7. Cấu trúc luận văn
3.5. Nhạc điệu trong thơ lục bát của PhạmThiên Thư
Điểm phân biệt đầu tiên và cơ bản nhất giữa thơ và văn xuôi là thuộc tính âm thanh. Thuộc tính ấy được biểu hiện qua các phép liên kết âm thanh như điệp,
láy, hiệp vần,…Mỗi dòng thơ, câu thơ chứa đựng trong bản thân nó một loại ngữ
điệu đặc biệt. Người ta gọi đó là nhạc thơ, nếu thiếu nó thì lời nói không thể thành thơ được. [33]
Ngôn ngữ có trước âm nhạc, âm nhạc từ ngôn ngữ mà ra. Càng về sau chúng càng tách xa nhau. Tuy nhiên giữa chúng bao giờ cũng có mối quan hệ căn bản. Tùy thuộc vào mỗi thể loại mà vai trò của nó được thể hiện rõ rệt ở từng yếu tố.
Thơ lục bát của Phạm Thiên Thư vốn giàu nhạc điệu, cũng như giàu tính dân tộc, hai yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau. Cái nền nổi lên trong thơ lục bát Của Phạm Thiên Thư là hồn thơ dân tộc hiện đại, hồn thơ này được kết tinh vào nhạc điệu. Thơ lục bát của ông là tiếng hát, cất lên từ trong cuộc sống của người dân Việt Nam, và tâm hồn nhà thơ, không phải ngẫu nhiên mà những câu lục bát giàu nhạc điệu, đậm đà tính dân tộc đã sử dụng nhiều kiểu đối, nhất là trong âm điệu, điều này tạo nên sự khác biệt thơ của ông với những nhà thơ khác. Sự kết hợp giữa giọng trữ tình và giọng anh hùng ca, giữa hơi thở dân tộc
và màu sắc hiện đại đã chứng minh thêm cái nhạc điệu tâm hồn ngọt ngào trong thoe Phạm Thiên Thư. Tâm hồn ngọt ngào trong thơ Phạm Thiên Thư mang tính dân tộc, hiện thực và lãng mạn sâu sắc là như vậy. Nhạc điệu trong thơ Phạm Thiên Thư đã góp phần quan trọng trong sự phản ánh đó. Phạm Thiên Thư đã kế thừa, sáng tạo cái vốn dân gian khá thành công. Nhiều câu thơ lục bát của Phạm Thiên Thư đã kế thừa sáng tạo vốn từ ngữ ca dao dân ca Việt Nam cũng như vốn
từ ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
Phạm Thiên Thư đã dùng rất nhiều từ láy. Không phải ngẫu nhiên mà thơ
lục bát của Phạm Thiên Thư đã sử dụng nhiều từ láy. Từ láy thường là tượng hình hay tượng thanh, nghĩa là vốn giàu khả năng tạo hình, chưa kể các từ ấy rất hợp với tình điệu dân tộc với thính giác người Việt Nam. Phạm Thiên Thư đã sử dụng từ láy khá linh hoạt với vốn từ vựng phong phú, đồng thời từ láy còn được cấu tạo theo một phương pháp cấu tạo từ riêng của tiếng Việt là điệp âm, do đó không những tạo nên âm thanh uyển chuyển, thánh thót mà còn gợi lên những hình tượng độc đáo:
Mả mồ ở chốn quê hương Lạc loài nắm đất còn đương dãi dầu
…
Cánh buồm phù thế lô xô
Càng chan chứa mộng, càng cô quạnh đời …
Phòng riêng sủa soạn bộn bề Xôn xao lòng nhớ, não nề lòng a
…
Bên song khép nép lan đài
Hoa trong thiêm thiếp, hoa ngoài bâng khuâng
Làm mây lãng đãng bay tầm Làm hoa ven suối, làm mầm chờ xuân
(Hát ru Việt sử thi) Nhạt nhòa theo một dung hoa
Con tàu than – bỏ sân ga mịt mù
(Tơ nhạc)
Và từ đó cũng là hình ảnh sinh động, đầy gợi cảm về thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo cả về lịch sử của dân tộc,... Phạm Thiên Thư đã sử dụng từ láy để thể hiện trong những câu thơ sau:
Lắng nghe đôi ngọn lá vàng Xạc xào như tiếng thời gian thở dài
…
Lắng nghe hồn nhẹ lâng lâng Cảm ơn sợi tóc bồng bềnh mưa (Biếc phố)
Hay:
Một mình lên núi tung tăng Rước ta lau lách cũng giăng cờ vàng
Tiếng trâu khua mõ về làng Bỏ quên đống lửa hôn hoàng bãi tây
(Trại hoa đỉnh đồi)
Phạm Thiên Thư đã dùng hầu hết các kiểu láy: láy âm hoàn toàn, láy vần, láy nguyên âm, láy phụ âm đầu. Có thể thấy việc sử dụng từ láy đã trở thành một nét phong cách riêng trong hơ lục bát Phạm Thiên Thư.
