Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy là hai nhà thơ xuất sắc cho nền văn học trung đại Việt Nam, nhng họ sống ở hai thời đại khác nhau: Nguyễn Trãi sống cống hiến cho xã hội cho văn học thế kỷ XV còn Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thế kỷ XVI. Rõ ràng đây là hai thời kỳ lịch sử khác nhau, với biến cố, diễn biến không giống nhau. Ta đã biết lịch sử phát triển không ngừng, chỉ 1 năm đã thấy sự thay đổi huống chi 1 thế kỷ. Do sống trong chế độ xã hội, triều đại khác nhau nên quan niệm về cuộc sống, về sự vật, sự việc có sự khác nhau. Họ thể hiện trong thơ ca mỗi ngời một vẻ, một phong vị khác biệt không ai giống ai. Những yếu tố tác động sự khác biệt này là chính trị, xã hội, quan niệm sống mà trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm có nội dung thể hiện khác nhau.
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Rõ ràng Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm là hai nhà thơ khác nhau ở nhiều điểm.
Họ sinh ra trong hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xã hội, quê hơng khác nhau. Điểm xuất phát này ảnh hởng đến sáng tác của họ. Đặc biệt cá tính sáng tạo của mỗi nhà thơ tạo nên nét khác biệt trong thể hiện thơ ca. Nói tới cá tính sáng tạo thì ở các nhà văn đều có, từ một sự vật hiện tợng nhng mỗi nhà văn cảm nhận ở phơng diện khác nhau. Nếu một nhà thơ không có tính sáng tạo thì thiếu đi một phần của hồn thơ. Nguyễn Trãi tài giỏi và bằng mọi cách phải là làm quan giúp ích, giúp đời và quyết định ở ẩn là day dắt bối rối. Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan hay ở ẩn là quy luật tự nhiên, mặc cho sự đời, về ở ẩn một cách thanh thản bằng lòng. Đó cũng là một cá tính, một quan niệm nó tạo ngôn ngữ thơ khác biệt. Nguyễn Trãi có gì đó gân guốc khoẻ mạnh, bình dị, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ triết lý, ngôn ngữ tráng lệ trau chốt.
Nh vậy, sự tác động của thời đại và cá tính sáng tạo mỗi nhà văn đã tạo nên sự khác biệt về nội dung cũng nh hình thức ở các bài có câu lục ngôn trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm.
c. Kết luận
Sử dụng câu lục ngôn trong thơ Nôm là một sáng tạo, đa thơ Nôm phát triển thêm một bớc, phong phú, đa dạng. Đặt dấu ấn cho sự phát triển ấy không ai khác là Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Trãi đặt nền móng, tạo tiền đề, còn Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp thu truyền thống ấy làm cho thơ Nôm phát triển hơn. Nhờ vậy họ đã gặp nhau khi đa "thể thơ thất ngôn chen lục ngôn vào thơ Nôm" sáng tạo và thành công.
Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác câu lục ngôn nhờ ảnh hởng văn học dân gian. Nhờ họ làm nhịp cầu nối mà văn học dân gian và văn học bác học xích lại gần nhau làm cho nhau ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Chính văn học dân gian mà thơ Nôm Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm gần gũi thân thuộc với quần chúng lao động.
Đặc biệt khi khảo sát thống kê phân loại 61 bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm chúng tôi tìm ra điểm tơng đồng và khác biệt trong sử dụng câu lục ngôn giữa hai tác giả.
Tơng đồng ở nội dung là sự gặp nhau của hai con ngời có tài, có tâm, muốn giúp ích cho đời. Nhng chốn quan trờng không giữ đợc trong sạch họ đành về ở ẩn. ở đó quan niệm về đạo đức, cuộc sống thế sự đợc tác giả bộc lộc trong câu thơ Nôm giản dị sâu lắng.
Về mặt hình thức, câu lục ngôn dùng gần nh các bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ ít đến nhiều câu nào cũng cô đọng nêu đợc triết lý và lời giáo huấn đạo đức. Câu lục ngôn trong bài ở các vị trí khác nhau, đa dạng, linh hoạt. Tất cả đó là tài nghệ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đóng góp cho nền thơ Nôm Việt Nam. Bên cạnh đó cách sử dụng câu lục ngôn của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm có nét khác biết xuất phát từ chủ quan và khách quan. Mỗi nhà thơ có một cách sử dụng riêng để bộc lộ cảm xúc riêng t của mình trớc thời cuộc.
