Thơ lục bát PhạmThiên Thư mang đậm tính lịch sử

Một phần của tài liệu Thơ lục bát phạm thiên thư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 50)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Thơ lục bát PhạmThiên Thư mang đậm tính lịch sử

Thời kì lịch sử đầu thế kỷ XX cho đến suốt hai cuộc kháng chiến anh hùng chống Pháp, chống Mỹ, thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Công Sản Việt Nam, cũng là thời kỳ vận động hình thành dân tộc mới. Đó cũng là thời kỳ nảy nở và phát triển của hình thức diễn nôm lịch sử trong văn học. Nếu thơ ca các bậc chí sĩ đầu thế kỷ XX đến bộ phận văn học cách mạng mang mang nặng một chất sử thi bi hận thống thiết, thì đến với Phạm Thiên Thư xuất hiện một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, tràn đầy niềm tin và hứng khởi vào tương lai vào sức mạnh của đất nước và dân tộc cùng niềm thông cảm sâu xa với những tấm gương hy sinh vì Tổ Quốc, vì nhân dân. Những đặc điểm này thể hiện rõ nhất trong thơ lục bát của Phạm Thiên Thư, đặc biệt khúc hát ru Việt sử thi với 3.320 câu lục bát, Phạm Thiên Thư - người con Thái Bình vọng hướng về Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội như thể kể chuyện lịch sử bằng câu hát, lời ru cất lên tự đáy lòng, tự trái tim người Việt Nam, thấm đẫm nghĩa tình.

Văn học phản ánh lịch sử đó là đặc trưng thiết yếu của giai đoạn văn học từ đầu thế kỷ XX. Nhưng phản ánh như thế nào, bằng cách nào để lưu lại dấu ấn cho đọc giả, lại là điều mà mỗi nhà văn quan tâm. Có người kể chuyện lịch sử qua những câu chuyện cổ tích, có khi câu chuyện cổ tích hiện lên qua những áng văn xuôi (tiểu thuyết, ký sự , phóng sự,..). Phạm Thiên Thư, một nhà thơ đến sau đến muộn trên thi đàn văn chương miền Nam, đã thể hiện được tài hoa và phong

tự đáy lòng, tự trái tim người Việt Nam, thấm đẫm nghĩa tình, nhân ái bao dung và vĩ đại vô cùng.

Thơ lục bát của Phạm Thiên Thư đã phản ánh quá trình lịch

sử, thời đại anh hùng, dân tộc qua các thời đại từ thuở khai hoang mở nước đến thời thượng cổ cho đến thời Tây Sơn. Vì thế, trong Hát ru Việt sử thi nhà thơ thường đề cập đến mô típ thề nguyền trung thành với sự nghiệp, bài học lịch sử, biết ơn tiền nhân, ngợi ca công đức, thì niềm tự hào đối với lịch sử, vui say với sự việc mới cũng là những mô típ quan trọng của đề tài lịch sử theo thể thức hát ru.

Hát ru là một thể loại đặc biệt trong kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam, vì hầu như 54 dân tộc trên đất nước ta thì dân tộc nào cũng đều có hát ru. Từ thuở lọt lòng, tâm hồn đứa trẻ thấm dần giọng hát dịu dàng, vỗ về, dỗ dành trìu mến của ông bà, cha mẹ, anh chị giữa trưa hè oi bức hoặc giữa đêm dài yên ả. Điệu hát ru hòa cùng với tiếng võng kẽo kẹt cứ triền miên ngân nga dìu dặt hết câu này sang câu khác. Tiếng ru là tín hiệu truyền thông giữa hai đối tượng tiếp xúc với nhau, làn điệu hát ru bao giờ cũng thực hiện chức năng và yêu cầu làm sao cho đứa trẻ nghe bùi tai để dần dần đi vào giấc ngủ. Do vậy, sắc thái âm nhạc thường hay thâm trầm, miên man, êm đềm, ngân nga, đằm thắm, thiết tha,...Vì thế tiếng ru sẽ có sức truyền cảm và hữu hiệu hơn. Tiếng hát ru trìu mến ngọt ngào của người mẹ nâng niu những đứa con trong tháng năm của tuổi ấu thơ, đó là những bài học đầu tiên, những nhắn nhủ đầu tiên của tình mẫu tử, sự mong đợi, khát vọng của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, những người lớn tuổi đặt nơi đứa trẻ. Nội dung hát ru thường mang tâm sự của người vợ đối với chồng, của người con đối với cha mẹ ông bà, của người con đối với Tổ Quốc, sẽ được truyền lại từ đời này sang đời khác.

