7. Cấu trúc luận văn
1.2. Giới thiệu về thơ lục bát của PhạmThiên Thư
Phạm Thiên Thư là nhà thơ tuy xuất hiện khá muộn, nhưng có năng lực sáng tác rất mạnh, cho đến nay ông đã góp vào văn học khá nhiều tác phẩm với số lượng 126.000 câu thơ. Trong đó có đến 20.000 câu thơ lục bát trong tổng số toàn bộ số sách được in và xuất bản.
Tác phẩm viết theo thể lục bát đầu tiên có thể kể đến là trường ca Động hoa
vàng với 400 câu thơ được viết theo thể lục bát xuất bản lần đầu vào năm 1970 ở Sài Gòn và mới được NXB Văn Nghệ TPHCM tái bản tháng 1- 2006. Tác phẩm
được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành nhạc với bài hát cùng tựa đề Đưa em tìm
động hoa vàng.
Sự xuất hiện bất ngờ khoảng thời gian 1969 với ba ngàn hai trăm năm
mươi bốn 3254 câu thơ lục bát có tên Đoạn Trường Vô Thanh được xem như hậu
Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm đạt được giải Nhất Văn học (miền Nam) vào năm 1973.
Ông còn chuyển thành thơ 7 bộ kinh Phật giáo bằng thơ lục bát dài 12.000
câulấy tên là Kinh Hiền Hội Hoa Đàm in lần đầu năm 1971. Năm 2006 Nhà xuất
bản Văn Nghệ TPHCM tái bản. Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã xác nhận kỷ
lục “Kinh Hiền Hội Hoa Đàm bằng thơ lục bát dài nhất Việt Nam”.
Gần đây ông còn cho ra đời một tập thơ lục bát nhưng theo thể thức hát ru.
Đó là thi phẩm Hát ru Việt sử thi có độ dài 3.325 câu thơ lục bát, mở đầu từ thời
thượng cổ và kết thúc vào thời Tây Sơn. Tác phẩm được xem là một món ăn tinh thần nhằm nuôi dưỡng đời sống tâm hồn của lớp trẻ thời hiện đại.
Qua quá trình khảo sát trên, tôi thấy thơ lục bát chiếm số lượng khá lớn trong tổng số tác phẩm mà Phạm Thiên Thư đã sáng tác. Vì thế, có thể khẳng định rằng trong sự nghiệp sáng tác Phạm Thiên Thư, thơ lục bát chiếm một địa
vị quan trọng hàng đầu. Nói tới Phạm Thiên Thư là nói tới những tác phẩm thi ca lớn viết theo thể lục bát.
1.2.2. Một số nhận xét bước đầu về thơ lục bát của Phạm Thiên Thư
Qua khảo sát thơ Phạm Thiên Thư, tôi thấy thể thơ lục bát được ông sử dụng nhiều nhất và rất thành công. Nhiều bài lục bát của Phạm Thiên Thư mang phong vị ca dao rõ rệt, vì mang phong vị ca dao bất diệt của ngàn đời dân tộc Việt, nên dễ đi vào lòng quần chúng. Không chỉ thế câu lục bát của Phạm Thiên Thư còn rất giàu có và đa dạng. Nó vừa kết hợp được điệu lục bát biến thể cổ của tầng lớp bình dân đông đảo
“Rủ nhau kiếm củi trên nương Chất lên đống lửa bên đường lùi khoai
Lên mình trâu đực nằm dài
Nhìn mây nổi bỗng trở dài đăm đăm” (Trại hoa đỉnh đồi)
Vừa phảng phất lối đối từng vế của những câu thơ cổ điển trong Truyện Kiều như:
“Trước sau chẳng bến chẳng bờ Bước chân theo tiếng trúc tơ dặt dìu” (Đoạn trường vô thanh)
Phạm Thiên Thư là người kế thừa tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo và có bản lĩnh của mình. Tiếp thu phần hồn nhưng không dừng lại phần xác, mà đón lấy cái hương vị tinh hoa của thể thơ dân tộc, không dừng lại ở cái vẻ bề ngoài mà ở tâm hồn ben trong. Có thể thấy những vần thơ của ông được viết ra từ những dư ba của câu Kiều nào đó của Nguyễn Du nhằm làm tăng ý vị của câu thơ. Nhiều
câu thơ trong Đoạn trường vô thanh mang dáng dấp của những câu thơ có sẵn
toàn, hay một phần mà cái chính là trở về với hồn thơ dân tộc, làm cho hồn thơ của dân tộc hòa với hồn thơ của thời đại.
