Đa dạng hóa các sản phẩm dự phòng và quản lý thanh khoản TSC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu. Thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 86)

GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RRTK TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

3.2.3 Đa dạng hóa các sản phẩm dự phòng và quản lý thanh khoản TSC

a. Đa dạng hóa TSC

Khủng hoảng thanh khoản có thể xảy ra mà không có sự cảnh báo trước vì vậy ngân hàng có rất ít thời gian cho việc lập kế hoạch khi khủng hoảng bắt đầu, khi đó Ban lãnh đạo phải đưa ra những quyết định nhanh trên số liệu thực tế. Kế hoạch dự phòng có thể giúp ngân hàng đảm bảo rằng đã sãn sàng đối phó với nhũng tình huống khách hàng rút tiền hàng loạt và đảm bảo các cam kết đủ về thời hạn cũng như số lượng. Để đạt được mục tiêu đa dạng hóa về sản phẩm, ngân hàng cần triển khai đầu tư một tỷ lệ vốn thích hợp vào các lĩnh vực khác như:

- Mua GTCG do chính phủ phát hành - Các kỳ phiếu do các NHTM

- Quan hệ tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng

Giải pháp trên là mấu chốt để ngân hàng chủ động trong điều hành kinh doanh, và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

b. Phương thức quản lý TSC

Xây dựng phương pháp và chương trình quản lý TSC đảm bảo một cơ cấu tài sản hợp lý, nhằm đạt được 2 mục tiêu thanh khoản và lợi nhuận.Việc quản lý tài sản được thực hiện theo phương thức sau:

- Cơ cấu dư nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản - Quản lý TS thực hiện theo chỉ tiêu kinh tế

Kcl= TSSL/TTS*100%

Kcl: Tỷ trọng tài sản có sinh lời TSSL: Tài sản có sinh lời

TTS: Tổng tài sản

Ttrong đó: TSSL= DNTD+ NQH+ CK( DNTD: Dư nợ tín dụng; NQH: Nợ quá hạn, CK: Chứng khoán)

- Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản Ktk= TScd/TTS*100%

Trong đó Ktk là tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản, TScd: Tổng tiền gửi tại NHNN.; GTCG có khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt.

Ktd< Dntd+ n* Vnh

Trong đó: Ktd là hệ số trung và dài hạn; Dntd: dư nợ cho vay trung và dài hạn, n: tỷ lệ an toàn theo quy định của cơ quan quản lý( theo quy định của NHNN hiện nay là 40%); Vnh: Tổng nguồn vốn ngắn hạn.

* Phương pháp quản lý theo chỉ tiêu kinh tế: để đánh giá ảnh hưởng tác động giữa các đại lượng: biến động TSC sinh lời, khả năng sinh lời của TS và khả năng đảm bảo thanh khoản vốn. Qua phân tích sẽ xác định được sự biến động và yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động để có biện pháp điều chỉnh theo mục tiêu: thanh khoản, lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu. Thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w