4. Yêu cầu nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
3.3.3 Nhận thức trong bảo vệ môi trường
3.3.3.1.Về vấn đề xử lý rác thải
Ngày nay, ô nhiễm môi trường không chỉ có ở khu vực thành thị, nơi tập trung
như không khí trong lành nhưng nơi đây lại tập trung rất nhiều các loại rác thải, rác thải không được gom đống mà lại vứt ngay tại đường,vườn nơi đi lại, sinh hoạt của người dân. Ngay tại xã Khe Mo huyện Đồng Hỷ, vấn đề rác thải cũng đang là mối lo ngại. Còn đối với xã Xuân Phương, huyện Phú Bình khi áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường được tăng lên, không chỉ
áp dụng trong canh tác mà ngay cả trong gia đình, trong cộng đồng xóm làng cũng
đang được người thay đổi và đã có những việc làm thiết thực. Phần lớn các hộ gia đình
đã có ý thưc trong việc thu gom rác thải vào các hốđựng rác, thùng đựng rác và phân loại rác vô vơ với rác hữu cơ. Việc phân loại rác, thu gom rác vào các thùng đựng rác, hốđựng rác được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 3.12 Sự thay đổi của người dân trong vấn đề thu gom rác thải
Qua biểu đồ ta thấy vấn đề thu gom rác của người dân có sự khác nhau đáng kể,
đối với các nông hộ áp dụng SRI khi ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường, có 75% số hộ gia đình đã thu gom rác thải vào các hố, thùng đựng rác tăng hơn 33,4%, và việc không thu gom rác thải chỉ còn 25% giảm 33,4%. Ngoài việc thu gom rác thải các hộ
gia đình còn phân loại các loại rác thải hữu cơ và vô cơ. Đây là việc làm cần thiết, vì các loại rác hữu cơ là các loại ra xanh, các loại thức ăn thừa của gia đinh… có thể phân hủy được, còn rác vô cơ là các loại túi ni lông, sành, xứ…không thể phân hủy được. Do vậy cần phải phân loại chúng.
Việc phân loại rác vô cơ, hữu cơ của các hộ gia đình được thể hiện qua biểu
Hình 3.13 việc phân loại rác hữu cơ, vô cơ trước và sau khi thực hiện SRI
Thông qua biểu đồ ta thấy ý thức về việc phân loại rác hữu cơ, vô cơ của các hộ
gia đình tăng lên, có 86,7% hộ gia đình đã phân loại hai loại rác trên, tăng 40%, và số
hộ gia đình không phân loại chỉ còn 13,3% giảm 40%. Việc phân loại rác thải như trên sẽ dễ dàng hơn cho việc xử lý.
Sau khi phân loại, thu gom các loại rác thải được xử lý và không làm ảnh hưởng đến môi trường. Sự thay đổi về ý thức của người dân trong việc xử lý rác thải của các nông hộ khi tham gia SRI được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 3.10 Sự thay đổi về việc sử lý rác thải khi thực hiện biện pháp thông thường và thực hiện SRI Xử lý các loại rác thải Kết quả Biện pháp thông thường (%) SRI (%) Tăng giảm (+/-) Rác là thức ăn thừa, rau thừa
- Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm 41,5 51,5 +10,0 - Đổ xuống ao hồ nuôi cá 9,1 10,6 +1,5 - Đổ ra vườn 15,6 4,5 -11,1 - Đổ vào chuồng trâu, lợn 28,6 33,4 +4,8 - Đổ cùng với rác vô cơ 5,2 0,0 -5,2
Rác là cây, rơm rạ
- Gom đống rồi đốt 42,4 83,8 +41,4 - Vứt ra vườn 9,1 3,2 -5,9 - Đổ vào chuồng gia súc 48,5 8,0 -35,5
Rác vô cơ (túi nilong, pin thải…)
- Gom đóng rồi đốt 85,7 91,4 +5,7 - Vứt ra vườn 10,7 6,8 -3,9 - Đổ vào chuồng gia súc 3,6 1,8 -1,8
Qua bảng số liệu ta thấy nhận thức của người dân về vấn đề xử lý rác của các hộ dân thực hiện SRI đã thay đổi đáng kể, tình trạng rác thải vứt bừa bãi nay dường như là không còn và đã được sử dụng đúng mục đích, đúng cách đã làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đối với rác thải là thức ăn thừa, rau thừa: Tại xã Khe Mo, Đồng Hỷ có có 41,5 % số hộ nông dân xử lý bằng cách làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, có 9,1% số
hộ nông dân đổ vào chuồng trâu, lợn, còn lại 5,2% số hộ nông dân đổ cùng rác vô cơ. Còn tại xã Xuân Phương, các hộ dân thực hiện SRI việc xử lý rác thải như trên đã giảm hẳn, có 51,5% số hộ nông dân đổ vào chuồng gia súc, gia cầm, tăng 10,0%, có 10,6% số hộ nông dân đổ xuống ao hồ nuôi cá tăng 1,5%, có 4,5% số hộ nông dân đổ
ra vườn, giảm 11,1%, có 33,4% số hộ nông dân đổ cho trâu bò, tăng 4,8%, không có hộ nông dân nào đổ cùng rác vô cơ, giảm 5,2%.