Ngôn ngữ Việt Nam vốn rất nhiều thanh điệu. Thể lục bát rất phù hợp với thính giác của người Việt Nam. Vì đây là một thể thơ tinh tế, uyển chuyển và phát huy đến mức cao nhất ưu thế về thanh điệu của ngôn ngữ dân tộc. Thơ lục bát ra đời trong tiếng hát ru và làm nên tiếng hát lời ru. Điều này, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc đã khai thác triệt để tính trầm bổng, dìu dặt, nhẹ nhàng của thể thơ lục bát bằng thủ pháp trùng điệp đối câu đối chữ đối ý
“Khi tỉnh rựu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”.
( Truyện Kiều)
Thơ lục bát của Phạm Thiên Thư như những bài hát ru nối tiếp nhau xuyên suốt trường kỳ lịch sử dân tộc từ thuở sương mù hình thành và quá trình dựng nước, giữ nước, phát triển đất nước của cha ông, lời ru bỗng từ đâu vọng lại, hình như được cất lên từ lòng mẹ hiền:
“À! Ơi! Cho cháu lời ru Cất từ cái thuở sương mù cha ông
Chim Hồng, chim Lạc qua sông Bay theo Việt sử từng dòng là thơ
Đêm đêm nhịp võng trăng mờ Trăng soi câu hát ru hời con tim” (Hát ru Việt sử thi)
Dù có nói ra hay không, lời ru câu hò, điệu hát chan chứa tình người, tình quê hương đất nước. Chính tình cảm ấy của nhà thơ đã hóa thân vào các vần thơ lục bát:
“À! Ơi! Một giải giang sơn Hôm nay ta có phải ơn bao người
Đất không tính giá vàng mười Tính bằng những lớp máu tươi anh hùng” (Hát ru giang sơn)
Hay:
“ Con ơi! Con ngủ cho lành
Chắt chiu nguyện ước gửi vành trăng non Mẹ nghèo có tấm lòng son
Giờ gieo câu đố - Con tròn mộng sau”
(Hát ru Việt sử thi)
Vẫn những dòng thơ lục bát, song Phạm Thiên Thư lại mang đến cho văn học miền Nam một nội dung mới. Hình ảnh các vị anh hùng, các cuộc chiến của quân dân ta thời phong kiến, đều được sử thi hóa mang nội dung mới:
“Ngày xưa có thần Kim Qui
Người cầm qui cách, khác chi muôn vàng Hẳn là tri thức Văn Lang
Giúp dân giúp nước không màng lợi danh” (Hát ru Việt sử thi)
Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Phạm Thiên Thư, có thể thấy việc sử dụng thể thơ dân tộc – thể lục bát và lục bát theo thể thức hát ru chiếm số lượng rất lớn. Chính vì thế mà thi sĩ họ Phạm này lại gần gũi với quần chúng hơn, mang đậm bản sắc dân tộc hơn. Đó là những dòng ca dao mới, trao vào tay những bà mẹ mới, hát vào tai đứa trẻ con nhỏ mới vào đời cho tròn cuộc sum vầy:
“Đoạn trường sổ gói tên hoa Xua là giọt lệ, nay là hạt châu
(Đoạn trường vô thanh) “Bãi ngô nương sắn láng giềng
Ngày xưa, bóng dáng bạn hiền chưa phai Con đường dẫn đến tương lai Phải chăng là nỗi cảm hoài trùng sinh” (Trại hoa đỉnh đồi)
