7. Cấu trúc luận văn
1.3. Vị trí của PhạmThiên Thư trong lịch sử thơ ca Miền Nam
Trong số các nhà thơ hiện đại Việt Nam hình như ít có ai không một lần đến với thể thơ này. Thậm chí nhiều người còn có thể đạt con số hàng chục, hàng
trăm bài chẳng hạn như: Tố Hữu, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy,…Tuy nhiên, mỗi
nhà văn đều có phong cách thơ khác nhau: có khi ngang tàng, ngạo nghễ, có khi da diết có khi dịu dàng đằm thắm .
Phạm Thiên Thư xuất hiện muộn ngưng bút sớm, mà sự nghiệp thi ca của ông vẫn đồ sộ. Năm 1975, mới ba mươi lăm tuổi ông đã có ngót chục vạn câu thơ. Phong phú là một đặc điểm của thế hệ văn nghệ sĩ bấy giờ.
Khi Phạm Thiên Thư đến với thi ca thì văn học có quá nhiều đỉnh cao chói lọi. Bóng râm của những cây đa, cây đề từ ngày xửa ngày xưa như Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, rồi gần hơn là Tản Đà, tiếp đến là Nguyễn Bính, Tố Hữu,...dường như đã tạo tiếng vang của một thời. Đó là chưa kể những gương mặt cùng thời Bùi Giáng, Đồng Đức Bốn, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Duy,...vốn là những cây bút điêu luyện. Nhưng theo quan niệm riêng của mình, bằng tình yêu đặc biệt cho văn học nhà thơ đã tìm đường mở lối cho thi ca miền Nam và tạo cho mình một giọng điệu riêng trên thi đàn.
Nếu Nguyễn Bính thuộc thế hệ những nhà thơ mới, một thế hệ nhà thơ đã có nhiều đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Đặc biệt đây cũng là nhà thơ có sở trường về thể thơ lục bát với đủ mọi cung bậc cảm xúc của những buồn vui, ngậm ngùi, cay đắng vừa như kể chuyện lại vừa như trữ tình. Song song đó Tố Hữu là gương mặt tiêu biểu cho thơ ca cách mạng Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Ông đưa vào thơ hình ảnh quần chúng, nói cái giọng quần chúng, nói cái tình kháng chiến, tình công dân. Cái tôi chuyển hóa thành cái ta, thơ ông hướng về quần chúng mà kêu gọi, động viên chia sẻ. Lối viết này tất nhiều nhà thơ đi sau ông bắt chước, thậm chí ảnh hưởng đến tư duy của cả giai đoạn thơ kháng chiến chống Mỹ.
Ở miền Nam những năm 1954- 1975 có nhiều gương mặt góp phần làm nên diện mạo cho văn học ở giai đoạn này: Bùi Giáng, Du Tử Lê, Nguyên Sa, Nguyễn Tất Nhiên,….Trong số đó Phạm Thiên Thư là một trong những thi sĩ tài hoa của thơ Việt Nam đương đại. Chẳng hạn Bùi Giáng đã làm, mới thể lục bát bằng chữ nghĩa trùng trùng điệp điệp, bằng sự đan cài từ Hán Việt và Thuần Việt, bằng tài hoa rất mực trong những lời cợt đùa như con trẻ, nói chuyện không đâu mà thành tư tưởng. Có thể thấy thơ của Bùi Giáng là thơ tư tưởng, kiểu ngôn ngữ của Bùi Giáng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều nhà thơ khác ở miền Nam đương thời.
Hay Du Tử Lê thử nghiệm cách tân lục bát, bằng cách dùng nhịp lẻ, nhịp chỏi, ngắt câu, xuống hàng,... Song với lối cách tân ấy Du tử Lê đã băm nát nhịp thơ, làm bầm dập thi thể, lục bát thành ngọng nghịu quá đổi.
