Củng cố nâng cao năng lực và mô hình quản lý thanh khoản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu. Thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 81)

GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RRTK TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

3.2.1.Củng cố nâng cao năng lực và mô hình quản lý thanh khoản

Việc quản lý RRTK muốn đạt được hiệu quả phải có các yếu tố: tổ chức, mạng lưới với các chức năng nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu và phải đảm bảo đạt dược những nội dung sau:

- Xác định phương diện ngắn hạn nhu cầu về vốn của ngân hàng, đảm bảo khả năng chi trả yêu cầu của người gửi tiền kịp thời và đầy đủ; duy trì vốn thanh khoản hợp lý.

- Đảm bảo sự gắn kết TSC và TSN nhằm duy trì tính thanh khoản ngắn hạn và dài hạn

- Tổ chức hệ thống phân tích dự đoán nhu cầu thanh khoản ngắn hạn - Xây dựng quy chế thủ tục, ra phán quyết trong lĩnh vực quản trị thanh khoản.

- Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ để thu thập và phân tích thực trạng thanh khoản trong hẹ thống

- Phối hợp các phòng ban liên quan trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh bao gồm huy động và phân bổ vốn

Bên cạnh đó để đảm bảo việc quản lý toàn bộ các hoạt động rủi ro, kế hoạch đặt ra trong thời gian tới của ngân hàng:

- Tập trung vào khách hàng: chăm sóc, quan tâm đến khách hàng là nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và bộ phận chăm sóc khách hàng, để đảm bảo được điều này ngân hàng cần cần trở thành một cỗ máy marketing thực sự

- Mô hình mới phải đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro mọi hoạt động ngân hàng vì vậy cần phải sửa đổi quy trình nghiệp vụ

Đối với công tác quản lý thanh khoản việc đổi mới mô hình tổ chức nhằm cơ cấu lại bộ máy, tăng cường công tác quản lý thanh khoản theo mô hình ngân hàng hiện đại. Yêu cầu phải có sự phối hợp tốt giữa các khối trong ngân hàng và đòi hỏi phải có những quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn và trách nhiệm bằng văn bản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu. Thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 81)