“Áo dài tối tối đèn nhang
Rồi đem Quốc Sử dõi trang diệu huyền Thầy ngồi suy ngẫm triền miên Hương từ bàn lễ Gia Tiên thoảng về”
(Dã thoại quanh bếp lửa sương trắng)
Con người có quan điểm sống rạch ròi qua những lời ru tiếng hát:
“À! Ơi! Này nhớ một câu Chia là tự diệ t- Có đâu tại trời
Phải nhìn cho rõ thế, thời Đâu là thù địch đâu người anh em”
(Hát ru một câu - Hát ru Việt sử thi)
Đó cũng chính là quan điểm, thái độ của Phạm Thiên Thư đối với vận mệnh của dân tộc, lịch sử nước nhà. Đồng thời còn là thái độ câm phẫn của con người trước sự đàn áp của bọn giặc để giáo dục truyền thống yêu nước cho con cháu sau này cũng được cất lên từ tiếng hát ru da diết:
“ Giặc Minh chiếm giữ non sông Giả treo bảng dụ gọi dòng Trần ra
Bắt quan lại, buộc người già Xin Minh chủ cải nước là Giao Châu”
(Giặc Minh- Hát ru Việt sử thi)
Phạm Thiên Thư đã sử dụng lời thơ lục bát để thi hóa lời kinh, làm cho giáo lí của đức Phật gần gũi và dễ nhớ đối với mọi người:
Ngàn năm truyền đến bây giờ còn tươi. Còn vang vọng trái tim người, Tạo nên sức sống nơi nơi từ hòa”
Hay:
“Từ bi là cách nhiệm mầu, Tùy duyên bất biến có đâu ngại ngàn,
Kiếm dùng ngăn ác phù chân,
Lời dùng giải oán chúng nhân mọi đường”.
Có thể nói rằng việc sử dụng thể thơ lục bát của Phạm Thiên Thư đã góp phần quan trọng đưa nhà thơ lên địa vị là nhà thơ của dân tộc
Thành công xuất sắc của Phạm Thiên Thư là đã đưa câu thơ lục bát cổ điển tới một hình thức phát triển và phong phú. Những câu thơ ngọt ngào, uyển chuyển, nhịp nhàng, mà vẫn nói lên được điều cần nói về hiện thực lịch sử nước nhà cũng như về tình cảm của con người. Những câu thơ viết theo thể thơ dân tộc đã đạt đến trình độ mẫu mực. Giữa nội dung và hình thức có sự hài hòa nhuần nhuyễn, nên dễ nhớ và dễ hiểu. Điều đó cũng có nghĩa là thơ Phạm Thiên Thư mang nội dung mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên và tính dân tộc chan hòa làm một, thành chỉnh thể thống nhất của thơ Phạm Thiên Thư. Các bài thơ thuộc thể thơ dân tộc mang cách biểu hiện và hơi thở truyền thống và tính dân tộc nổi bật hơn cả. Nghĩa là dân tộc và hiện đại đã hòa huyện gắn bó chặt chẽ với nhau trong thơ lục bát của Phạm Thiên Thư.
Phạm Thiên Thư với những câu thơ lục bát đã nói lên cái đồ sộ, hùng tráng của cách mạng, lịch sử dân tộc. Nhà thơ đã khai thác triệt để khả năng diễn đạt của câu thơ lục bát truyền thống với văn học dân tộc để miêu tả thật sinh động về cuộc sống.
