7. Cấu trúc luận văn
3.2. Ngôn ngữ thơ lục bát của PhạmThiên Thư
Ngôn ngữ giữ một vai trò quan trọng trong thơ ca. “Đó vừa là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng diệu kỳ, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc động” [5]. Chiều sâu của sức suy nghĩ , tính chất mẫn cảm và tinh tế của sức sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn...tất cả chỉ có thể đến với người đọc thông qua vai trò của ngôn ngữ. Sự tổ chức ngôn ngữ trên cơ sở của hệ thống nhịp điệu, tính chất tối đa về nghĩa trên một đơn vị diện tích ngôn ngữ hẹp nhất. Hơn một phạm vi nào hết, quy luật về mối quan hệ giữa nộ dung và hình thức được thể hiện một cách tinh tế thông qua những hình thái thâm nhập và chuyển hóa.
Ngôn ngữ thơ ca là sự biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc, mĩ lệ, phong
phú của ngôn ngữ. Nói như Maiacôpxki, quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng giống như người lọc quặng radium, lọc lấy tinh chất, tìm ra trong cái bộn bề của những tấn quặng, những từ đẹp, ánh sắc kim cương. Thơ và ngôn ngữ thơ phải cô đọng, giàu sức biểu hiện. Trong một câu thơ, một bài thơ , chỉ cần mottj cách nói chă thật sát đúng, một chữ dùng tùy tiện đã làm giảm đi nhiều cảm xúc thẩm mĩ đối với bài thơ. Một sự tìm tòi công phu, chọn lọc có sáng tạo là nhiệm vụ thường xuyên có ý thức của nhà thơ với phương tiện biểu hiện phong phú và rất biến hóa. Chính vì vậy, ngôn ngữ thơ trữ tình là thứ ngôn ngữ chọn lọc, giàu hình ảnh, giàu tính nhạc và dồi dào tính biểu hiện.
Trong khi đó, ngôn ngữ Việt Nam vốn giàu thanh điệu, vốn chuộng sự nhịp nhàng. Thể thơ lục bát rất hợp với thính giác của người Việt Nam, vì nó uyển chuyển để phát huy đến mức cao nhất ưu thế về thanh điệu của ngôn ngữ dân tộc. Thơ lục bát đã ra đời trong tiếng hát và làm nên tiếng hát, lời ru. Thể loại lục bát là thể loại có nguồn gốc dân dã, nó phải duy trì tính dân dã này trong ngôn ngữ ở một trình độ cần thiết. Vì thế mỗi nhà thơ đều tận dụng khả năng sẵn
có để phá vỡ tính dân dã của nó, và Nguyễn Du rất có ý thức đã khai thác triệt để tính trầm bổng, dìu dặt, nhịp nhàng của thơ lục bát bằng thủ pháp trùng điệp, đối chữ, đối câu, đối ý. Phạm Thiên Thư đã sử dụng rộng rãi các thủ pháp, bút pháp nghệ thuật vào trong ngôn ngữ thơ lục bát.
Ngôn ngữ thơ Phạm Thiên Thư thuộc ngôn ngữ thơ trữ tình điệu nói, khác với thơ cổ điển thuộc lối ngâm vịnh. Thành tựu xuất sắc này của Phạm Thiên Thư cũng là của thơ ca Việt Nam hiện đại và có lẽ bắt đầu từ thơ mới lãng mạn của những tác giả như Thế Lữ, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nguyễn Bính. Những nhà thơ mới đã góp phần khẳng định chắc chắn cho thơ trữ tình điệu nói. Trong khi phần lớn thơ ca chưa thoát khỏi sự ràng buộc khỏi câu thơ trữ tình điệu ngâm, thì Phạm Thiên Thư chính là nhà thơ phát triển thơ trữ tình điệu nói trong
lĩnh vực thơ đạo và lịch sử, đưa tiếng nói của đạo Pháp và những câu chuyện
lịch sử vào trong thơ, nâng tiếng nói tâm tình của bản thân thành tiếng nói chung của thời đại cũng như của phật giáo. Thơ trữ tình điệu nói có những khả năng mà điệu ngâm không có được như: dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, cho phép nhà thơ bộc lộ thái độ, tư tưởng lập trường, tình cảm của mình một cách dứt khoát. Do đó, ta bắt gặp trong thơ Phạm Thiên Thư những chữ tôi hoặc ta. Cái
tôi trong thơ Phạm Thiên Thư khơi dậy một nguồn năng lượng mới trong thơ
đạo và thơ về lịch sử:
“Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say” (Động hoa vàng)
Hay: “Ta từng hỏi nước mênh mang
Rằng đi rồi có nhớ trang trại hồng” ...
