Ảnh hưởng ca dao, dân ca Việt Nam trong thơ lục bát của PhạmThiên Thư

Một phần của tài liệu Thơ lục bát phạm thiên thư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 91 - 102)

7. Cấu trúc luận văn

3.6. Ảnh hưởng ca dao, dân ca Việt Nam trong thơ lục bát của PhạmThiên Thư

Thư

Thơ lục bát của Phạm Thiên Thư có nhiều bài, đoạn mang dáng dấp và

phong vị của thơ ca dân gian. Gor- ki từng nói: “Nhà văn không biết đến văn

học dân gian là một nhà văn tồi". Ka- li- nin nói: “Những tác phẩm ưu tú của các nhà thơ vĩ đại ở tất cả các nước đều bắt nguồn từ kho tàng quý báu của các sáng tác tập thể trong dân gian. Học tập và kế thừa truyền thống văn học dân gian là một điều tối thiểu cần thiết".

Có thể thấy hiện tượng ca dao lẫn vào thơ, thơ trở thành ca dao rất dễ tìm khi đọc lục bát của Phạm Thiên Thư. Có lẽ giọng tâm tình ngọt ngào của ca dao, của những khúc hát ru đã mê hoặc được tâm hồn nhà thơ. Phong vị thơ ca dân gian đã làm cho ý thơ kín đáo, tình nghĩa đậm đà, lời thơ sinh động và bóng bẩy. Trước hết, có thể thấy trong thơ lục bát của Phạm Thiên Thư có những đoạn thơ, câu thơ giản dị, không cầu kỳ, trau chuốt, những lời trao đáp rất nhẹ nhàng từ trong thơ ông mang đậm tâm hồn và văn hóa bình dân Việt:

Một câu rằng xõa tóc thề

Một câu rằng nhớ thương đề dòng thơ Một câu rằng đợi rằng chờ Một câu sống chết ai ngờ cũng bay

(Trách vì) Con ơi! Con có làm sao

Mẹ đây còn sống thế nào hở con Trẻ kia hé mắt héo hon Nấc lên nhìn mẹ như còn thiết tha

(Đoạn trường vô thanh)

Đọc những câu thơ trên, ta có cảm giác có âm hưởng của những lời ca dao dân ca quen thuộc, lại như có tiếng nói hằng ngày hết sức gần gũi. Những câu

thơ rất quen thuộc gần gũi mà cũng rất mới, rất riêng và cũng rất chung. Phạm Thiên Thư đã tiếp thu ca dao, dân ca, sử dụng những yếu tố truyền thống của ca dao, dân ca để khắc họa sâu sắc hơn tình cảm của con người hiện đại. Trong thơ lục bát của Phạm Thiên Thư, ta bắt gặp hàng loạt câu thơ theo kiểu ca dao truyền thống. Đó là kiểu so sánh ví von:

Lò trầm ai chửa ngừng tay Mà sao hơi lạnh như ngày mưa thưa

(Đoạn trường vô thanh) Thả tình như cánh chuồng hoang

Bay đi cùng tận thời gian nhạt nhòa (Ngồi chờ)

Qua sông thì mượn đò, cầu,

Chuyển mê, khải ngộ: tâm mầu hiện soi. ...

Lòng như ngọc, trí như gương,

Sáng như nhật nguyệt chân thường như lai. (Hội hoa đàm)

Chỉ bằng mấy câu thơ, ta đã thấy tính chất truyền thống – hiện đại, hiện đại – truyền thống đan xen vào nhau, gắn bó chặt chẽ nhau trong bài thơ lục bát của Phạm Thiên Thư

Bên cạnh đó, Phạm Thiên Thư còn vận dụng thể thức hát ru trong thơ lục

bát một cách thành công qua hát ru Việt sử thi. Bằng lối hát ru Phạm Thiên Thư

đã đưa người đọc trở về với cội nguồn của dân tộc. Tiếng hát ru của Phạm Thiên Thư không phân biệt được đâu là chính trị, đâu là tình cảm, đâu là cổ truyền, đâu là hiện đại,...Tư tưởng của bài hát ru luôn ngấm dần, trong tâm hồn của người đọc, như tiếng mẹ ru con tha thiết từ những năm nào

Con tròn xoe mắt nằm trông Sao mẹ ra đồng đuổi cái cò bay?