Đặc biệt đến với Phạm Thiên Thư tiếp bước Nguyễn Du bằng lục bát sang trọng, ngôn ngữ trong veo. Lục bát của Phạm Thiên Thư đạt tới sự hòa điệu của tiếng Việt, giản dị, tính tư tưởng của thiền và chất trí tuệ phương Đông với
một hồn thơ thật tinh khôi. Nếu Nguyễn Du có Ðoạn trường tân thanh, ông
có Ðoạn trường vô thanh. Ở thi phẩm đồ sộ này, ông còn hơn cụ Nguyễn Du
những 20 câu lục bát. Nguyễn Du có thơ Chiêu hồn, ông cũng có Chiêu hồn ca.
Mặt khác, Phật có kinh Kim Cương, kinh Hiền Ngu, ông cũng phỏng soạn Kinh
Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ v.v.
Nhìn lại hành trình sáng tác của Phạm Thiên Thư, ta thấy ông là một ngòi bút đầy trách nhiệm, luôn có những cân nhắc tìm tòi trong sáng tạo nghệ thuật. Phạm Thiên Thư đã mang đến cho thơ một phong cách nghệ thuật độc đáo. Với những thành công ấy, Phạm Thiên Thư đã khẳng định được vị trí của mình trên thi đàn, góp phần thêm một tiếng nói mới cho thơ ca miền Nam hiện đại. Đặc biệt là thể thơ lục bát.
Chương 2
ĐẶC SẮC NỘI DUNG THƠ LỤC BÁT PHẠM THIÊN THƯ 2.1. Trữ tình hóa kinh kệ bằng thể thơ lục bát
Những tác phẩm thơ lục bát hoặc xen lục bát với các thể thơ khác của
Phạm Thiên Thư viết về kinh phật gồm có: Kinh Hiếu, Kinh Ngọc - Qua suối
mây hồng (Kinh Kim Cương), Hội hoa đàm (Kinh Hiền Ngu), Suối nguồn vi
diệu (Kinh Pháp Cú)...
Qua khảo sát chúng ta thấy có 12.000 câu thơ lục báttrong tổng số 20.000
câu viết về đề tài kinh phật, chiếm 24%.
Kinh phật ở miền Nam trong giai đoạn này là một đề tài lớn mà thi ca luôn hướng tới. Bên cạnh đó, bản thân Phạm Thiên Thư cũng từng là một tu sĩ phật giáo với pháp danh Thích Tuệ Không. Vì thế, ông được phú một năng khiếu thơ bẩm sinh, đặc biệt là thể thơ lục bát. Khác với các nhà thơ cùng thời, Phạm Thiên Thư đã có sự sáng tạo riêng từ nội dung đến hình thức trong sự nghiệp sáng tác của mình. Đặc biệt, ông dùng thể thơ lục bát để thi hóa kinh phật.
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, văn học Phật giáo chiếm một vị trí khá lớn. Những thiền sư – thi sĩ như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Khuông Việt,..Mãn Giác, Huyền Quang … đã tạo nên dòng thơ Thiền linh diệu suốt hai triều Lý – Trần. Một dòng thơ mà cho đến bây giờ và chắc chắn mãi về sau chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp minh triết và tinh thần nhân văn của nó. Đến thề kỷ XX, một thế kỷ nhiều vinh quang nhưng cũng quá nhiều cay đắng của người Việt, văn học lại chứng kiến sự xuất hiện của một nhà thơ Phật giáo: Phạm Thiên
Thư – “ người hiền sĩ ngồi bên lề cuộc sống ta bà, lặng yên thi hóa kinh phật”.
Trong thơ ông, ta tìm thấy những điều phong phú và mới lạ về tôn giáo. Giữa một thời lửa đạn, ông bình thản lập cho mình một cõi thi ca riêng: trong trẻo, trữ tình và đậm chất Thiền.