Ta khoanh tay đọc nốt trang thánh hiền” (Trại hoa đỉnh đồi)
“Ta từ quê cũ Châu Phong
Nếp nhà thư kiếm, Lạc Long dõi nguồn” …
Ta đi trong áng mây dời
Tung cờ vĩnh cửu chơi vơi lá sầu” (Đoạn trường vô thanh)
Trong thơ lục bát của Phạm Thiên Thư ta còn thấy từ ngữ chiêm xen, hô ngữ, thán từ xuất hiện dày đặc làm cho lời thơ đầy ắp giọng điệu cảm xúc:
“ Con ơi! Con có làm sao Mẹ đây còn sống thế nào hở con
Trẻ kia hé mắt héo hon Nấc lên nhìn mẹ như còn thiết tha
Buông thây con - mụ khóc òa
Rú lên chồm đến người nhà vương tôn” (Đoạn trường vô thanh)
Hay:
“ À! Ơi! Câu hát mù sương
Mong con làm chuyện phi thường mai sau À! Ơi! Con nước qua cầu
Khác chi Việt sử - tiếp câu chuyện này” ( Hát ru việt sử thi)
Mới nghe qua thật giản dị biết bao nhưng chính những yếu tố ấy lại đạt đến mức cao siêu, ít thấy trong thơ văn. Và chính những lời lẽ hết sức giản dị
được thốt ra từ tiếng lòng của thi nhân đã gieo vào lòng người đọc những cảm xúc khó quên, thật xúc động biết bao:
“ Quê nhà dù cất mái tranh Mà trong thân tộc, mà quanh bạn bè
...
Tiểu Nguyện vừa ghé tới nơi Mẹ ơi con chẳng muốn rời bà đâu”
(Đoạn trường vô thanh)
Trong nhiều trường hợp thơ lục bát của Phạm Thiên Thư đã tái hiện các lời đối thoại, lời độc thoại mang giọng điệu riêng. Những đặc điểm cú pháp ấy hợp thành đặc trưng thơ trữ tình điệu nói của Phạm Thiên Thư. Điều đó có thể thấy Phạm Thiên Thư đã có sự đổi mới nhịp điệu câu thơ truyền thống, qua thống kê thơ lục bát Phạm Thiên Thư, các trường hợp ngắt nhịp ở chữ thứ 1, chữ thứ 3 trong câu 6 và 1, 3 hoặc 4 trong câu 8 đã trở thành một dấu hiệu đặc trưng:
“ Trên dòng tơ/ dưới dòng tơ Hai dòng thêu/ một đóa mơ nhạt nhòa”
...
“ Người đạt đạo/ kẻ tài hoa Tiếng đàn chừng mở/ riêng ta mỗi trời” (Đoạn trường vô thanh)
Dần về sau tiếng thơ của ông lại trở về tích tụ trong những suy nghĩ giàu trí ruệ và giá trị nhân bản, một bản lĩnh, một nhân cách được khẳng định trước những đổi thay của cuộc đời dưới ánh sáng của kinh Phật. Cách ngắt nhịp ấy
càng được Phạm Thiên Thư thể hiện rất thành công trong thi phẩm Hát ru Việt
sử thi
“ Bại binh mặt/ dạn mày dầy Về Yên Kinh/ bại keo này cạch luôn”
Hay:
“Trần Quang Khải/ Hưng Đạo Vương Đổ hai đại thụ/ đau thương vô cùng” (Hát ru Việt sử thi)
Đó là sự ngắt nhịp tạo nên do việc đưa lời nói vào thơ, vì hiện tượng và các sự kiện lịch sử trong đời sống đời sống không dễ dàng diễn đạt theo nhịp chẵn cân đối, nhịp nhàng của thơ lục bát truyền thống.
Là thơ trữ tình, thơ lục bát của Phạm Thiên Thư đã tạo được chất liệu ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ngôn ngữ thơ của Phạm Thiên Thư có khi rắn rỏi, dõng dạc, khúc chiết của một nhà tuyên truyền về đạo Pháp, có khi là ngôn ngữ của một nhà sư trăn trở với vận mệnh dân tộc, có tiếng nói mến thương ruột thịt của mọi nhà. Điều đó có thể thấy ngôn ngữ thơ lục bát của Phạm Thiên Thư đủ sắc màu, giai điệu, “sang trọng” lẫn “bình dân”. Có những vần thơ lung linh huyền ảo, bay bổng, nhẹ nhàng thoát tục, dễ đưa tâm hồn người lâng lâng vào cõi thiên thai, mơ hồ.