Con cò nó giống bàn tay Nghe mẹ tích này rồi ngủ nghe con (Hát ru vọng phu)

Ru con câu hát tự hào

Máu xương này có từ bao đời truyền Từ ngày quốc tổ Rồng Tiên Nở ra trăm trứng dựng nên cuộc đời

(Hát ru Việt sử thi – tròn vuông)

Phạm Thiên Thư đã có ý thức rõ rệt trong việc sử dụng hình thức hát ru trong thơ lục bát. Nhà thơ chăm chút, soi đi soát lại từng từ, từng câu, sao cho không xa lạ mà cũng không sáo mòn. Vì thế ngôn ngữ trong những bài hát ru của ông là thứ ngôn ngữ bình dị trong sáng gần gũi với quần chúng lao động. Ta bắt gặp những lời khuyên răng, kín đáo nhẹ nhàng:

Con ơi! Con ngủ cho lành

Chắt chiu nguyện ước gửi vành trăng non Mẹ nghèo còn tấm lòng son

Giờ gieo câu đố - Con tròn mộng sau

(Hát ru Việt sử thi - trầu cau) À! Ơi! Mẹ kể chuyện rồi

Mai sau đi học - con thời suy ra Có Dung, có Đổng – mới hòa Mở mang, đùm bọc- Đẹp ta đẹp người.

(Hát ru việt sử thi – Tiên Dung)

Vì vậy thơ lục bát của Phạm Thiên Thư rất gần gũi với quần chúng nhân dân khiến cho họ dễ dàng khắc sâu hơn những tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ gửi

gắm. Phạm Thiên Thư tiếp thu yếu tố truyền thống của ca dao, dân ca và triệt để khai thác sử dụng một cách sáng tạo những tinh hoa của thơ ca dân gian cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức thể hiện. Chẳng hạn khi lý giải về sự kiện lịch sử, ông lại có cách lý giải mới lạ, thú vị và thâm thúy giúp người đọc nhìn rõ hơn về các sự kiện lịch sử của dân tộc:

Ngày xưa có thần kim quy

Người cầm quy cách khác chi khuôn vàng Hẳn là tri thức văn lang

Giúp dân giúp nước chẳng màng lợi danh

(Hát ru về thần kim quy)

Tiếp thu văn học cổ truyền là góp phần diễn tả một cách sinh động những tư tưởng, tình cảm mới của thời đại, làm tăng tính chất dân tộc của thơ, để cho thơ gần với quần chúng nhưng luôn theo tinh thần mới của thời đại. Tính chất hiện đại trong thơ lục bát của Phạm Thiên Thư vẫn là linh hồn, là bản chất. Việc tiếp thu ca dao, dân ca, không làm cho Phạm Thiên Thư đi vào những lối mòn, vết cũ tự mình xóa mờ cá tính của mình. Trái lại, nó góp phần hình thành một phong cách thơ độc đáo trong các sáng tác của ông.

Bên cạnh việc vận dụng sáng tạo ca dao, dân ca, Phạm Thiên Thư còn vận

dụng hiệu quả ngôn từ, ý thơ của thiên tài Nguyễn Du qua thi phẩm Đoạn

trường vô thanh

Thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ. Khi đọc những câu thơ sau ta khó phân biệt đâu là Nguyễn Du, đâu là Phạm Thiên Thư:

Sông dài cởi yếm hoàng hôn Bầy chim ngủ đậu bên cồn lại bay

Gió về đưa ngọn sóng say Tiếng ca mục tử cuối ngày gọi trâu

Mái đình rêu vọng trống chầu nhịp mưa

....