Phạm Thiên Thư đến với thi ca bằng một chấm phá cực kỳ thông diệu. Điển hình thi hóa kinh điển Phật giáo, để đưa giáo lý vào hồn nhân thế một cách dễ dàng hơn. Phạm Thiên Thư đã nhập tâm trường chay quán niệm trước thánh tượng chư Phật nhất là Quan Thế Âm, để hoàn thành 7 bộ kinh thi hóa, đem ánh
sáng soi rọi vào cái Trung Đạo chánh giác như Kinh Kim Cương thi hóa thành
Kinh Ngọc (Qua Suối Mây Hồng); Kinh Hiền Ngu thi hóa thành Kinh Hiền (Hội Hoa Đàm); Kinh Pháp Cú thi hóa thành Kinh Thơ (Suối Nguồn Vi Diệu)…
Cảm quan về nghệ thuật trong thơ của Phạm Thiên Thư mang đâm triết lý phật giáo:
“Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say”.
Từ một câu chuyện của gã từ quan coi thường danh lợi, chán ghét những thị phi, giành giật trong cõi đời mà tìm về nơi thông xanh suối biếc, nương náu chốn núi rừng, nhà thơ đưa người đọc đến với một không gian bát ngát, một không gian tĩnh lặng. Dây cũng chính là không gian của các nhà Nho tìm đến để thanh lọc tâm hồn mình. Tác giả bằng những thi ảnh mang đậm sắc thái tôn giáo để thể
hiện cảm quan về không gian nghệ thuật của cá nhân. Đó là: miền tuyết thơm,
suối tơ huyền, suối hoa rừng, cội thu xanh, đồi dạ lan, miền cỏ hoa, bến hoa tươi, đường lặng im, non xanh, thềm trăng, lưng núi phượng… Đó là những hình ảnh rất sang trọng, rất thanh thoát nhưng lại rất đơn sơ thuộc về một không gian thoát tục. Một không gian yên tĩnh, không phù phiếm và tất cả đều trong trạng thái vắng lặng trầm mặc.
Đặc biệt, không gian thoát tục ấy lại là một không gian được phủ đầy hoa, đầy trăng và tiếng chim. làm cho không gian trở nên tịch lặng, linh thiêng, thấm đẫm thiền vị. Đó là nơi con người có thể lắng lòng lại, thả hồn vào cõi thinh không để tìm sự bình an, thanh thản.
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan” ...
“Đất nam có lão trồng hoa
Mùa hoàng cúc nở ướp trà uống đông” ...
“Bông hoa trắng rụng bên đường
Cánh thơm thông điệp vô thường tuyết băng” ...
“Người về sao nở trên tay
Với hài đẫm nguyệt thêm dài gót hoa” ...
“Bóng trăng tịch mặc hiên nhà Thành đàn nảy hạt tỳ bà quyện hương”
...
“Tiếng chim trong cõi vô cùng Nở ra bát ngát trên rừng quế hương”
...
“Mười con nhạn trắng về tha Như lai thượng trụ trên tà áo xuân”
...
“Hạc xưa về khép cánh tà Tiếng rơi thành hạt mưa sa tần ngần"
Bên cạnh không gian yên tĩnh mang đậm thiền đạo, Phạm Thiên Thư còn có quan niệm về thời gian là vĩnh cửu, đó là thời gian mùa xuân, thời gian khởi đầu cho một năm, mùa của hạnh phúc và niềm vui. Đó là mùa xuân ở động hoa vàng, một không gian tĩnh lặng, tràm mặc, nơi con người sống giữa thiên nhiên để tâm hồn thanh tịnh:
“Mùa xuân bỏ vào suối chơi Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa”
...
“Có con cá mại bờ xanh
Bơi lên nguồn cội tắm nhành suối xuân Giữa dòng cá gặp phù vân
Hỏi sao mây bỏ non thần xuống chơi”
Ngay cả khi hoài niệm về tình yêu thì thời gian hoài niệm vẫn là thời gian mùa xuân:
“Con khuyên nó hót trên bờ Em thay áo tím thờ ơ giang đầu
Nhớ xưa có kẻ lên lầu
Ngày xuân gieo nhẹ trái cầu gấm hoa”
Hiểu được lẽ vận hành của tạo vật, thoát khỏi tham, sân, si thì tâm hồn sẽ đạt đến cảnh giới của mùa xuân an lạc, không còn buồn khổ sầu lo. Mùa xuân trong cảm quan của Phạm Thiên Thư không chỉ là mùa xuân của ngoại giới mà còn là mùa xuân của tâm tưởng khi con người đã từ bỏ tất cả những giành giật, đua chen mà tìm tới cõi tịch diệt của Thiền tông. Đó có lẽ là mùa xuân vĩnh cửu mà Mãn Giác Thiền Sư đã nói đến trong bài kệ nổi tiếng của mình:
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
(Cáo tật thị chúng)
Sự sáng hóa do tâm thức Phạm Thiên Thư mong muốn kinh Phật đi thẳng vào tâm hồn người Việt một cách dễ dàng gần gũi, như một thừa truyền dân dã, thông thấu bình dị:
Đạo hiền tụng biến mưa mau: “Thế gian như thể dưới cầu nước xuôi.