Đó là kiểu láy hoàn toàn như trong các trường hợp sau:
Kéo chăn dọa chỉ trên đầu viền trăng …
Ông sao biêng biếc lòe rơi
Nhánh môi “bập bập” mấy lời đâu đâu …
Lên mình trâu đực nằm dài Nhìn mây nổi bỗng trở dài đăm đăm
Mưa phùn giá lạnh căm căm Cụ Đồ chống gậy qua thăm bạn già
(Trại hoa đỉnh đồi)
Hay:
Kiệu phu lại thỉnh lên đường
Hồn lâng lâng kiệu, hồn vương vương rừng Lá khăn đưa lệ rưng rưng
Nhắn nhe chim cũng lạnh lùng tiếng ca
( Đoạn trừơng vô thanh)
Đó là kiểu láy phụ âm đầu:
Bóng người xưa cũ còn chi Còn nghe gió kể chuyện gì bên nương
Bước nào ngượng ngập yêu đương Bước nào rầm rập giáo gươm chói lòa
Bước nào lay lắt nua già Bước nào xe ngựa lại qua rộn ràng
…
Chập chùng đồi núi lung linh
( Đoạn trường vô thanh)
Nhờ vào cách láy như vậy mà những tư tưởng kinh điển trở nên có hồn và không đơn thuần là kinh điển mà trở thành tác phẩm thi ca bất hủ:
Mở ra mười cõi mênh mông, Khép vào lại thắm một bông sương vàng.
…
Soi trăng chênh chếch mái Tây, Đem kinh diệu nghĩa diễn bày thành thơ.
…
Giữa tòa nghi ngút trầm hương, Thầy ăn một thoáng máu xương chẳng còn
…
Lòng như biển lớn vô bờ, Thân như mây trắng vật vờ hư không.
…
Rồi đem mấy lá kinh hiền,
Chiếc thân tấp tểnh quanh miền hóa khai. …
Thoáng thôi, lầu các hiện đầy, Vàng châu lấp lánh như bầy sao sa. (Hội hoa đàm)
Láy nguyên âm:
Lên đầu núi Phượng cheo leo Bãi xa cỏ bạc, sương gieo lờ mờ
Bài ca tịch mịch vô cùng
Bốc lên sương khói một vùng mang mang …
Mình lên nguồn suối cheo leo Tung hoa xuống nước trôi vèo dòng tơ
(Trại hoa đỉnh đồi)
Hay:
Hai hàng lao lách đìu hiu Đồi phong lá gọi bóng chiều xác xao
Hạt đàn tấm tức nao nao Suối tuôn mạch đá đau bào lòng son
( Đoạn trường vô thanh)
...
Bên cạnh đó, những từ giàu ý nghĩa và âm thanh sẽ được phát huy tác dụng qua việc gieo vần của tác giả. Vì thế vần trong thơ lục bát của Phạm Thiên
Thư có vai trò rất quan trọng. Theo Từ điển thuật ngữ văn học “vần là phương
diện tổ chức văn bản thơ trên cơ sở sự lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hòa và liên kết của dòng thơ và các dòng thơ”[10]. Vần được phân biệt theo vị trí gieo vần: vần chân và vần lưng; hoặc phân biệt theo mức độ hòa âm: vần chính và vần thông. Trong thơ có tác dụng tách biệt dòng thơ và tạo liên kết giữa chúng với nhau tạo âm hưởng tiếng vang trong thơ và tạo tâm thế “chờ đợi vần” đối với các tiếng xuất hiện sau đó ở vị trí nhất định nhằm làm nổi bật ý nghĩa của từ hiệp vần.