Bè ai thả vó ven đê

Nửa ngâm ráng đỏ, nửa kề mây xanh ....

Mênh mang hoa trải gấm phơi Hoa lay tưởng ngọn bút trời phê văn

...

(Đoạn trường vô thanh)

Khi cần thiết để bộc lộ cảm xúc cá nhân, Phạm Thiên Thư đã mượn ý thơ của Nguyễn Du để diễn đạt

Phạm Thiên Thư:

Cụ nói “ lời quê” góp nhặt dần Kể như khẳng định thế nhân dân

Nguyễn Du:

Lời quê góp nhặt dông dài

Mua vui cũng được một vài trống canh

Phạm Thiên Thư:

“Bất tri tam bách dư niên hậu” Ơi! Tố Như – nay hẳn nhẹ người

Nguyễn Du:

Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

Thơ lục bát của Phạm Thiên Thư là kết quả của một quá trình tư dưỡng rèn luyện gian khổ để tìm ra hướng đi riêng cho mình. Khẳng định phong cách riêng của mình giữa bối cảnh thơ ca phức tạp như hiện nay. Nhà thơ đã nhận ra tầm

quan trọng của bản sắc dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa. Thế nên, hiện tượng ca dao lẫn vào thơ, thơ trở thành ca dao rất dễ tìm khi đọc lục bát của Phạm Thiên Thư. Không chỉ thế, Phạm Thiên Thư còn có sự sáng tạo trong việc cải tiến câu Kiều của Nguyễn Du để vươn đến tầm cao của văn học miền Nam hiện đại.

KẾT LUẬN

1. Thơ Việt Nam thế kỷ XX thuộc loại hình thơ hiện đại. Trải qua những chặng

đường phát triển, thơ Việt Nam không ngừng đổi mới, tự hoàn thiện diện mạo của mình. Trên hành trình đó Phạm Thiên Thư đã xuất hiện như một hiện tượng với những tìm tòi và sáng tạo mới cho thơ ca Việt nam hiện đại.

2. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Phạm Thiên Thư đã để lại cho đời một di

sản thơ khá đồ sộ. Thơ Phạm Thiên Thư đã đạt tới một nội dung có ý nghĩa khái quát về dân tộc, thời đại mà đặc biệt là về tôn giáo. Xét về đối đượng cũng như nội dung thể hiện thơ Phạm Thiên Thư đạt đến tính dân tộc sâu sắc và cái nổi lên ở Phạm Thiên Thư là hồn thơ dân tộc. Thể thơ Phạm Thiên Thư viết rất đa dạng nhưng thể thơ lục bát là thể thơ điển hình nhất của ông. Số bài thơ lục bát trong số lượng thơ của Phạm Thiên Thư khá lớn, điều đó chứng tỏ thơ lục bát chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của ông.

Nhìn lại hành trình sáng tác của Phạm Thiên Thư, ta thấy ông là một ngòi bút đầy trách nhiệm, luôn có những cân nhắc tìm tòi trong sáng tạo nghệ thuật. Phạm Thiên Thư đã đem đến cho văn học miền Nam Việt Nam một phong cách

thơ mới lạ, độc đáo nhưng vẫn thân thiết, gần gũi với con người. Với thành công

ấy, Phạm Thiên Thư Phạm Thiên Thư đã khẳng định được vị trí của mình trên thi đàn, góp thêm tiếng nói mới cho thơ ca Việt Nam hiện đại.

