Một số thủ pháp, bút pháp trong thơ lục bát của PhạmThiên Thư

Một phần của tài liệu Thơ lục bát phạm thiên thư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 69 - 76)

7. Cấu trúc luận văn

3.4. Một số thủ pháp, bút pháp trong thơ lục bát của PhạmThiên Thư

Thơ lục bát của Phạm Thiên Thư, đôi lúc có cách tổ chức câu thơ, cách hiệp vần, luật bằng trắc,… khác với lục bát chỉnh thể, ta gọi là lục bát biến thể. Trước tiên, khi nói đến lục bát Phạm Thiên Thư là nói đến sự bất thường trong câu thơ. Khác với với câu trong văn xuôi và trong ngữ pháp thông dụng, câu thơ thường được tổ chức một cách đặc biệt không tuân theo quy tắc bắt buộc nào cả. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc gọi đó là “cách tổ chưc ngôn ngữ một cách quái đản để bắt người đọc phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ. Nhà thơ có thể sử dụng các kiểu câu khác thường như câu đảo, câu vắt dòng, câu trùng điệp… mà không làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận ngữ nghĩa của tác phẩm văn học. Ngược lại, những cấu trúc được coi là khác lạ về hình thức trong văn học là cá biệt đối với ngôn ngữ chung đôi khi lại có vai trò quan trọng trong thi ca” [26]. Chẳng hạn, câu thơ sau đây của Huy Cận là một câu thơ có cấu trúc bất thường:

“Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Bằng việc đảo ngữ, Huy Cận đã khắc họa được kiếp sống nổi trôi vô định giữa khoảng không gian mênh mông rộng lớn.

Nếu không có quy tắc ngữ pháp chuẩn mực câu thơ sẽ được cấu trúc lại là:

Một cành củi khô lạc giữa dòng”. Rõ ràng, cấu trúc chuẩn mực đã khiến cho hình ảnh thơ trở nên quá cụ thể, vì vậy làm mất đi sự suy tưởng của nhà thơ trước kiếp người nhỏ nhoi, vô định mà cấu trúc bất quy tắc đã gợi lên. Như vậy, sự “quái đản” về ngữ pháp của ngôn ngữ thi ca đã giúp mỗi nhà thơ chuyển tải được những tầng nghĩa phức tạp và tinh tế. Cấu trúc bất bình thường của câu thơ đã đưa đến cho người đọc các giá trị thông tin mới cao hơn, độc đáo hơn.

Trong lịch sử văn học, cú pháp câu thơ có sự vận động phát triển theo từng giai đoạn và từng loại hình thơ ca. Trong thơ cổ điển, câu thơ thường có cú pháp

độc lập, mỗi câu thơ là một đơn vị tương đối hoàn chỉnh về ngữ nghĩa, ngữ pháp và thường trùng khít với dòng thơ. Cùng với sự thay đổi về tư duy thơ và quan niệm nghệ thuật, các nhà thơ hiện đại có những cách tân so với thơ ca truyền thống về mọi phương diện, trong đó có cả hình thức câu thơ. Nhìn tổng thể, câu thơ hiện đại trùng khít với dòng thơ, nhưng lại có nhiều trường hợp một dòng thơ bao gồm nhiều câu thơ ngữ pháp hoặc ngược lại nhiều dòng thơ chuyên chở một câu thơ ngữ pháp. Câu thơ có khi được mở rộng, co giản linh hoạt, số lượng hư từ và những từ có chức năng tạo nhạc tính tăng lên, nhịp ngắt cũng biến hóa linh hoạt.

Hiện tượng tách dòng, tức ngắt dòng thành nhiều đoạn nhỏ - hoặc chia thành dạng bậc thang từng xuất hiện trong thơ tự do cũng được nhà thơ sử dụng khá phổ biến trong thơ lục bát:

“Sườn non Hiên cỏ lợp mây

Sương trên cành biếc họp bầy long lanh Chiều qua

Trại xõa tóc xanh Sáng nay trang trại Khoác khăn sương hồng

( Trại hoa đỉnh đồi)

Hay:

“Đoạn trường Sổ gói tên hoa

Xưa là giọt lệ nay là hạt châu”

(Đoạn trường vô thanh)

Hay:

Cò bay nắng cũng nhuốm vàng như hoa Gọi nhau

Xuống cụm thôn xa Tiếng thê thiết động mái nhà khói lam”

..