Thơ lục bát của Phạm Thiên Thư gần gũi với cuộc sống hằng ngày, ngoài lời ăn tiếng nói của nhân dân trong thơ Phạm Thiên Thư còn hay sử dụng những
thành ngữ, tục ngữ mang lại hiệu quả cao. Nhờ thế, điệu thơ cũng như tình thơ, trở nên tha thiết, vương vấn hơn trong thơ Phạm Thiên Thư. Chúng ta gặp lại cách làm đó, hay theo dạng thức đó trong một số bài thơ, câu thơ của Phạm Thiên Thư:
“À! Ơi! Cô bé nhà ta
Giặc vào tự có đàn bà cầm gươm” (Hát ru Việt sử thi)
“Mốt mai ta cũng theo chim Về thâu ngọc rớt vàng chìm sông Ngô” (Đoạn trường vô thanh)
Có những câu thơ được tác giả vận dụng theo ngôn ngữ của Nguyễn Du:
“Phải chăng từ cõi uyên tuyền Bước ta theo tiếng chim Quyên gọi hè
Rồi như hoa bưởi hoa lê
Ứng thân trắng nốt cơn mê cháy hồng” ( Trại hoa đỉnh đồi)
“Dù muôn dặm có bao xa Mà trong gang tấc vẫn là thiên thu”
Hay: “ Vượt qua đoạn lệ trở thành hoa tiên” (Đoạn trường vô thanh)
Với Phạm Thiên Thư, đó là sự tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo thêm thành cái độc đáo, đạt giá trị cao. Về phương diện này Phạm Thiên Thư đã đóng góp lớn vào thể thơ dân tộc. Đặc biệt với sự sáng tạo này Phạm Thiên Thư làm cho tính dân tộc hiện lên khá rõ nét, sâu sắc hơn và độc đáo hơn. Song đáng chú ý nhất là thể thơ lục bát của Phạm Thiên Thư tiếp nối suối nguồn của thi ca dân tộc Việt và thi ca Nguyễn Du, với lời thơ thanh nhã và siêu thoát.
1.3. Vị trí của Phạm Thiên Thư trong lịch sử thơ ca Miền Nam
Trong số các nhà thơ hiện đại Việt Nam hình như ít có ai không một lần đến với thể thơ này. Thậm chí nhiều người còn có thể đạt con số hàng chục, hàng
trăm bài chẳng hạn như: Tố Hữu, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy,…Tuy nhiên, mỗi
nhà văn đều có phong cách thơ khác nhau: có khi ngang tàng, ngạo nghễ, có khi da diết có khi dịu dàng đằm thắm .
Phạm Thiên Thư xuất hiện muộn ngưng bút sớm, mà sự nghiệp thi ca của ông vẫn đồ sộ. Năm 1975, mới ba mươi lăm tuổi ông đã có ngót chục vạn câu thơ. Phong phú là một đặc điểm của thế hệ văn nghệ sĩ bấy giờ.
Khi Phạm Thiên Thư đến với thi ca thì văn học có quá nhiều đỉnh cao chói lọi. Bóng râm của những cây đa, cây đề từ ngày xửa ngày xưa như Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, rồi gần hơn là Tản Đà, tiếp đến là Nguyễn Bính, Tố Hữu,...dường như đã tạo tiếng vang của một thời. Đó là chưa kể những gương mặt cùng thời Bùi Giáng, Đồng Đức Bốn, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Duy,...vốn là những cây bút điêu luyện. Nhưng theo quan niệm riêng của mình, bằng tình yêu đặc biệt cho văn học nhà thơ đã tìm đường mở lối cho thi ca miền Nam và tạo cho mình một giọng điệu riêng trên thi đàn.
Nếu Nguyễn Bính thuộc thế hệ những nhà thơ mới, một thế hệ nhà thơ đã có nhiều đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Đặc biệt đây cũng là nhà thơ có sở trường về thể thơ lục bát với đủ mọi cung bậc cảm xúc của những buồn vui, ngậm ngùi, cay đắng vừa như kể chuyện lại vừa như trữ tình. Song song đó Tố Hữu là gương mặt tiêu biểu cho thơ ca cách mạng Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Ông đưa vào thơ hình ảnh quần chúng, nói cái giọng quần chúng, nói cái tình kháng chiến, tình công dân. Cái tôi chuyển hóa thành cái ta, thơ ông hướng về quần chúng mà kêu gọi, động viên chia sẻ. Lối viết này tất nhiều nhà thơ đi sau ông bắt chước, thậm chí ảnh hưởng đến tư duy của cả giai đoạn thơ kháng chiến chống Mỹ.