3. Trên con đường sáng tạo nghệ thuật, Phạm Thiên Thư luôn trăn trở, tìm tòi

cách thể hiện mới. Thơ lục bát của Phạm Thiên Thư với những nét độc đáo riêng biệt. Thơ lục bát của ông là loại thơ tự nhiên, nhưng vẫn giữ được những đặc điểm của thơ về nhịp điệu bên trong. Ngôn ngữ thơ của Phạm Thiên Thư rất da dạng và phong phú có khi rắn rỏi, dõng dạc, khúc chiết của một nhà tuyên truyền về đạo Pháp, có khi là ngôn ngữ của một nhà sư trăn trở với vận mệnh dân tộc, có tiếng nói mến thương ruột thịt của mọi nhà. Điều đó có thể thấy ngôn ngữ thơ

lục bát của Phạm Thiên Thư đủ sắc màu, giai điệu, “sang trọng” lẫn “bình dân”. Nhịp điệu trong thơ lục bát của Phạm Thiên Thư mang đậm nét của thể thơ truyền thống nhưng cũng mang một dáng vẻ của phong cách thơ hiện đại.

Đặc biệt thơ lục bát của Phạm thiên Thư cũng phong phú về giọng điệu, ông đã tạo cho mình một giọng điệu riêng không hòa lẫn với ai, có khi mang giọng điệu cười đùa dí dỏm, có khi là giọng triết lý của một thiền sư, có khi ngọt ngào thủ thỉ tâm tình giống như ru. Đó là giọng điệu đa thanh của một tâm hồn thơ phong phú, phù hợp với đặc trưng của thơ trữ tình điệu nói.

4. Từ thực tiễn sáng tác, Phạm Thiên Thư đã có đóng góp quan trọng về hình

thức cũng như nội dung. Thơ lục bát của Phạm thiên Thư đi vào lòng người với sự yêu thích của quần chúng, làm nên một gương mặt độc đáo trong nền thơ Việt Nam hiện đại thế kỷ XX và ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài tới sự phát triển của thơ ca dân tộc.

Suốt thời gian cầm bút với 20.000 câu thơ lục bát trong tổng số toàn bộ số sách được in và xuất bản, Phạm Thiên Thư đã có những thành công nổi bật, những đóng góp qua trọng về nhiều mặt xứng đáng với nhiều giải thưởng, danh hiệu cao quý đặt biệt một số quyển sách được xác lập kỷ lục sách Việt Nam.

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã cố gắng lý giải, cắt nghĩa những thành công Phạm Thiên Thư đạt được mà chưa có điều kiện đi sâu vào một số hạn chế của tác giả để rút ra những bài học cần thiết, có thể giúp những nhà thơ trẻ hiện nay có điều kiện hoàn thiện và phát triển hơn nữa thể thơ truyền thống của dân tộc. Vì thế, chúng tôi mong nhận được sự góp ý, bổ sung để có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về thơ lục bát của Phạm Thiên Thư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Lại Nguyên Ân (1995), Nhu cầu diễn Nôm diễn ca và khả năng của thể lục

bát, Tạp chí văn học.

2) Võ Bình (1985), Vần trong thơ lục bát, Tạp chí Văn học.

3) Trần Đức Các (1973), Tục ngữ với câu thơ lục bát trong ca dao, Tạp chí Văn

học.

4) Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm Tiếng Việt, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

5) Phan Nguyên Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học.

6) Mai Ngọc Chừ ( 1992), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb

Đại học và THCN, Hà Nội.

7) Hồng Diệu ( 1986), Chung quanh mấy quan niệm về luật bằng trắc trong thơ

lục bát, Tạp chí Văn học.

8) Hà Minh Đức (1993), Lí luận văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

9) Hà Minh Đức (2003), Qua những chặng đường của thơ, tôi vẫn giứ bản sắc

riêng của mình, báo “Văn nghệ”, số 9.

10) Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ

Văn học, Nxb Gi¸o dôc, Hµ Néi.

11)Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Gi¸o dôc, Hµ Néi.

12) Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại

Nxb Khoa häc X· héi, Hµ Néi.

13) Nguyễn Đặng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học,

Hà Nội.