“Thì thào suối bỏ rừng sâu Về quanh

lều cỏ hồng màu phù dung”

(Trại hoa đỉnh đồi)

Cách trình bày các dòng lục bát thành bậc thang hay thành nhiều dòng thơ, có tác dụng gợi ý ngắt nhịp cho người đọc. Song trên đại thể, đây lại là phép tu từ trong văn chương. Nhìn vào hình thức, rõ ràng đây là biện pháp “leo thang” và “tách dòng” khiến cho các khổ thơ lục bát đều đều với dòng ngắn dài trở nên mới lạ chỉ khi nào đọc lên mới phát hiện ra sự quen thuộc của nhịp điệu lục bát.

“Chính là đi giữa cái lạ và cái quen, cái ẩn và cái hiện, độc giả sẽ tìm thấy cho mình những hứng thú thẩm mỹ trong hình thức thơ ca”. Sự cải tiến dòng thơ lục bát kiểu như thế của Phạm Thiên Thư và của rất nhiều nhà thơ cùng thời khác đã chứng minh sức mạnh nội tại trường tồn của thể thơ dân tộc. Một mặt nó thay đổi về diện mạo để thích ứng và hòa nhập vào dòng chảy chung của thơ ca thời đại mới. Mặt khác, dù biến hóa thế nào đi nữa thì thể thơ này vẫn giữ được cốt cách âm luật của riêng mình từ bao đời nay. Chính vì thế, thể thơ lục bát sẽ không trở nên cũ kỹ mà vẫn có giá trị thực tiễn đối với nền thi ca Việt Nam đương đại. Điều này tùy thuộc vào người sử dụng sao cho thật khéo, thật sáng tạo để đem lại những năng lực biểu hiện mới.

Cũng như nhiều nhà thơ khác, Phạm Thiên Thư thường sử dụng phép tương phản để làm nổi bật và gây ấn tượng mạnh. Nhưng không ai thấy đó là

chuyện thủ thuật, mà như ở trong cái dòng tự nhiên của tư tưởng và cảm xúc, cũng như sự tự nhiên diễn biến của sự việc:

“Vạc nào đi - dấu còn đây

Dòng chim qua để sầu này chan chan” (Chưa dứt lòng đàn)

“Người xưa áo gấm về vinh qui Vó ngựa hồng dong bãi bích ti

Nay gió lướt cỏ về xóm cúc Đọc bia thu mấy chữ xanh rì”

(Bia thu)

Trong thơ lục bát của mình, Phạm Thiên Thư Phạm Thiên Thư đã sử dụng thành công lối đối thoại. Đối thoại trong những tác phẩm của ông thường để dẫn dắt đưa đẩy cho nội dung:

“Hỏi con hạc đậu bờ kinh Cớ sao lận đận cái hình không hư

Vạc rằng thưa bác Thiên Thư Mặc chi cái áo thiền sư ỡm ờ”. (Động hoa vàng)

Mặc khác lối đối thoại trong thơ Phạm Thiên Thư còn làm cho câu chuyện thêm cởi mở, tự nhiên hơn:

“Tiếng nàng thoang thoảng khói hương Rằng: Không có hội đau thương đoạn tràng

...

Một chiều trồng gốc ngọc lan Thầy rằng: Mai mốt còn làn hương bay”

Thơ lục bát Phạm Thiên Thư dùng nhiều câu hỏi, câu cảm khêu gợi, khẳng định, chất vấn, mầm dẻo mà cứng rắn:

“Vua trời Đế-thích rầu rầu Hỏi rằng Ngài nguyện mai sau làm gì?

Ma vương, hay Phạm vương ư?

Thánh vương? Đế-thích? Nguyện từ hôm nay!

Thân đau ngài có còn gì hối không? Xin thưa nguyện tựa vàng ròng, Như chim hồng lạc thoát vòng gió mây.

Thế thì bằng cớ chi đây?