Vô thường chuyển khắp trời, người, Sinh ra khổ lụy nào rời tấm thân.
Cõi đời, ôi, áng phù vân! Hợp tan, tan hợp bao lần có không.
Thân ta một nắm bụi hồng, Khác chi lòng suối in dòng chim bay.”
Nghe xong diệu pháp khai bày, Chép kinh thơ nọ sai người tụng rao. (Hội hoa đàm)
Là một nhà sư, Phạm Thiên Thư đã dốc toàn tâm tu hành. Nhưng ông không phải là một tu sĩ khổ hạnh ép xác “khắc kỷ phục lễ”, Phạm Thiên Thư tu theo lối riêng. Là một nhà sư, Phạm Thiên Thư đã dốc toàn tâm tu hành. Nhưng ông không phải là một tu sĩ khổ hạnh ép xác “khắc kỷ phục lễ”, Phạm Thiên Thư tu theo lối riêng. Đạo Phật đã thấm vào tâm trí của Phạm Thiên Thư, Người đã mang hơi thở của thiền đạo đúng với cốt cách của một thi sĩ hào hoa hơn là một đệ tử của Phật. Lấy các giáo lý của đạo Phật làm nền tảng tư tưởng. Ông luôn mang khát vọng dấn thân với ý tưởng táo bạo muốn Việt hoá, thi hoá, trẻ hoá đạo Phật. Ông đã cả gan viết lại kinh Phật bằng ngôn ngữ của thi ca và người đã tỏ ra khá tinh tế, lịch lãm trung thành với nguyên bản ý kinh.
Chẳng hạn: Bài kệ chính yếu của Kinh Kim cương, Phật dạy: "Nhược dĩ sắc
kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai"
Dịch nghĩa: (Nếu đem sắc tướng để mong nhìn thấy ta, hoặc đem âm thanh để
nhận biết ta thì người ấy đã lạc đường, không thể nào gặp được Như Lai). Phạm Thiên Thư đã thi hoá với hình tượng như sau:
“Dùng thân vàng thấy Phật Dùng khánh ngọc cầu ta
Đũa ngọc gắp sao tà”.
(Kinh Ngọc)
Vì thế có thể thấy những thi phẩm của Phạm Thiên Thư có sức quyến rũ kỳ lạ khi bước vào ngưỡng của vô sinh của đạo Pháp. Phạm Thiên Thư đặt trọn thi ca cùng song bước vào ngõ quy y tam giới và ông đã tạo ra những tác phẩm văn chương thấm nhuần đạo vị trong cõi nhân sinh.
Với cung cách đó, Phạm Thiên Thư đã cất công nỗ lực hết mình soạn lại
Kinh Kim Cương thành Kinh Ngọc; Kinh Hiền Ngu thành Kinh Hiền, Kinh Hiếu;
Kinh Pháp Cú thành Kinh Thơ. Ông trở thành người rao giảng về những Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ..., ông đã thi hóa Kinh Kim Cương Bát - Nhã của Phật giáo.Với hàng chục ngàn câu thơ lục bát khá nhuần nhuyễn chở nặng những ngụ ngôn, truyền thuyết, huyền thoại, giáo huấn, với một bút pháp biến hoá. Tuy nhiên, Phạm Thiên Thư đã không nhìn nhận Kinh Phật như một văn bản để tụng niệm mà nhìn nó dưới góc độ một tác phẩm thi ca. Vẫn là nội dung kinh phật, nhưng Phạm Thiên Thư thu hút người đọc bằng hình thức thơ lục bát nhịp nhàng, cân đối khiến cho những tư tưởng kinh phật ấy vừa mang tính truyền cảm vừa mang tính tuyền tụng rộng rãi đối với người đọc:
Khơi trầm thơm tụng kinh Hiền, Núi Đông thoát hiện một viền gương nga.
