Tơng đồng về cách ngắt nhịp và chất liệu văn học dân gian

Một phần của tài liệu So sánh các bài có câu lục ngôn trong thơ nôm nguyễn trãi và nguyễn bỉnh khiêm (Trang 28 - 30)

Khi sử dụng câu lục ngôn ngoài điểm giống nhau về số lợng, vị trí, tỷ lệ Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm còn gặp nhau ở việc ngắt nhịp theo nhiều cách, đa dạng phong phú .Bao gồm: cách ngắt nhịp lạ 1/5; 5/1; cách ngắt nhịp thông thờng 2/2/2; 4/2; 2/4; 3/3.Trong đó cách ngắt nhịp 3/3 là chủ yếu.

Nguyễn Trãi dùng 42 câu ngắt nhịp 3/3 chiếm 52%, Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng 42 câu ngắt nhịp 3/3 chiếm 68%:

Cách ngắt nhịp 2/2/2:

VD: Tích nhiều/ con cháu/ nọ trông (Bài 3 - Nguyễn Trãi)

Lần thần/ ngày qua/ tháng qua (Bài 1 - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Cách ngắt nhịp 4/2:

Dịp còn theo tiên/ gác phợng (Bài 35 - Nguyễn Trãi)

Hầu khách xuân xanh/ khi trẻ (Bài 34 - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Cách ngắt nhịp 3/3: Bài 32- Bảo kính cảnh giới - Nguyễn Trãi viết

Mọi việc đành hơn hết mối âu, Điền viên lánh/ mặc ta dầu. Sách ngâm song có mài và đếm, Dời ngó rèm lồng nguyệt một câu. Dới công danh/ nhiều thác cá, Trong ẩn dật/ có cơ mầu.

Đạo quân thân nhẫn dầu ai lỗi, Hố xanh xanh/ ở trốc đầu.

Bài 13 - Nguyễn Bỉnh Khiêm có 2 câu ngắt nhịp 3/3

Am bạch vân / rỗi nhàn hứng, Dặm hồng trần/ biếng ngại chen.

Ngắt nhịp 3/3 tạo sự cân xứng cho câu thơ, bài thơ. Đó còn là cơ sở để ta khẳng định cả hai tác giả đều sử dụng chất liệu văn học dân gian: Tục ngữ, ca dao, thành ngữ. Có thể tác giả lấy nguyên xi câu tục ngữ, ca dao, hoặc chỉ lấy ý để biểu đạt nội dung mình muốn nói.

Có khi lấy nguyên xi câu tục ngữ, ca dao:

Giàu ngời họp khó ngời tan

(Bài 12 - Bảo kính cảnh giới - Nguyễn Trãi)

Giàu cơm thịt, khó cơm rau

(Bài 4 - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Bên cạnh đó tác giả chỉ lấy ý từ câu tục ngữ, ca dao để diễn đạt nội dung mình muốn nói.

Giàu ba bữa khó hai niêu

(Bài 3 - Nguyễn Bỉnh Khiêm) Tác giả lấy ý từ câu tục ngữ:

Ai giàu ba họ, ai khó ba đời

Nguyễn Trãi cũng lấy ý từ câu tục ngữ "Con sâu làm rầu nồi canh" để viết nên câu thơ:

(Bài 9- Nguyễn Trãi)

Thành công khi kế thừa văn học dân gian, Nguyễn Trãi đợc nhiều ngời biết đến.Tác giả cuốn sách "Văn học Việt Nam tập I, Nxb Đại học và THCN - 1978'khẳng định: "thành tựu lớn nhất của Nguyễn Trãi không phải ở chỗ đồng hoá từ vựng mà văn liệu Hán học, mà là ở chỗ xây dựng ngôn ngữ văn học dân tộc trên cơ sở ngôn ngữ của nhân dân và ngôn ngữ của văn học dân gian".[trang 80]

Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm kế thừa, ảnh hởng văn học dân gian: tục ngữ, ca dao. Sự kế thừa đó phát huy tính dân tộc của tiếng Việt trong thơ ca. Nó thể hiện mối quan hệ qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian đã làm cho thơ ca Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đậm chất triết lý, đậm tính kề thừa. Đến lợt mình Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm có công lao gọt giũa, chọn lựa làm cho văn học dân gian vừa mang bản gốc vừa có sáng tạo độc đáo khi sử dụng.

Đã từ lâu giới nghiên cứu tranh luận về việc có những bài thơ cha biết của Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm. Không phải ngẫu nhiên đây là một vấn đề cần nghiên cứu tìm hiểu. Tiêu biểu là bài viết tác giả của Nguyễn Tài Cẩn.

"Thử tìm cách xác định tác giả một số bài thơ hiện cha rõ của Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm" (tài liệu dẫn ở phần:lịch sử vấn đề)

Phải giống nhau đến một độ nào đó mới có thể dẫn đến việc lẫn lộn nh thế. Điều này một lần nữa giúp ta khẳng định thêm nét gần gũi của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sử dụng câu lục ngôn. Họ giống nhau đến nỗi ngời ta khó phân biệt bài này là của ai, bài kia là của ai.

Điểm tơng đồng về hình thức sử dụng câu lục ngôn của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện qua tìm hiểu từng bài, từng câu. Những tơng đồng về hình thức là cơ sở cho tơng đồng nội dung là tiền đề khi tìm hiểu nội dung.

Một phần của tài liệu So sánh các bài có câu lục ngôn trong thơ nôm nguyễn trãi và nguyễn bỉnh khiêm (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w