Trên cơ sở đó, Phạm Thiên Thư đã vận dụng hình thức hát ru để kể lại câu

lịch sử, gieo vào trí nhớ người đọc những sự kiện lich sử của nước nhà. Đó chính là tình cảm của người Việt Nam với các thế hệ tổ tiên mình, với lịch sử dân tộc mình. Ở đây, lịch sử được kể lại một lần nữa qua tài năng của Phạm Thiên Thư, lúc rủ rỉ thiết tha như lời truyền dạy cho con cháu, lúc ngân nga như câu hát

đồng dao... Với Hát ru Việt sử thi Phạm Thiên Thư đã dựa một phần vào bộ Việt

Nam sử lược, bên cạnh đó ông còn tham khảo thêm nhiểu nguồn sử liệu khác nhau của nước ta. Từ đấy chọn lọc các dữ kiện tiêu biểu rồi phân tích tổng hợp và sắp xếp chúng theo trình tự thời gian trước sau của mỗi thời kỳ và triều đại lịch sử theo cách diễn đạt riêng của mình bằng thể thơ lục bát. Vì thế, khi đọc

Hát ru Việt sử thi, ta cảm nhận như Phạm Thiên Thư đã tiếp tục phủ thêm một màu sắc huyền thoại vào lịch sử chính thống, nhưng đồng thời làm cho các nhân vật và các sự kiện từ thời thời thượng cổ và đến thời Tây Sơn trở về trước trở nên sáng tỏ và sống động truyền cảm và ấm áp nghĩa tình bằng lời ru cất lên từ

thuở “sương mù cha ông”, cái thuở khai thiên lập địa của nước nhà:

À! Ơi cho cháu lời ru

Cất từ cái thuở sương mù cha ông Chim Hồng, chim Lạc qua sông Bay theo Việt sử từng dòng là thơ

Đêm đêm nhịp võng trăng mờ Trăng soi câu hát ru hời con tim (Hát ru Việt sử thi)

Từ lâu trong văn hóa văn nghệ dân gian đã lưu truyền nhiều câu chuyện lịch sử, kể về các nhân vật thần thoại, các anh hùng dân tộc. Đó là hình ảnh của các anh hùng lịch sử, của những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết dân gian hiện lên rất sinh động qua tiếng hát ru của những bà mẹ, chị,....đối với con, em. Ở đây, tác giả đã dựa vào những nhận thức và suy ngẫm của mình mà đưa ra

những lời biểu dương hay phê phán chê bai đối với các nhân vật lịch sử, đồng thời khơi dậy truyền thống yêu nước của dân tộc.

Đó là câu chuyện lịch sử Hồng Bàng:

Xưa kia huyết sử giống Rồng Từ thanh hải mới hóa xong thành người

...

Sùng Lãm sau nối ngôi cha Trị vì Xích Quỷ xưng là Lạc Long

Lạc Long Quân vốn nòi Rồng Lấy Âu Cơ đẻ trăm dòng từ đây

Nửa theo mẹ tới non mây

Nửa theo cha xuống sum vầy biển Đông

(Họ Hồng Bàng)

Đến các câu chuyện cổ tích dân gian:

Kể con nghe truyện An Tiêm Một hôm đưa vợ lên thuyền ra khơi

Quyết đi mở rộng đất trời

Thiên nhiên phải có con người mới xanh (An Tiêm)

Hay:

Rằng xưa có bãi sông dài

Một chiều mây tím vương hài Tiên Dung Đóa hiện giữa vô cùng

Thăm dân Công chúa mây dong thuyền về (Tiên Dung)

Kể con sự tích Cổ Loa

Bây giờ thành cũ chưa nhòa dưới trăng Thành hào kế tiếp giăng giăng

Công bằng hào chiến thủ bằng thành tên

(Loa Thành) ....

Bên cạnh đó còn có những bài kể về các nhân vật kiệt xuất của nhà chùa như: Vạn Hạnh thiền sư, do chịu ảnh hưởng của sinh hoạt phật giáo trong dân gian. Nó có nội dung tôn giáo nhưng cũng có phần phản ánh cuộc sống của nhân dân:

“Ngày xưa có một cảnh chùa

Có thầy Vạn Hạnh già nua bạc đầu Thầy trầm tư lẽ nhiệm mầu

Làm sao hiện hóa Giao Châu diệu huyền Giúp sao cho vạn đời lên

Cho nhân sinh hóa uyên tuyền một phương Tìm trong kinh sử cho tường

Tìm trong thiền đạo con đường hội thông

(Vạn Hạnh thiền sư) Có nhà sư ở Hải Dương

Pháp danh Tuệ Tĩnh y phương biệt tài Đậu Hoàng Giáp tiếng trong ngoài Bao năm nghiên cứu các loài cỏ cây

(Đại Y thiền sư- Tuệ Tĩnh)

Khi nhà Hán sai sứ thần Tích Quang - Nhâm Diên sang nước ta truyền bá đạo Nho, trước tình trạng ngoại xâm văn hóa, ông cha ta lúc bấy giờ đã lấy Phật giáo làm chính đạo. Phạm Thiên Thư đã viết lên những lời hát ru đằm thắm nghĩa tình:

Thế nên trí thức Văn Lang.