Vườn nhài đơm trắng ngàn hoa, Tầm hương chim cũng la đà bay sang.
Nến rơi lã chã giọt vàng, Trang kinh lấp lánh đôi hàng sao in.
...
Soi trăng chênh chếch mái Tây, Đem kinh diệu nghĩa diễn bày thành thơ. (Hội hoa đàm)
Tôn giáo thường đem mình đồng hoá mọi người, còn Phạm Thiên Thư làm thơ là tìm cách phân thân mình ra thành một người khác để ngắm nghía mình rõ hơn. Nếu một sư ông chỉ chắm chúi miệt mài với kinh kệ thì không thể trở thành một thi nhân. Vì thế, điểm đáng phục ở Phạm Thiên Thư là từ các bộ kinh Phật ông đã diễn thành những trường thiên thơ lục bát mang hồn cốt dân tộc . Chính vậy,
Thượng tọa Thích Tâm Giác khi giới thiệu trong cuốn Hội Hoa Đàm (Kinh
Hiền): “Phạm Thiên Thư đã mở ra một trang sử mới cho nền văn học Phật giáo
Việt Nam, trong việc thi hóa kinh Phật, và mang giáo nghĩa giải thoát vào thi ca dân tộc. Mỗi khi nghe lời thơ Đạo Ca, ngâm Đoạn Trường Vô Thanh và đọc Kinh Ngọc, Kinh Thơ, Kinh Hiền… của thi sĩ họ Phạm, người ta như thể không còn phân biệt nổi biên giới giữa Đạo và Đời mà dường như bị hút vào một dòng sinh lực không gian vô tận dung hòa mọi tư tưởng nhân sinh. Phải chăng, đó là nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam đã hơn một lần chói sáng qua triều đại Lý –
Trần.”[53] Chẳng hạn: Ông đã Việt hoá biến đức Thích Ca Mầu Ni thành đức
Phật của Việt Nam, Ấn Phật thành Việt Phật.
Lòng thành cảm đến Phật thừa, Quán Thế Âm hóa giải mưa biến thần.
...
Tối qua tìm gặp Thế tôn,
Đến đây cầu đạo chân thường thế gian. Hai vị chứng quả Đà - hoàn, Lìa ba đường dữ, Niết-bàn là nơi.”
...
Ngày kia sinh hạ một trai,
Sương thành hoa gấm bay lơi xuống thềm. Hương dâng ngát thoảng quanh miền,
Nhân đây mới đặt Hoa Tiên tên người. Lớn lên phúc huệ tuyệt vời, Dáng như mai hạc, tính trời từ bi.
(Hội hoa đàm)
Ngoài ra, ông còn sử dụng lời thơ để thi hóa lời kinh, làm cho giáo lý của đức Phật gần gũi và dễ nhớ đối với mọi người:
Lời vàng dậy đỉnh non xưa Ngàn năm truyền đến bây giờ còn tươi
Còn vang vọng trái tim người Tạo nên sức sống nơi nơi từ hòa (Động hoa vàng)
Hay:
Từ bi là cách nhiệm mầu
Tùy duyên bất biến có đâu ngại ngàn Kiếm dùng ngăn ác phù chân
Lời dùng giải oán chúng nhân mọi đường ....
Tay đeo vòng ngọc xênh xang Áo em bay giải tơ vàng thiết tha
Bước chân tìm chán ta bà Ngừng đây nó hỏi: đâu là vô minh (Động hoa vàng)
Sức quyến rũ của thi ca, hầu như vẫn được Phạm Thiên Thư ôm hồn gói