14) Nhiều tác giả (2003), Giáo trình Văn học Việt Nam (1945 - 1975), Nxb

15) Hồ Hải (2008), Thơ lục bát Việt Nam hiện đại từ góc nhìn ngôn ngữ, Nxb Văn hóa thông tin.

16) Đỗ Đức Hiểu (2004), Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá, Từ

điển Văn học (bộ mới), Nxb Hà Nội.

17) Đỗ Đức Hiểu (1994), Đổi mới phê bình văn học, Nxb KHXH và Mũi

Cà Mau.

18) Thái Doãn Hiểu (2012), Phạm Thiên Thư với Đoạn trường vô thanh,

trieuxuan.info.

19) Nguyễn Thái Hòa (1999), Tiếng Việt và thể lục bát, Tạp chí văn học.

20) Nguyễn Văn Hoàn (1974), Thể lục bát từ ca dao đến Truyện kiều, Tạp chí Văn

học.

21) Hoàng Xuân Họa (2004), Giới thiệu các luật thể cách làm thơ, Nxb Văn

hóa dân tộc, Hà Nội.

22) Nguyễn Xuân Kính (1994), Về việc vận dụng thi pháp ca dao trong thơ trữ

tình hiện nay, Tạp chí văn học.

23) Đinh Trọng Lạc (2003), 99 biện pháp tu từ Tiếng Việt, Nxb Giáo Dục,

Hà Nội.

24) Hồ Tấn Nguyên Minh (2008) người phá kỷ lục thơ lục bát của Nguyễn Du,

Báo An Ninh

25) Hồ Tấn Nguyên Minh (2011), Phạm Thiên Thư - Người viết sử bằng thơ

Tạp chí văn hóa Nghệ An.

26) Phan Ngọc (1985), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ,

TP. Hồ Chí Minh.

27) Phan Ngọc (2001), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều,

NXB Thanh Niên, Hà Nội.

28) Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt Nam – Hình thức và

29) Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam (1975- 1990), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

30) Lư Nhất Vũ, Lê Giang (2005), Hát ru Việt Nam, Nxb Trẻ.

31) Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb KHXH, Hà

Nội.

32) Phan Diễm Phương (1998), Lục bát và song thất lục bát, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội.

33) Phan Diễm Phương (1995), Thể thơ dân tộc và sự sự chọn nền văn học

mới”,Tạp chí văn học.

34) Phan Diễm Phương (1988), Thơ lục bát ở một thế hệ nhà thơ hiện đại, Tạp

chí Văn học.

35) Phan Diễm Phương (1988), Những Biến đổi trên dòng thơ lục bát hiện đại,

Tạp chí Văn học.

36) Hà Quảng (1987), Một số cách tân trong thể thơ lục bát hiện đại, Tạp chí

Văn học.

37) Nguyễn Đan Quế (2002), Lục bát hậu Truyện Kiều, Nxb Thanh niên.

38) Trần Đình Sử (1995), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Vụ giáo viên,

Hà Nội.

39) Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn,

Hà Nội.

40) Trần Đình Sử (1998), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

41) Trần Đình Sử (1997), Thơ mới và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt

Nam, Nhìn lại cuộc cách mạng trong thơ ca, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

42) Trần Đình Sử (2002), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo Dục.

43) Trần Đình Sử (2002), Văn học và thời gian, NxbĐại học Quốc gia Hà Nội.

45) Vũ Văn Sỹ (1999), Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam(1945- 1995), Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội.

46) Nguyễn Quang Thắng (1999), Từ điển tác gia văn hóa Việt Nam, Nxb văn

hóa - thông tin, Hà Nội.

47) Đỗ Lai Thúy (1998), Con mắt thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

48) Nguyễn Thị Thúy (2009), Thơ lục bát Tố Hữu, Luận văn thạc sĩ, Đại

Một phần của tài liệu Thơ lục bát phạm thiên thư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 91 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w