Trong thơ lục bát có hai loại vần: vần bằng và vần trắc. Hiệp vần trong thể thơ lục bát là gieo vần chân ở cuối câu lục và cuối câu bát, gieo vần lưng ở giữa câu bát:
Vai mang hàng lụa đi tìm thợ may Tìm anh bảy tám hôm nay Mượn may cái áo mượn may cái quần (Ca dao)
Phạm Thiên Thư sử dụng khá nhiều vần chân, vần lưng trong sáng tác của mình, đặc biệt là thể thơ lục bát.
Vần thông là những vần cả thanh lẫn âm đều không hợp nhau:
Chàng ơi đưa gói thiếp mang Đưa gươm em vác, cho chàng đi không (Ca dao)
Trong thơ lục bát của Phạm Thiên Thư ta cũng thường thấy ông gieo vần như vậy:
Gian nhà rạ hướng đông phương Bên bờ suối mát dưới nương dưới vàng
Ta từng hỏi nước mênh mang Rằng đi rồi có nhớ trang trại hồng
(Trại hoa đỉnh đồi) Đau lòng chuốt tiếng đàn nào
Năm cung nước chảy lại chao phận mình Đời Kiều trải mấy nhục vinh
Ngã, Nhân đã vượt, thế tình đã qua Đoạn trường sổ gói tên hoa Xưa là Giọt Lệ - nay là Hạt Châu
(Đoạn trường vô thanh)
Hạ vần và ngắt nhịp chẵn ở tiếng thứ tư, thanh huyền trong thơ lục bát đã là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, Phạm Thiên Thư đã thay thanh bằng thành trắc:
Ông sao biên biếc lòe rơi
Nhánh môi “bập bập” / mấy lời đâu đâu …
Xuống đồng vác cuốc khai mương Mây theo đàn cá / lên đường lơ ngơ
(Trại hoa đỉnh đồi) Chẳng ai bắt được mây bay
Đêm đêm lơ lửng, ngày ngày lang thang
(Đoạn trường vô thanh)
Bên cạnh đó cách gieo vần của tác giả lại có tính chất dân tộc đặc sắc, có nguồn gốc sâu xa của ca dao tục ngữ:
Quả cau nho nhỏ Cái vỏ vân vân
Gieo nhiều vần nhưng Phạm Thiên Thư không bao giờ gò ép, miễn cưỡng, tùy tiện, tách vần khỏi nội dung cảm hứng của thơ. Vần trong thơ Phạm Thiên Thư luôn luôn giúp vào việc thể hiện tư tưởng tình cảm của nhà thơ. Ngoài việc hòa điệu của dòng trên với dòng dưới, vần còn nhấn mạnh vào ý nhà thơ muốn thể hiện và Phạm Thiên Thư thường gieo vần vào những từ then chốt nhất của câu thơ. Chỗ thên chốt nhất của nhạc điệu câu thơ Phạm Thiên Thư thường rơi vào những từ có ý nghĩa nhất. Không phải ngẫu nhiên khi miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ tình
Khiến mình sương khói phân vân Khiến mình tĩnh ý xuất thần bâng khuâng
…
Đọc xong Kiều lặng phân vân Bâng khuâng vóc liễu - tần ngần mày hoa
Hay:
Thả buồn chuỗi hạt lê thê Ta leo lên cội hồng lê ngó trời (Trại hoa đỉnh đồi)
Phạm Thiên Thư gieo vần bằng hay vần trắc đều có ý thức, đều phù hợp với logich, tình cảm của nhà thơ. Phạm Thiên Thư thường chuyển vần linh hoạt, phô diễn ý tứ qua vần thơ rất tinh tế:
