Tình hình áp dụng kĩ thuật SRI trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của người dân về thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác lúa bằng phương pháp cải tiến SRI (Trang 28 - 34)

4. Yêu cầu nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

1.6.2 Tình hình áp dụng kĩ thuật SRI trong nước

Tình hình chung

Từ năm 2003, Chương tŕnh IPM Việt nam đã giới thiệu Hệ thống canh tác lúa (SRI) để nông dân IPM thử nghiệm Nhằm tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng:

Đầu tư quá mức về phân hóa học, đặc biệt là phân đạm và cấy dày (nguyên nhân chính làm cho cây lúa yếu, từđó dễ bị sâu bệnh tấn công, gây hại làm giảm năng xuất và hiệu quả kinh tế)

Sử dụng hóa chất nhiều (phân hóa học, thuốc trừ sâu...) gây ô nhiễm môi truờng, ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường trường sinh thái.

* Quá trình thc hin

Từ 2003 - 2004, các nhóm nông dân tham gia Chương trình Bảo tồn và Ứng dụng đa dạng sinh học ở châu Á (BUCAP), đã nghiên cứu ứng dụng SRI ở nhiều điều kiện canh tác khác nhau và đã kết luận: “nông dân hoàn toàn có khả năng ứng dụng SRI và nhận định rằng SRI là hệ thống canh tác có hiệu quả nhất, khắc phục được những hạn chế trong canh tác lúa nước hiện nay”

Từ 2005 - 2006 Hợp phần IPM, thuộc Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam APS của DANIDA, hỗ trợ áp dụng thử trên quy mô 2-5 ha, kết quả cho thấy SRI có hiệu quả vượt trội so với phương pháp canh tác thông thường, như:

- Luợng thóc giống giảm từ 70 đến 90%, - Phân đạm giảm 20 đến 25%,

- Tăng năng suất 9 - 15%,

- Tăng khả năng kháng sâu, bệnh của cây, nên lượng thuốc hóa học sử dụng trên đồng ruộng được giảm hẳn.

- Tiền lãi tăng trên 2 triệu đồng/ha;

- Giá thành/kg thóc giảm trung bình 342 - 520 đồng. - Tiết kiệm được khoảng 1/3 lượng nước tưới

Năm 2007, Việt Nam được OXFAM Mỹ tài trợ Dự án nhỏ thực hiện ứng dụng SRI trên quy mô toàn xã (170 ha) tại xã Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây “Trình diễn và phổ biến Mô hình cộng đồng ứng dụng SRI ở Việt Nam”, mục đích

trình diễn mô hình tổ chức cộng đồng ứng dụng SRI nhằm, tuyên truyền hiệu quả của việc ứng dụng SRI trong canh tác lúa nước bền vững ở các tỉnh phía Bắc.

Ngày 15/10/2007 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định số 3062/QĐ- BNN-KHCN về việc công nhận (SRI) là tiến bộ kỹ thuật.

Các chương trình, dự án Quốc tế, Phi Chính phủ hỗ trợ thực hiện SRI.

- Chương trình Bảo tồn và Ứng dụng đa dạng sinh học châu Á (BUCAP) - từ

2003

- Hợp phần Hỗ trợ IPM thuộc Chương trình Hỗ trợ hỗ trợ ngành nông nghiệp (ASPS) của DANIDA - Từ 2005-2006

- Chương trình IPM rau của FAO ở châu Á

- OXFAM Mỹ tại trợ cho Việt Nam thực hiện Chương trình 3 năm “Oxfam America (VIE 034/07) SRI vì sự tiến bộ của nông dân sản xuất nhỏ tiểu vùng Sông Mekong” với sự hợp tác của 3 tổ chức Cục Bảo vệ thực vật, Oxfam Quebec, và tổ

chức Phát triển nông thôn bền vững (SRD), nhằm giúp Việt nam, đặc biệt là 6 tỉnh (Hà Tây, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, và Hà Tĩnh)

- Tổ chức Tình nguyên Nhật bản (JVC) giúp cho Hòa Binh, - Tầm nhìn thế giới (World Vision) giúp cho Hưng Yên [14].