Ở miền Nam những năm 1954- 1975 có nhiều gương mặt góp phần làm nên diện mạo cho văn học ở giai đoạn này: Bùi Giáng, Du Tử Lê, Nguyên Sa, Nguyễn Tất Nhiên,….Trong số đó Phạm Thiên Thư là một trong những thi sĩ tài hoa của thơ Việt Nam đương đại. Chẳng hạn Bùi Giáng đã làm, mới thể lục bát bằng chữ nghĩa trùng trùng điệp điệp, bằng sự đan cài từ Hán Việt và Thuần Việt, bằng tài hoa rất mực trong những lời cợt đùa như con trẻ, nói chuyện không đâu mà thành tư tưởng. Có thể thấy thơ của Bùi Giáng là thơ tư tưởng, kiểu ngôn ngữ của Bùi Giáng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều nhà thơ khác ở miền Nam đương thời.
Hay Du Tử Lê thử nghiệm cách tân lục bát, bằng cách dùng nhịp lẻ, nhịp chỏi, ngắt câu, xuống hàng,... Song với lối cách tân ấy Du tử Lê đã băm nát nhịp thơ, làm bầm dập thi thể, lục bát thành ngọng nghịu quá đổi.
Đặc biệt đến với Phạm Thiên Thư tiếp bước Nguyễn Du bằng lục bát sang trọng, ngôn ngữ trong veo. Lục bát của Phạm Thiên Thư đạt tới sự hòa điệu của tiếng Việt, giản dị, tính tư tưởng của thiền và chất trí tuệ phương Đông với
một hồn thơ thật tinh khôi. Nếu Nguyễn Du có Ðoạn trường tân thanh, ông
có Ðoạn trường vô thanh. Ở thi phẩm đồ sộ này, ông còn hơn cụ Nguyễn Du
những 20 câu lục bát. Nguyễn Du có thơ Chiêu hồn, ông cũng có Chiêu hồn ca.
Mặt khác, Phật có kinh Kim Cương, kinh Hiền Ngu, ông cũng phỏng soạn Kinh
Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ v.v.
Nhìn lại hành trình sáng tác của Phạm Thiên Thư, ta thấy ông là một ngòi bút đầy trách nhiệm, luôn có những cân nhắc tìm tòi trong sáng tạo nghệ thuật. Phạm Thiên Thư đã mang đến cho thơ một phong cách nghệ thuật độc đáo. Với những thành công ấy, Phạm Thiên Thư đã khẳng định được vị trí của mình trên thi đàn, góp phần thêm một tiếng nói mới cho thơ ca miền Nam hiện đại. Đặc biệt là thể thơ lục bát.
Chương 2
ĐẶC SẮC NỘI DUNG THƠ LỤC BÁT PHẠM THIÊN THƯ 2.1. Trữ tình hóa kinh kệ bằng thể thơ lục bát
Những tác phẩm thơ lục bát hoặc xen lục bát với các thể thơ khác của
Phạm Thiên Thư viết về kinh phật gồm có: Kinh Hiếu, Kinh Ngọc - Qua suối
mây hồng (Kinh Kim Cương), Hội hoa đàm (Kinh Hiền Ngu), Suối nguồn vi
diệu (Kinh Pháp Cú)...
Qua khảo sát chúng ta thấy có 12.000 câu thơ lục báttrong tổng số 20.000
câu viết về đề tài kinh phật, chiếm 24%.
Kinh phật ở miền Nam trong giai đoạn này là một đề tài lớn mà thi ca luôn hướng tới. Bên cạnh đó, bản thân Phạm Thiên Thư cũng từng là một tu sĩ phật giáo với pháp danh Thích Tuệ Không. Vì thế, ông được phú một năng khiếu thơ bẩm sinh, đặc biệt là thể thơ lục bát. Khác với các nhà thơ cùng thời, Phạm Thiên Thư đã có sự sáng tạo riêng từ nội dung đến hình thức trong sự nghiệp sáng tác của mình. Đặc biệt, ông dùng thể thơ lục bát để thi hóa kinh phật.