Đạo theo những cánh buồm cao. Du Tăng Đông Độ ghé vào Giao Châu.

Tạo nên nề nếp ban đầu.

Càng yêu dân tộc - càng sâu sức Thiền.

Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc ta ngày trước, Phạm Thiên Thư đã diến ca lại lịch sử nước nhà nhằm khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc về ý chí quật cường, sẵn sàng hy sinh xương máu để giành độc lập tự

do cho dân tộc. Theo cách đó, Hát ru Việt sử thi đã trở thành một tác phẩm nặng

về trữ tình vịnh sử, điều này thể hiện rõ qua thể thơ lục bát.

Biểu hiện đầu tiên của chủ nghĩa yêu nước trong Hát ru Việt sử thi là ca

ngợi những anh hùng có công đánh giặc giữ nước. Từ những câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết dân gian, đến những anh hùng hào kiệt đời trước vẫn được nhân dân thờ cúng như: An Dương Vương, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi,....

Ca ngợi công đức của Mai Thúc Loa, tác giả viết:

Hoan Châu có Mai Thúc Loan Giận quân xâm lược tham tàn lắm phen

Tội tình chỉ bọn dân đen Trong khi trưởng giả đớn hèn a dua

Lại thêm sĩ tử vào hùa

Học đòi ngoại tộc, say sưa quên dòng.

( Mai Hắc Đế)

Viết về Lê Đại Hành Hát ru Việt sử thi có những câu ca ngợi công lao to

lớn:

Lê Đại Hành quê Thanh Liêm Võ văn thao lược lại thêm hùng tài

Dẹp yên nội loạn trong ngoài uy danh

(Lê Đại Hành)

Những câu thơ hào sảng bừng lên hào khí dân tộc, làm cho Lê Đại Hành hiện lên oai phong lẫm liệt, tài năng phi thường. Hay việc ca ngợi công đức của Thánh Tông đối với vận mệnh của dân tộc:

Khi vua Thái Tông băng hà Nhật Tôn kế vị xưng là Thánh Tông

Thương dân lo nước, rộng lòng Cả nước Đại Việt sống trong thái bình

Chăm lo văn hóa dân sinh

Dựng nhà Văn Miếu thờ Khổng Khâu.

(Lý Thái Tông)

Viết về Hài Bà Trưng tác giả đã đưa người đọc lùi về quá khứ, cho họ chứng kiến hình ảnh một nữ tướng cầm quân đánh giặc với thái độ ngợi ca công lao to lớn của hai vị nữ tướng anh hùng của dân tộc:

Mình voi hai vị nữ lang.

Uy nghi giáp bạc, giáp vàng như hoa. Dao gươm nhật nguyệt chói lòa. Điều quân toàn tướng đàn bà ngựa dong

...

À! Ơi! Cô bé nhà ta

Giặc vào tự có đàn bà cầm gươm

(Hát ru về Trưng Vương)

Ca ngợi công đức của nghĩa quân Lê Lợi ở núi rừng Lam Sơn trong cuộc kháng chiến 10 năm đánh giặc Minh như là lời hát ru mới năm nào:

Theo chân bốt nát, đồn tiêu Tưởng đâu Lê Lợi cờ reo đại ngàn

Võng thành mây biếc ngụy trang Ngày mờ khói xám, đêm vang đạn hồng

Bây giờ con lại nằm trông Ngủ đi chút dậy cho bông hoa quì

Mẹ con ra chợ mua gì Bố còn một cánh tay ghì ôm con

Một chân vuông, một chân tròn Ngày về bố chỉ nguyên còn trái tim

À ơi! Con ngủ cho im

Ru con trang sử thi tìm hồn thơ”.

Trên cơ sở mạch sử dân tộc, âm điệu hát ru và thơ lục bát. Phạm Thiên

Thư có sự kế thừa văn học viết và văn học dân gian nhằm phát huy truyền thống của dân tộc. Đó là sự kết hợp yếu tố tự sự, trữ tình, chất phác và yếu tố hào hùng. Hơn nữa vì tiếp thu tinh hoa văn học dân gian, mà chủ yếu là thần thoại và truyền thuyết cho nên tác phẩm đậm chất sử thi cũng là điều hiển nhiên. Thêm nữa tác giả chủ yếu đề cập và ca ngợi các anh hùng lịch sử, vì thế tác phẩm có âm hưởng hào hùng, sảng khoái. Hành động của các nhân vật cao cả, hết mình vì dân vì nước, đó là tính cách của các nhân vật sử thi thời trước. Mỗi nhân vật đều có những nét phi thường. Do chịu ảnh hưởng của văn học dân gian nên tác phẩm mang những nét đặc sắc của văn học dân gian, đặc biệt là nội dung lịch sử, được chuyển tải đến người đọc một cách tự nhiên hơn, giúp cho họ có thể thuộc sử, nhớ sử Việt Nam bằng tiếng mẹ đẻ. Đó cũng chính là lòng yêu nước, yêu tiếng nước mình.