Chứng cho lời nguyện cao dầy làm tin!” (Hội hoa đàm)

Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả trữ tình nhà thơ thường sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc như lặp, trùng điệp:

Thế thì - lỗi tại ta đâu Chỉ vì con mắt em sâu vòm tình

Thế thì chẳng lỗi cô mình Chỉ vì ta trót đinh ninh một lời

(Chẳng hạn như…) Còn dây tơ buốt lòng băng

Tìm đâu một cánh chim bằng đã qua Còn đây gỗ bạc trục ngà

Theo ai sương sớm giang hà những xưa Còn dây xào xạc cung mưa

(Đoạn trường vô thanh)

Hay:

Một câu rằng xõa tóc thề

Một câu rằng nhớ thương đề dòng thơ Một câu rằng đợi rằng chờ Một câu sống chết ai ngờ cũng bay

Hạt sầu chưa căn đã cay Bàn tay chưa nắm bàn tay đã buồn

( Trách vì)

Ngoài ra, chúng ta không thể không đề cập đến luật bằng – trắc, tức là chữ thứ 2, chữ thứ 6 câu lục (bằng) chữ thứ 2 chữ thứ 6, thứ 8 câu bát (bằng) của hai dòng 6 và 8 phải theo luật nhất định. Phạm Thiên Thư đã vận dụng sáng tạo luật bằng trắc của thể thơ lục bát:

Mùa hạ (T) cùng trẻ (T) chăn trâu Vui theo (B) vào tận (T) non sâu bẫy chồn (B)

Dường về (B) biêng biếc (T) hoàng hôn Nghé ơi (B) hát gọi (T) vang cồn (B) hoa lau (B)

( Ngon suối reo quanh lều cỏ hồng)

Hay:

Cái ngủ (T) mày ngủ (T) cho ngon

Cái võng (T) mày võng (T) cho tròn giấc mơ(B) Cái bướm (T) vàng theo (B) võng đưa Hình như (B) là bóng (T) vật vờ cái tay! (B)

Cái mây (B) đâu lợp (T) khung ngày Hóa ra (B) giải tóc (T) chị gầy lách lau! (B)

Cái miệng (T) nhá hạt (T) trân châu Hóa ra (B) là tiếng (T) ơ ầu ru em! (B)

(Hát ru Việt sử thi) Cứ (T) xem nét ẩn nét (T) tươi

Chẳng (T) từ đại chí, cũng (T) nơi đạo trường Vết (T) hài còn (B) đậm dấu (T) sương Bức ( T) tranh rõ nét trên tường mới đây

(Đoạn trường vô thanh)

Nhà thơ đã vận dụng nhịp thơ lục bát truyền thống như một giác quan nhịp điệu để dễ nhận ra biểu hiện của câu thơ điệu nói và ngược lại, chẳng hạn:

Cuộc đời / chớp lóe / mưa bay Càng đi / càng thấy / dặm dài / nỗi không

Thân Tâm Bệnh / nghiệp trần hồng Lênh đênh trầm nguyệt / bềnh bồng phù vân

(Đoạn trường vô thanh)

Rõ ràng hai câu thơ đầu đã tạo cảm giác nhịp đều đặn để tôn cái nhịp lẻ khác thường đầy khí phách của câu thứ 3. Đến câu thứ tư, nhịp trải dài, rộng, rất hợp với cảm giác khoan thai, khiến bao nhiêu chướng ngại của kiếp nhân sinh đã được khắc phục, cuộc đời con người lại được mở ra thênh thang trước mắt.

Ngay trong thể thức hát ru, Hát ru Việt sử thi là nơi dành sẵn cho sự ngân

nga đều đặn thì nhịp điệu vẫn có sự biến hóa linh hoạt:

“Cũng mơ / ngoài cõi biển dâu Chốn Bồng Lai / để nghìn sau trông chờ

Cái thực / cần / cả cái mơ Cái sâu chìm lắng/ cái hửng hờ bay

Cái cao / ngoài cái sâu dầy Cái chân / không lại/ đủ đầy tự nhiên”

Nhịp điệu thay đổi như thế mà vẫn ru, là vì để bù lại bài thơ sử dụng lối nói trùng điệp, tạo nên cảm giác đều đều, chậm chậm, như đưa ta vào giấc ngủ sâu. Vấn đề không ở bản thân sự ngắt nhịp hay tách dòng,… mà còn là ở tương quan của hai hình thức thơ tự do và thơ lục bát được Phạm Thiên Thư phối hợp một cách nhuần nhuyễn. Ông đã tiếp thu được tinh hoa của ca dao, dân ca Việt Nam để vận dụng vào những sáng tác của mình và tạo nên những bài thơ lục bát làm say đắm lòng người. Nhưng bên cạnh đó, ông cũng vận dụng có sáng tạo để những bài thơ lục bát của ông có nét khác biệt. Chính vì thế phong cách thơ của ông không thể trộn lẫn với bất kỳ nhà thơ nào.

Một phần của tài liệu Thơ lục bát phạm thiên thư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w