Những câu thơ tha thiết, nồng nàn:
“Thôi thì em mặc áo xanh Cho hồn ta ẩn bên nhành kết thơ
Thôi thì em rủ tóc tơ
Cho ta tựa gốc sương mờ tịnh tâm Thôi thì em nguyện lâm râm Cho ta ngửi nẫu môi trầm như lai
Lỡ không cái gã địa tài
Đắp chăn gã ngủ giấc dài trong tôi Một mai ta có luân hồi
Tái sinh lại giữa khóe môi em hồng…” (Khúc tự tình phù du)
Có những câu ngang tàng khí phách:
“….Vó ngựa qua cầu còn mây mù Khói phù hư dong nốt phù du Xốc xếch đeo túi thơ bầu rượu Cùng cỏ hoa vẫy chào xuân thu Khua mái chèo cuốn cả thiên thanh Thuyền chở xuân gỗ cùng đơm nhành
Vỗ bầu rượu hát câu chuốc rượu Gạc chân mây nổi giữa dòng xanh…” (Ngày xưa Tù Thức)
Có khi phiêu diêu thoát tục:
“….Ðất Nam có lão trồng hoa Mùa hoàng cúc nở ướp trà uống đông
Lại đem bầu ngọc ra trồng
Bầu khô cất nậm rượu hồng uống xuân ...
Người vui ngựa chợ xe thành Ta leo cầu trúc bên ghềnh thác rơi
Theo chân chim gặp mây trời Lại qua khói động hỏi người tu non….
…
Gối tay nệm cỏ nằm say Gõ vào đá tụng một vài biển kinh
Mai sau trời đất thái bình
Về lưng núi phượng một mình cuồng ca”
Bên cạnh đó, ngôn ngữ thơ lục bát của Phạm Thiên Thư đã góp phần tạo nên tính đại chúng, để nói lên được triết lý thiền sâu xa trong đời sống và con người Việt Nam. Với cách nói ấy, khiến cho thơ lục bát của Phạm Thiên Thư có được một sức sống mới trên thi đàn văn học miền Nam:
“Thế nên trí thức Văn Lang.
Dễ theo Phật giáo - Ấn đang truyền vào. Đạo theo những cánh buồm cao. Du Tăng Đông Độ ghé vào Giao Châu.
Tạo nên nề nếp ban đầu.
Càng yêu dân tộc - càng sâu sức Thiền.” (Hát ru Việt sử thi)
Ngôn ngữ thơ Phạm Thiên Thư là ngôn ngữ giàu hình ảnh khá phong phú và điêu luyện. Thơ Phạm Thiên Thư không thiếu những thi ảnh về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên, những thi ảnh thật đẹp:
Thiên nhiên hiện lên thật lung linh huyền ảo:
“Sông Thu uốn lọn tơ vàng Bèo xuôi biêng biếc, sóng vang dập dìu
Chim di xao xác đường chiều Dường tha lác đác ít nhiều hạt sương
Non nghiêng vách tía trời hường Sau lưng cửa núi mây vương mịt mờ” (Đọa trường vô thanh)
Thi ảnh về tôn giáo xuất hiện rất sinh động trong thơ Phạm Thiên Thư:
“Khơi trầm thơm tụng kinh Hiền, Núi Đông thoát hiện một viền gương nga.
Vườn nhài đơm trắng ngàn hoa, Tầm hương chim cũng la đà bay sang.
Nến rơi lã chã giọt vàng,
Trang kinh lấp lánh đôi hàng sao in” (Hội hoa đàm)
Ngoài ra khi nói chuyện lịch sử Phạm Thiên Thư đã sử dụng chất liệu ngôn ngữ của một thiền sư:
“ Bỏ ngoài để lọc cái trong Đạo Nho, Đạo Lão – thêm lồng sức ta
Tạo nên tổng lực dung hòa
Quy nguyên tam giáo – càng xa càng đầy” ( Hát ru Việt sử thi)
Có thể nói, khi Phạm Thiên Thư thể hiện bằng thể thơ lục bát chính là vận dụng thể thơ cổ truyền của dân tộc, nhưng căn bản thơ lục bát của ông là thơ trữ tình điệu nói. Ngôn ngữ thơ lục bát của Phạm Thiên Thư vì vậy vừa có cái trang nghiêm trong lời nói của một “thiền sư”, nhưng vừa có cái cái đằm thắm của một tâm hồn rộng mở, vừa giàu giọng điệu đời sống, vừa độc đáo, vừa hiện đại.