SRI ti Hà Ni

Đồng Phú là một trong 4 xã của Hà Nội áp dụng SRI từ năm 2005. Hiện Hà Nội

đã mở rộng lên 20 mô hình ở 14/22 quận, huyện, diện tích ứng dụng SRI vụ xuân là 36.500 ha, trong đó ứng dụng toàn phần là 8.500 ha, vụ mùa ứng dụng 35.700 ha, ứng dụng toàn phần 9.500 ha. Theo ông Ngô Tiến Dũng, Trưởng phòng bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT): “ÁP dụng SRI giúp bà con giảm được hơn 70% lượng giống, 30% Urê và hầu như không cần dung thuốc BVTV, lợi nhuận tăng từ 7 – 10 triệu đồng/ha. So với tập quán canh tác cũ, ruộng lúa áp dụng SRI rất ít bị sâu bệnh gây hại. Bệnh khô vằn giảm 2 – 3 lần, sâu cuốn lá giảm 2 – 9 lần, rầy nâu giảm 6 lần”.

Ngoài ra, ứng dụng SRI còn mang lại hiệu quả về xã hội và môi trường. Chị

“Thực tế cho thấy, canh tác theo SRI năng suất lúa rất cao, ít sâu bệnh, không cần dùng nhiều hóa chất và thuốc BVTV, góp phần bảo vệ môi trường”[11].

Nhận thấy phương pháp canh tác lúa cải tiến - SRI qua các năm đã mang lại hiệu quả nên trong năm 2010, chi cục đã phối hợp với các huyện ngoại thành Hà Nội xây dựng 7 mô hình sản xuất lúa theo SRI, với diện tích 270ha. Các mô hình đều không sử dụng hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất ít so với bên ngoài nên sản phẩm an toàn, hiệu quả kinh tế cao, năng suất tăng từ 10-12% so với cấy lúa thường, lợi nhuận tăng trung bình 4,7 triệu đồng/ha [12].

SRI ti Phú Th

Tại Phú Thọ được sựđồng ý tiếp nhận dự án của UBND tỉnh, Chi cục Bảo vệ

thực vật đã triển khai dự án gồm 2 giai đoạn, bắt đầu từ tháng 9/2007 và sẽ kết thúc vào tháng 9/2010. Năm 2008, là năm đầu Chi cục BVTV Phú Thọ triển khai dự án ở 2 xã: Cao Xá và Kinh Kệ (Lâm Thao).

Do Lâm Thao là một huyện trọng điểm về sản xuất lúa của tỉnh Phú Thọ. Ngay từ năm 2008, Lâm Thao có hai xã Kinh Kệ và Cao Xá tham gia dự án “Hệ

thống thâm canh lúa cải tiến SRI" do Chi cục Bảo vệ thực vật triển khai. Kết quả năm

đầu các mô hình trình diễn đã thu được thành công lớn: Năng suất lúa đạt từ 64 - 66,5 tạ/ha (tăng hơn so với làm theo tập quán từ 2,5- 4 tạ/ha); tiết kiệm được 50 – 70% lượng giống gieo, giảm nước tưới và thuốc bảo vệ thực vật giảm 2 - 3 lần phun/vụ. Theo hạch toán kinh tế thì khi áp dụng SRI người dân thu được lãi nhiều hơn là 2,2 triệu đồng/ha so với phương pháp canh tác truyền thống. Từ những thành công này mà dần dần nông dân đã thấy được hiệu quả của việc áp dụng SRI vào sản xuất, do đó diện tích áp dụng SRI ngày càng được nhân rộng. Vụđầu chỉ vài chục hộ tham gia với diện tích vài ba ha, sang năm 2009 đã có gần 2000 hộ áp dụng, diện tích lên tới 270 ha. Vụ chiêm xuân năm 2010, diện tích SRI tại Lâm Thao tiếp tục được nhân rộng, chỉ

riêng xã Kinh Kệđã có 1356 hộ áp dụng, diện tích lên tới 220 ha chiếm 75 - 80% diện tích gieo cấy của xã. Ngoài hai xã Kinh Kệ và Cao Xá còn được các địa phương như

Tứ Xã và Thị trấn Lâm Thao chỉ đạo nông dân áp dụng trên diện rộng. Hiện tại, trên các cánh đồng áp dụng SRI cây lúa đang trong giai đoạn làm đòng, số dảnh hữu hiệu

đạt 8-8,2 dảnh/khóm và khả năng cho năng xuất rất cao. Tiếp súc với người dân gieo cấy theo phương pháp SRI đều trả lời là SRI đơn giản mà hiệu quả, năng suất lúa thì cao mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ và môi trường vì không sử dụng thuốc trừ cỏ và ít phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật. Như vậy, có thể nói SRI là phương pháp canh tác sinh thái thân thiện với môi trường, là lời giải cho việc đảm bảo năng suất lúa, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính [10].