Chương 3

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ LỤC BÁT PHẠM THIÊN THƯ 3.1.Thể thơ lục bátcủa Phạm Thiên Thư

Lục bát là thể thơ dân tộc, nó ăn sâu bắt rễ trong nhân dân, mang cốt cách thuần túy Việt Nam. Đơn vị cơ bản của nó là một khổ thơ ( gồm 2 câu, một câu lục và một câu bát) chiếm hai dòng thơ với số tiếng ( chữ) cố định là mười bốn chữ, có thể từ hai đến hàng nghìn câu thơ.

Thể thơ lục bát tồn tại và phát triển qua ba thời kỳ lớn: thế kỷ XIII – XVI; XVII – XIX; đầu thế kỷ XX đến nay. Ba thời kỳ này cũng là qua trình vận động của thể thơ lục bát.

Lục bát là thể thơ đa chức năng, bộc lộ những cảm xúc trữ tình, thể hiện tâm trạng và chức năng nổi bật nhất của thể lục bát là tự sự, hoặc tự sự - trữ tình.

Xét đặc trưng thi pháp của thể lục bát, trước hết phải nói đến vần. Thanh

điệu chủ yếu là vần bằng (thanh ngang và thanh bằng) vị trí của vần: lục bát vừa dùng vần chân (cước vận) tức gieo vần ở tiếng thứ sáu câu bát, tiếng thứ tám của câu ày lại tiếp tục vần (vần lưng) với tiếng thứ sáu của câu lục tiếp theo bắt vần (vần chân). Áng văn chương lục bát hay nhất và phổ biến nhất trong các thế hệ

độc giả Việt Nam là: Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Trong phạm vi nào đó, có thể thoát ra ngoài khuôn khổ này của lục bát nguyên thể, gọi là lục bát biến thể, thường thì hay dùng trong các vở chèo. Thơ lục bát của Phạm Thiên Thư vừa có lục bát nguyên thể vừa có lục bát biến thể,… nhằm thể hiện đúng tinh thần hậu hiện đại của thi ca.

Trong các thi phẩm của Phạm Thiên Thư tôi thấy, những bài thơ, đoạn thơ lục bát đều theo tư tưởng “ hướng ngoại”, tuy nhiên đa phần là những vần thơ “hướng nội”, bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình đối với lịch sử dân tộc.

3.2. Ngôn ngữ thơ lục bát của Phạm Thiên Thư

Ngôn ngữ giữ một vai trò quan trọng trong thơ ca. “Đó vừa là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng diệu kỳ, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc động” [5]. Chiều sâu của sức suy nghĩ , tính chất mẫn cảm và tinh tế của sức sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn...tất cả chỉ có thể đến với người đọc thông qua vai trò của ngôn ngữ. Sự tổ chức ngôn ngữ trên cơ sở của hệ thống nhịp điệu, tính chất tối đa về nghĩa trên một đơn vị diện tích ngôn ngữ hẹp nhất. Hơn một phạm vi nào hết, quy luật về mối quan hệ giữa nộ dung và hình thức được thể hiện một cách tinh tế thông qua những hình thái thâm nhập và chuyển hóa.

Ngôn ngữ thơ ca là sự biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc, mĩ lệ, phong

phú của ngôn ngữ. Nói như Maiacôpxki, quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng giống như người lọc quặng radium, lọc lấy tinh chất, tìm ra trong cái bộn bề của những tấn quặng, những từ đẹp, ánh sắc kim cương. Thơ và ngôn ngữ thơ phải cô đọng, giàu sức biểu hiện. Trong một câu thơ, một bài thơ , chỉ cần mottj cách nói chă thật sát đúng, một chữ dùng tùy tiện đã làm giảm đi nhiều cảm xúc thẩm mĩ đối với bài thơ. Một sự tìm tòi công phu, chọn lọc có sáng tạo là nhiệm vụ thường xuyên có ý thức của nhà thơ với phương tiện biểu hiện phong phú và rất biến hóa. Chính vì vậy, ngôn ngữ thơ trữ tình là thứ ngôn ngữ chọn lọc, giàu

Một phần của tài liệu Thơ lục bát phạm thiên thư luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w