7. Cấu trúc luận văn
3.3. Giọng điệu thơ lục bát của PhạmThiên Thư
Giọng điệu là một phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học, đồng thời nó là thước đo không thể thiếu để xác định tài năng, phong cách của một nhà văn. Từ lâu trong mỹ học phương Đông giọng điệu đã được nhắc đến trong các khái niệm gần gũi với nó như “hơi văn”, “điệu văn”…
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập
trường tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cảm thụ
xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm...” [10]. Bên
cạnh đó, giọng điệu còn phản ánh lập trường xã hội, tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng
truyền cảm cho người đọc. Đối với một tác phẩm văn học, giọng điệu bao giờ cũng được tổ chức một cách công phu, nó là kết quả của một quá trình sáng tạo thực thụ để tạo dấu ấn riêng cho mỗi tác giả. Theo Trần Đình Sử: “giọng điệu là sự bểu hiện lập trường, tư tưởng, cảm xúc chủ thể, là cách lý giải và chiếm lĩnh hiện thực của thi nhân” [40]. Trong lịch sử văn học, các nhà thơ lớn bao giờ cũng biết vươn lên để hình thành giọng điệu cá nhân, đặc biệt là trong văn học hiện đại.
Không giống như các thể loại khác, thơ trữ tình được nói đến như một “bản tự thuật” tâm trạng. Thơ chính là những mảnh tâm trạng điển hình, những nhát cắt của cảm xúc mãnh liệt, cho nên nó chỉ thừa nhận ngữ điệu của chính tác giả hoặc của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên, theo tiến trình của lịch sử thơ ca, mỗi nhà thơ đều có giọng điệu riêng. Chẳng hạn: thơ mới mang giọng điệu buồn thương ảo nảo, thơ 1945 – 1975 ra đời trong hoàn cảnh cả nước một lòng chiến đấu nên mang giọng điệu hùng tráng mạnh mẽ.
Trên nền tảng thơ lục bát, Phạm Thiên Thư đã tạo cho mình một giọng điệu riêng không hòa lẫn với ai. Đó là giọng điệu đa thanh của một tâm hồn thơ phong phú, phù hợp với đặc trưng của thơ trữ tình điệu nói. Gắn với mỗi đề tài riêng, với những đối tượng riêng, ông lại có giọng điệu riêng cho lời thơ của mình.
Điều khó khăn nhất của người cầm bút chính là sự pha trộn giọng điệu cảm xúc. Chẳng hạn vừa nghiêm túc vừa cười cợt, vừa uyên bác lại vừa bình dân, vừa triết lý lại vừa thích thảng. Trong lục bát của Phạm Thiên Thư, những chi tiết tưởng chừng như của lời nói đời thường dân dã, của văn xuôi, của tiểu thuyết. Thế nhưng, nó lại xuất hiện thật trẻ trung, dí dỏm:
Ẵm con ra suối rửa chân Me ta khỏi vỡ phù vân bến này ( Trại hoa đỉnh đồi)
Đọc lục bát của Phạm Thiên Thư, ta bắt gặp nhiều câu thơ mang giọng điệu cười đùa dí dỏm của một thiền sư, tế nhị hoặc có khi ngọt ngào thủ thỉ tâm tình giống như ru:
“Hỏi con hạc đậu bờ kinh Cớ sao lận đận cái hình không hư
Vạc rằng thưa bác Thiên Thư Mặc chi cái áo thiền sư ỡm ờ”. (Động hoa vàng)
Hay:
Ông cha từ thuở sương mù Vung cây rùi đá tiếp thu núi rừng
Nhìn lên thăm thẳm chín từng Gió, mưa, sấm, sét – một vừng siêu nhiên ( Hát ru Việt sử thi)
Đôi lúc ta lại bắt gặp một giọng triết lý của một thiền sư:
Đời Kiều trải mấy nhục vinh Ngã, Nhân đã vượt, thế tình đã qua
Đoạn Trường sổ gói tên Hoa Xưa là Giọt Lệ - nay là Hạt Châu
(Đoạn trương vô thanh)
Hay:
“ Từ bi là cách nhiệm mầu Tùy duyên bất biến có đâu ngại ngàn
Kiếm dùng ngăn ác phù chân
Lời dùng giải oán chúng nhân mọi đường”
(Động hoa vàng) Là nhà thơ trữ tình điệu nói, Phạm Thiên Thư đã tạo ra nhiều dạng nói
phong phú cho thơ đạo và những câu chuyện về lịch sử. Thơ lục bát của Phạm Thiên Thư là cả thế giới thơ của hát ru. Vì thế, ngôn ngữ thơ vô cùng đa dạng vừa có chất vừa có hồn.