Rừng vàng hiu hắt hơi Thu Ngàn hoa vẳng tiếng chim gù thiết tha
Đầu sông dằng dặc sóng xa Chào ai nhẹ lướt la đà khói giăng
Tay Kiều rẽ lối sương băng Mắt nàng ẩn nửa viền trăng dõi buồn
…
Lên non mây trắng lợp đầu Vờn bay theo ngọn cờ lau xạc xào
Hai bên thắm lý tươi đào Kiều như cánh hạc bay vào phù vân
(Đoạn trường vô thanh) Mùa hạ cùng trẻ chăn trâu
Vui theo vào tận non sâu bẫy chồn Đường về biêng biếc hoàng hôn Nghé ơi hát gọi vang cồn hoa lau
(Trại hoa đỉnh đồi) Tình cờ anh gặp nàng đây
Chênh chênh gót nguyệt vóc gầy liễu dương Qua sông có kẻ chợt buồn
Ngó hoa vàng rụng bên đường chớm thu
(Động hoa vàng)
Tóm lại, vần trong thơ lục bát của Phạm Thiên Thư đã góp phần quan trọng vào việc thể hiện nhạc điệu và có đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật thơ lục bát của ông.
Mặt khác dòng thơ và nhịp thơ dưới ngòi bút của Phạm Thiên Thư biến hóa linh hoạt: khi ngắn, khi dài, khi mau, khi chậm tạo nên một phong cách riêng về thơ lục bát của ông.
Nhịp thơ lục bát của Phạm Thiên Thư rất tinh tế. Chẳng hạn thử đọc một đoạn lục bát sau:
Con tròn xoe mắt nằm trông Sao mẹ ra đồng đuổi cái cò bay?
Con cò nó giống bàn tay Nghe mẹ tích này rồi ngủ nghe con!
…
Phương nào theo gió ngựa phi Thanh gươm / cứu quốc/ sá gì thân trai (Hát ru Việt sử thi)
Nhịp 4/4 trong các câu 8 ở 4 dòng trên đã góp phần thể hiện tình cảm thân thiết đầm ấm của người mẹ đối với con qua câu hát ru, đồng thời cũng là nỗi lo lắng khi không thể bắt tay vào việc đồng áng khi con chưa tròn giấc. Nhưng đến dòng 8 tiếp theo Phạm Thiên Thư đã chuyển nhịp 2/2, nhịp thơ của cả dòng 6 và dòng 8 sang âm hưởng hào hùng của lịch sử dân tộc:
Phương nào/ theo gió / ngựa phi Thanh gươm / cứu quốc/ sá gì thân trai
Nhịp thơ ngay trong cùng một thể lục bát đã chuyển rất nhanh mà rất hợp, giúp cho người đọc có cảm giác như thấy được bước đi của thời gian cùng với phong thái, bản lĩnh của con người
Hoặc với nhịp 1/5 thì nhịp điệu câu thơ như giải tỏa được nỗi sầu của Kiều
trong Đọan trường vô thanh
Giờ/ Kiều lại nối âm thanh
Thử đem sương gió tựu thành cung dây
Để diễn tả được tài năng đánh đàn của Thúy Kiều, Phạm Thiên Thư đã viết bằng những lời lẽ hết sức trân trong, thật nhẹ nhàng êm ái với nhịp 2/4:
Tiếng đàn / rã liễu rời mây Ngón tay dã hạ / vờn bay dặt dìu
Hai hàng / lau lách đìu hiu Đồi phong lá gọ i / bóng chiều xác xao
Hạt đàn / tấm tức nao nao Suối tuôn mạch đá / đâu bào lòng son.