SRI ti Hà Tĩnh

Năm 2008 được sự giúp đỡ của Cục BVTV, tổ chức Oxfam Quebec và sự chỉ đạo của Sở NN&PTNT, Chi cục BVTV Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện nghiên cứu và

ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại 5 xã của tỉnh gồm: xã Kim Lộc, Quang Lộc (Can Lộc); Thạch Vĩnh (Thạch Hà); Đức Thuận (thị xã Hồng Lĩnh) và Yên Hồ (Đức Thọ). Mục đích chính của chương trình là nâng cao năng lực và tính tự quyết cho nông dân, cải tiến dần các biện pháp canh tác lúa theo tập quán, giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.

Sau 2 năm thực hiện, chương trình đã mang lại một số kết quả khả quan nhất

định cả về chi phí phân bón, năng suất, chất lượng... Nói về chi phí đầu vào, trong vụ đông xuân 2008 - 2009, tại xã Kim Lộc và Quang Lộc gieo cấy giống IR1820 và HT1 theo tập quán thì lượng giống sử dụng là 60kg/ha trong khi đó áp dụng chương trình SRI chỉ sử dụng từ 20 - 22kg/ha (giảm từ 38-40kg/ha); vụ hè thu giống lúa Bắc Thơm số 7 cấy theo tập quán sử dụng 65kg/ha nhưng khi sử dụng chương trình SRI chỉ là 25kg/ha (tiết kiệm 40kg/ha); giống lúa Thụy Hương 308 cũng giảm được từ 25- 30kg/ha lượng giống khi sử dụng chương trình này.

Về lượng phân bón thì ruộng áp dụng SRI và ruộng tập quán chủ yếu khác biệt nhau về lượng đạm, lượng đạm urê ruộng SRI bón cho vụ đông xuân chỉ từ 140 - 150kg/ha; vụ hè thu 160 - 170kg/ha (giảm 30 - 40kg/ha) so với ruộng tập quán. Đặc biệt khi thâm canh lúa áp dụng chương trình SRI thì hầu hết các ruộng lúa không sử

dụng thuốc BVTV (có sử dụng thì nhiều nhất cũng chỉ 1 lần) trong khi đó ruộng tập quán thường phải sử dụng 2-4 lần phun/vụ.

Hiệu quả từ SRI rất rõ: Thống kê trong vụ hè thu năm 2008, giống Bắc Thơm số 7 gieo cấy tại Kim Lộc cho năng suất bình quân đạt 5.154kg/ha so với đối chứng cùng giống là 4.408kg/ha, lãi thu được từ ruộng SRI cao hơn ruộng đối chứng 7.216.000đ/ha; tại xã Quang Lộc trên giống Thụy Hương 308 năng suất đạt 7.256kg/ha so với sản xuất đại trà cùng giống là 6.126kg/ha, tăng 1.130kg/ha (18,4%), lợi nhuận đạt 17.080.000đ/ha cao hơn sản xuất đại trà 8.030.000đ/ha. Còn vụ đông xuân 2008 - 2009 thực hiện nghiên cứu tại 3 xã mới và 2 xã cũ kết quả cho thấy ở tất cả các xã mật độ cấy thưa 30 cây mạ/m2 đều cho năng suất cao nhất; tại Kim Lộc trên giống lúa HT1 năng suất bình quân đạt 5.302kg/ha và lãi thu được cao hơn ruộng đối chứng 7.914.000đ/ha. Vụ hè thu 2009 các diện tích áp dụng SRI đều cho năng suất cao hơn từ 20 - 25kg/sào, hiệu quả kinh tế tăng từ 12 - 15%.