Sử dụng câu lục ngôn trong thơ Nôm là những đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với thơ Nôm nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Sự vận dụng linh hoạt câu lục ngôn chen câu thất ngôn nó không chỉ có ý nghĩa về nội dung mà mang lại giá trị thẩm mỹ về nghệ thuật. Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng là cây rợp bóng cho thơ Nôm Việt Nam thời trung đại./.
tài liệu tham khảo
1. Đào Duy Anh -Văn Tân "Nguyễn Trãi toàn tập", Nxb Khoa học xã hội, H. 1976. 2. Nguyễn Tài Cẩn "Thử tìm hiểu cách xác định tác giả một số bài cha rõ của
Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm", Tạp chí văn học, số 3 - 1986.
3. Nguyễn Huệ Chi "Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn từ nhân cách lịch sử đến t duy thế sự", Tạp chí văn học, số 3 - 1987.
4. Lê Chí Dũng "Tính cách Việt Nam trong thơ nôm luật Đờng", Nxb văn học, H.2001
5. Phạm Văn Đồng "Nguyễn Trãi, ngời anh hùng dân tộc" Theo báo Nhân dân ngày 19/9/1962.
6. Lê Văn Hu "Đại việt sử ký toàn th", Viện văn học, H. 1962 7. Vũ Văn Kính "Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi" , Nxb trẻ, H.1995
8. Đinh Gia Khánh "Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVIII" Nxb giáo dục, H.1998
9. Phạm Luận "Thể thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi" ,Tạp chí văn học số 4 - 1991.
10. Vơng Lực "Hán ngữ thi luật học", Nxb giáo dục Thợng Hải, năm 1990.
11. Bùi Văn Nguyên "Âm vang tục ngữ ca dao trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi" , Tạp chí ngôn ngữ, số 3 - 1980
12. Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức "Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại", Nxb khoa học xã hội, H. 1971
13. Bùi Văn Nguyên "Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm" tập 1 - Nxb giáo dục , H.1989 14. Nhiều tác giả "Từ điển tiếng Việt", Viện ngôn ngữ, Nxb Đà Nẵng, 2000. 15. Nguyễn Đình Sử "Mấy vấn đề thi pháp văn học Việt Nam trung đại", Nxb
giáo dục, H.1999
16. Nguyễn Hữu Sơn "Nguyễn Trãi về tác giả, tác phẩm", Nxb giáo dục, H.2000
17. Nguyễn Hữu Sơn "Góp phần tìm hiểu hình thức câu lục ngôn trong thơ nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm" , Tạp chí ngôn ngữ, số 3 - 1987.
18. Bùi Duy Tân "Những ngày hoạt động ở ẩn Nguyễn Bỉnh Khiêm", Tạp chí văn học, số 2- 1975.
19. Bùi Duy Tân "Văn học chữ Nôm tinh hoa sáng tạo văn học cổ điển Việt Nam trung đại", Tạp chí văn học, số 2 - 1998.
20. Vân Trình "Tìm hiểu thêm về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm", Tạp chí văn học, số 3-1976
Mục lục
A. Phần mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu 2
3. Phơng pháp nghiên cứu 2
4. Lịch sử vấn đề 3
B. Phần nội dung 7
Chơng I Những vấn đề chung 7
1.1. Vị trí Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tiến trình thơ Nôm trung đại Việt Nam 7 1.2. Về thể thơ thất ngôn chen lục ngôn 13 1.3. Sự hiện diện của câu lục ngôn trong thơ Nôm của
Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm 18
Chơng II Những điểm tơng đồng về việc sử dụng câu lục ngôn trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm 25
2.1. Tơng đồng về hình thức 25
2.2. Tơng đồng về nội dung 37
Chơng III Những điểm khác biệt về việc sử dụng câu lục ngôn trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm 43
3.1. Khác biệt về hình thức 43
3.2. Khác biệt về nội dung 54
3.3. Nguyên nhân sự khác biệt 61
C. Phần kết luận 63
Tài liệu tham khảo 65
Để hoàn thành khoá luận này, chúng tôi nhận đợc sự quan tâm hớng dẫn hết sức tận tình chu đáo của thầy giáo Hoàng Minh Đạo, sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong tổ văn học Việt Nam 1- Khoa Ngữ văn và sự cổ vũ động viên của ngời thân cùng bạn bè.
Nhân dịp này cho chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy cô giáo và những ngời đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khoá luận này.
Kính chúc sức khoẻ và thành công !
Vinh, ngày 05tháng 05 năm 2003
Ngời viết