(Đoạn trường vô thanh)
Nhịp 2/4 còn dùng để giãi bày tâm thức của Thúy Kiều sau cuộc đoạn trường:
Lòng như bát ngát mây xanh Thân như sương tụ trên cành Đông mai
Cuộc đời - chớp lóe, mưa bay Càng đi càng thấy dặm dài nỗi không
(Đoạn trường vô thanh)
Và khi lý giải sự kiện lịch sử, truyền thuyết lịch sử theo chiều hướng mới lạ, nhà thơ cũng sử dụng nhịp 2/4:
Ngày xưa / có thần kim quy
Người cầm quy cách / khác chi khuôn vàng Hẳn là/ trí thức văn lang
Giúp dân giúp nước / chẳng màng lợi danh
(Hát ru Việt sử thi)
Khi cần thì câu thơ ngắt nhịp ở chữ thứ ba:
Phạt Tâm Công / chỉ một ngày Thu thành mà chẳng /dơ tay mới lừng
Tưởng sói lang / dã khom lưng Ngờ đâu bè lũ / chúng hòng gian manh
Chờ Tuyên Đức / đứa trẻ ranh Sai đồ chết nhát / Thạnh Thăng kéo vào
(Hát ru Việt sử thi)
Đặc biệt, trong Đoạn trường vô thanh ta bắt gặp trường hợp ngắt nhịp 3/3, đó là
một sự “phá cách” đầy sáng tạo của Phạm Thiên Thư :
- Thân Tâm bệnh /nghiệp trần hông - Giam trong tài / mệnh giả chân - Trao đàn lại / giữa vòng quân - Lấy từ đâu / để về đâu
- Hỏi nhà Vương / đã dời đây - Được tin nàng / đã mất nàng
- Trèo cây đa / bắt sáo đen - “Làm Nên Hóa / Biết Nên Hòa”
- Buông thây con / mụ khóc òa - Gã tung đạp / hộc máu mồm
(Đoạn trường vô thanh)
Hay với nhịp 3/3, 4/4 Phạm Thiên Thư đã thể hiện rõ niềm vui niềm tự hào vô biên của dân tộc:
Nước của ta / lại về ta
(Hát ru tiền Ngô Vương)
Và cũng để nhớ lại truyền thống kiên cường của nhân dân ta, một thời lịch sử vàng son oanh liệt, những người con bất tử, anh hùng của dân tộc:
Xưng hoàng đế / trị nơi nơi
Nước Đại Cồ Việt / sáng ngời gươm đao
(Khúc hát ru Đinh Tiên Hoàng) Phải đâu vì lợi vì quyền
Vì nền tự chủ tổ tiên mới giành Có tự chủ mới tiến nhanh Nông thôn cho đến thị thành ấm no (Hát ru tự hào)
Trong những câu thơ lục bát của Phạm Thiên Thư còn dùng hình thức tiểu đối
Tử sinh một cõi con người
Thấp, Cao, Thành , Bại – khóc cười dở dang Buồn vui trong giấc mơ màng
Mấy ai thoát koir con đàng khói mây ...
Sống cùng ái nữ hiền hòa Sắc tài đôi vẻ tên là Ẩn Lan Sớm trưa cung cửi cầm tang Xuống khe giặt lụa, lên đàn dạo chơi
(Đoạn trường vô thanh) Mùa xuân mặc lá trên ngàn
Mùa thu mặc chú bướm vàng tương tư Ðộng nam hoa có thiền sư Ðổi kinh lấy rượu tâm hư uống tràn
Nhịp điệu mô phỏng cũng là một đặc điểm trong nhịp điệu thơ lục bát của Phạm Thiên Thư. Ông đã nhiều lần mô phỏng nhịp điệu âm thanh tự nhiên, có tác dụng nâng cao tư tưởng và nghệ thuật của thơ. Nhiều đoạn thơ Phạm Thiên Thư đã dựng bằng chất liệu âm thanh, nhịp điệu cụ thể lấy trong đời sống thực tại, nhưng không phải để nói những cái đã có, mà để nói những điều mới mẻ,
hoàn toàn không phải là một sự bắt chước mà là một quá trình tái hiện đầy sáng
tạo
Đọc những câu thơ sau đây ta thấy được hình ảnh làng quê thơ mộng vào những đêm trăng huyền dịu cùng con người thấp thoáng ẩn hiện với câu hát lời ru văng vẳng đâu đây như trong cõi thần tiên:
Đêm đêm nhịp võng trăng mờ