Rác thải là cây rơm, rạ: Áp dụng biện pháp thông thường có 42,4% số hộ nông dân xử lý bằng cách gom đống rồi đốt, có 9,1% mang đổ ra vườn, có 48,5% số hộ
nông dân đổ vào chuồng gia súc. Khi thực hiện SRI, nhận thức của người dân được nâng lên, có 83,8% số hộ nông dân gom đóng rồi đốt tăng 41,4%, còn 3,2% số hộ
nông dân mang vứt ra vườn, giảm 5,9%, còn lại 8,0% mang đổ vào chuồng gia súc, giảm 35,5%.
Rác vô cơ: Áp dụng biện pháp thông thường có 85,7% số hộ nông dân xử lý bằng cách gom đống rồi đốt, có 10,7% mang vứt ra vườn, có 3,6% mang đổ vào chuồng gia súc. Khi thực hiện SRI có 91,4% hộ nông dân mang gom đống rồi đốt tăng 5,7%, có 6,8% số hộ nông dân vứt ra vườn, giảm 3,9%, còn lại 1,8% đổ vào chuồng gia súc, giảm 1,8%. Các loại rác vô cơ trên rất có hại cho môi trường và con người, lượng chất độc có trong pin thải rất lớn , trong thành phần của pin có chứa chì, thủy ngân, niken và mangan. Chì ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ, thủy ngân có thể
làm hỏng hệ thần kinh người, niken và mangan, tất cảđều chứa độc tính. Hơn nữa Pin bị vứt đi chứa những kim loại nặng có khả năng chảy vào những vị trí chôn vùi rác thải và làm ô nhiễm nguồn nước sạch.
Túi nilông sau khi sử dụng được bà con vứt ngay tại chỗ, do vậy nó sẽ lẫn vào
đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn lại hay lẫn trong quá trình sản xuất túi nilông cũng sẽ thâm nhập vào
đất, vào nguồn nước, vào đồăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người.
Ngoài rác thải sinh hoạt của con người, vấn đề nước thải từ gia súc, gia cầm cũng gây nên ô nhiễm môi trường. Các chuồng nuôi gia súc phần lớn có hốđựng phân
nhưng lại không có nắp đậy, khoảng cách giữa các chuồng nuôi và khu vực nhà ở rất ngắn, trung bình khoảng 10 -15 m, vào mùa mưa các hốđựng phân sẽ bị ngập và phân tràn ra ngoài (do không có nắp nên nước mưa đã chảy xuống) gây nên ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến khu vực nhà ở và đường làng ngõ xóm. Sau khi thực hiện theo hệ
thống canh tác lúa cải tiến (SRI) nhận thức được việc cần bảo vệ môi trường nên hàng loạt các hốđựng phân, các nắp đậy của các gia đình đang được xây dựng và một sốđã
đưa vào sử dụng, lượng phân chuồng được đem ủ và bón cho lúa vừa tốt cho lúa mà lại không gây ô nhiễm môi trường.