguyên nước, tài nguyên hóa thạch. Những cánh đồng ngập úng quanh năm được bón nhiều phân hóa học góp phần làm tăng phát thải khí nhà kính, gây nên hiện tượng trái đất nóng lên. Việc lạm dụng phân hóa học và các chất (BVTV) dẫn đến hiện tượng ô nhiễm đất và nguồn nước. Hơn nữa trồng lúa mất nhiều công lao động mà phụ nữ phải gánh vác nhiều việc đồng áng cùng với việc nội trợ và nuôi dạy con cái.
Nhận thức được điều này, lãnh đạo xã Xuân Phương, huyện Phú Bình đã nhanh chóng để người dân tiếp thu hệ thống canh tác lúa mới “hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI)” vào hệ thống canh tác của mình từ những năm 2003 bắt đầu từ khâu chọn giống, gieo mạđến kĩ thuật cấy, kĩ thuật chăm sóc nhằm nâng cao sản lượng mà tốn ít công lao động, ít nước, ít phân bón, ít giống mà hiệu quả kinh tế cao, đồng thời giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm do hoạt động sản xuất lúa, góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu BĐKH.
Còn tại xã Khe Mo huyện Đồng Hỷ, đa phần số dân trong xã đều tham gia làm công nhân mỏ, số ít hoạt động sản xuất nông nghiệp nên vẫn duy trì canh tác lúa theo phương pháp truyền thống đạt hiệu quả năng suất thấp và hiện trạng môi trường cũng như ý thức bảo vệ môi trường tại xã cũng thấp hơn nhiều so với xã Xuân Phương, huyện Phú Bình.
Cụ thể, qua kết quả điều tra thực tế, giữa 2 địa phương có sự chênh lệch hiểu biết trong canh tác lúa về các vấn đề sau:
- Hiệu quả năng suất. - Ý thức bảo vệ môi trường
3.3.1 Kỹ thuật canh tác
3.3.1.1 Khâu chọn giống, gieo mạ
Chọn giống là khâu đầu tiên trong quá trình trồng trọt, với bất kì một cây trồng nào cũng vậy, muốn cây phát triển tốt, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh thì việc đầu tiên cần phải làm là chọn giống, chọn được hạt giống chắc, khỏe, không có mầm bệnh là
điều không phải đơn giản đối với người trồng cây. Hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) yêu cầu chỉ cấy 1 dảnh, tương ứng với 1 hạt giống nên việc chọn hạt giống khỏe là rất cần thiết. Đây là yếu tốđầu tiên giúp cho việc thực hiện (SRI) thành công. Chọn giống có rất nhiều phương pháp nhưng trong quá trình canh tác lúa thuần nên chọn theo phương pháp sau: Dùng phương pháp tỷ trọng để loại trừ hạt lửng, hạt lép, hạt cỏ các loại, chọn được hạt giống mẩy, cách làm như sau: Lấy bùn ao pha loãng với nước cho vào thùng nhựa, chum vại có dung tích khoảng 20-30 lít. Dùng quả trứng gà tươi thả
vào dung dịch bùn làm dụng cụđo tỷ trọng, khi nào thấy quả trứng nổi nằm ngang lập lờ trên mặt nước, phần nổi bằng khoảng đồng xu kim loại 5.000đ là vừa, (nếu trứng chìm cần cho thêm bùn, ngược lại trứng nổi nhiều cần cho thêm nước), ta đổ thóc giống vào, các hạt chắc mẩy chìm xuống đáy giữ lại. Hạt lửng, hạt lép nổi lên trên mặt