Việc áp dụng chương trình thâm canh lúa cải tiến SRI ngoài tác động đến tập quán và hiệu quả trong sản xuất lúa còn nâng cao năng lực và tư duy của người nông dân, từđó người nông dân sẽ tự tin hơn, chủđộng hơn khi đưa ra quyết định trong sản xuất như: quyết định áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đầu tư chi phí sản xuất đầu vào cho chương trình... ngoài ra còn giúp người dân hiểu biết hơn về tác động của thuốc BVTV đối với con người và môi trường sống. Trong hiện tại và những năm tiếp theo 5 xã đã triển khai thử nghiệm sẽ tiếp tục duy trì và phát triển chương trình ra diện rộng; phấn đấu đến hết năm 2010 mỗi xã có 2 đến 5 mô hình ứng dụng tập trung diện rộng từ 15ha trở lên, khoảng 100 nông dân được tham gia lớp huấn luyện phương pháp mới, hình thành 10 nhóm nông dân nòng cốt, diện tích ứng dụng từng phần 100ha và khoảng 1.500 nông dân tham gia; đồng thời mở rộng diện tích ra các xã lân cận [13].

SRI ti Thái Nguyên

Kỹ thuật SRI được nghiên cứu trong vụ xuân tại tại Thái Nguyên từ năm 2004 cho kết quả khả quan: tăng sức sinh trưởng và năng suất lúa, tăng khả năng chống chịu bệnh khô vằn, tăng hiệu quả kinh tế: lỹ thuật SRI không làm tăng công lao động mặc dú tăng công làm cỏ do cấy thưa và công thu hoạch do năng suất cao, nhưng đổi lại kỹ

thuật SRI giảm công cấy và quản lý nước. Cũng do mật độ tăng làm giảm chi phí giống (bằng 16 – 24 % so với phương pháp canh tác truyền thống), kỹ thuật SRI làm

giảm yêu cầu nước (còn 36% so với bình thường). Đây là tính ưu việt của SRI đối với

điều kiện miền núi thiếu nước vụ xuân, có nghĩa là với sức chứa không thay đổi của một công trình thủy lợi nếu áp dụng SRI thì năng lực tưới lúa có thể tăng 2 – 2,5 lần. Tóm lại, chi phí giảm, năng suất tăng, do đó làm tăng hiệu quả kinh tế khi áp dụng SRI (tăng 7 – 9 triệu so với kỹ thuật cũ) [2].

Ngoài ra kỹ thuật SRI còn được nghiên cứu tại vụ xuân ở Thái Nguyên và Bắc Giang cho thấy: các yếu tố kỹ thuật của SRI đã tạo một môi trường thuận lợi cho các

đặc điểm di truyền của lúa phát huy tác dụng làm tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của lúa, chỗng chịu khô vằn tốt, làm cơ sở cho hình thành năng suất cao. Tính ưu việt của SRI còn lớn hơn nếu áp dụng giống lúa laic ho vụ xuân [1].

Đến năm 2008. Được sự hỗ trợ của Trung tâm phát triển nông nghiệp bền vững (SRD) thuộc liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, chương trình SRI được thực hiện thí điểm tại huyện Phổ Yên cho kết quả tốt và từ năm 2009 huyện Phú Lương là huyện thứ 2 của tỉnh được thí điểm, đến năm 2010 SRI được PGS.TS Hoàng Văn Phụ triển khai thực hiện dự án nâng cao nhận thức của người dân vê môi trường thông qua ứng dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) tại xã Xuân Phương huyện Phú Bình.

Với huyện Phổ Yên, năm 2009 huyện phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Thái Nguyên mở rộng mô hình trên diện rộng tại 13 xã, thi trấn trên toàn huyện với diện tích là 477 ha. Trong đó, huyện tập trung chỉ đạo điểm tại các xã: Đồng Tiến, Hồng Tiến, Tiên Phong, Tân Phú. Qua đánh giá kết quả cho thấy, các mô hình ứng dụng SRI chi phí sản xuất chung giảm được từ 8 – 11,6% tương đương với khoảng 2 triệu đồng/ha trong đó riêng chi phí giống giảm tới 70%. Bên cạnh đó, khi thực hiện SRI, lượng phân đạm được bón sớm, phân kali được bón tăng nên lúa ít bị khô vằn và tỉ lệ hạt chắc cao hơn, năng suất của cây lúa cũng tăng hơn từ 6,97% đến 7,14% tương

đương với khoảng 4 tạ/ha so với các canh tác phổ biến ởđịa phương. Hiệu quả kinh tế

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của người dân về thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác lúa bằng phương pháp cải tiến SRI (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)