THỰC TRẠNG RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
2.1.3. Tình hình hoạt động Ngân hàng TMCP Á Châu
ACB đã ứng phó tốt và khắc phục nhanh sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8/2012. Thanh khoản được đảm bảo , tài sản không thất thoát. Số dư huy động tiết kiệm VNĐ khôi phục trong thời giian ngắn. Trạng thái vàng được xử lý theo đúng tiến độ và chủ trương của NHNN. Các chủ trương tín dụng của NHNN được ACB triển khai nghiêm túc: giảm dần lãi suất cho vay; tăng trưởng tín dụng thận trọng, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng ưu tiên lĩnh vực sản xuất, hạn chế cấp vốn tín dụng đối với các lĩnh vực phi sản xuất, kinh doanh chứng khoán, bất động sản.
Quy mô huy động và cho vay về cơ bản vẫn có tăng trưởng so với năm 2011. Tuy số dư đến 31/12/2012 giảm so đầu năm nhưng tính bình quân cả năm, hai chỉ tiêu này tăng xấp xỉ 5% so với số dư năm 2011. Huy động tiết kiệm VNĐ- Nguồn vốn ổn định và là thế mạnh truyền thống ACB – tăng trưởng cao so đầu năm. Đây là điểm đáng khích lệ trong bối cảnh ACB đã tuân thủ trần lãi suất huy động.
Tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh doanh ACB chưa đạt kế hoạch ra đầu năm:
• Tổng tài sản: 176.300 tỷ đồng, giảm 37% so đầu năm.
• Tiền gửi KH: 140.700 tỷ đồng, giảm 24% so đầu năm.
• Dư nợ cho vay khách hàng: 102.800 tỷ đồng, gần như không đổi.
Bảng 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2010-2012
(Đơn vị:tỷ đồng)
Chi tiêu 2010 2011 2012
Lợi nhuận sau thuế 2.848 3.194 737
Tổng tài sản 205.103 281.019 176.300
Cho vay khách hàng 87.195 102.809 102.800 Tiền gửi khách hang 137.881 185.637 140.700
(Nguồn: trích từ báo cáo kết quả HĐKD năm 2010,2011,2012 của ACB)
Tổng tài sản giảm chủ yếu là do NHNN dừng việc huy động vàng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ACB.Hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ tới 1.144 tỷ đồng trong quý 3, tăng 12,7 lần so với mức lỗ 83,7 tỷ cùng kỳ năm ngoái.
Biểu đồ 1: Tài sản và nợ bằng vàng của ACB tại thời điểm 30/9 ( Đơn vị: Tỷ đồng)
Quý III là giai đoạn xảy ra nhiều “biến cố” tại ACB, khi nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Nguyễn Đức Kiên và nguyên Tổng giám đốc Lý Xuân
Hải bị bắt giữ, tiếp đó là đến nguyên chủ tịch HĐQT Trần Xuân Giá cùng với hai nguyên phó chủ tịch Trịnh Kim Quang và Lê Vũ Kỳ bị khởi tố điều tra về tội cố ý làm trái gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng.
Những thông tin xấu đến với ACB khiến cho lượng khách hàng đến ngân hàng rút tiền, vàng và ngoại tệ tăng mạnh. Sau đó nhà băng đã phải đưa ra một loạt các chính sách ưu đãi nhằm hút khách trở lại nhưng vẫn chưa thể bù đắp. Tình hình ở ACB trở nên khó khăn hơn là một trong những ngân hàng có hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối lớn nhất. Thông tư 12 của NHNN quy định việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của TCTD phải chấm dứt vào ngày 25/11/2012 đã khiến cho ngân hàng này phải tăng cường mua vàng ở ngoài thị trường để cân bằng trạng thái. Với sự chỉ đạo quyết liệt, sự đồng thuận từ HĐQT, ban điều hành cùng sự cố gắng của toàn bôn nhân viên trong hệ thống. NHTMCP Á Châu đã vượt qua khó khăn và phát triển và kinh doanh tốt hơn.
* Huy động vốn.
Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh công tác huy động vốn luôn là mục tiêu đặt ra hàng đầu cho toàn hệ thống . Mặc dù tròng tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và khó khăn trong bản thân NHTMCP Á Châu nhưng trong những ACB đã nỗ lực tìm kiếm và sử dụng nhiều giải pháp huy động có hiệu quả thu hút khách hàng.
Năm 2012 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giảm đi do những tháng cuối năm 2012 NHTMCP Á Châu chịu ảnh hưởng của sự cố thông tin xấu trong khi lãi suất của ngân hàng liên tục giảm và bị khống chế bởi NHNN thì một số NH tìm mọi cách lách lãi suất, huy động cao hơn mức lãi suất trần công bố làm thị trường vốn biến động, nguồn vốn ACB bị giảm.
Biểu đồ 2: Biểu đồ tăng trưởng tổng tài sản của NH ACB
( Nguồn báo cáo thường niên của NHTMCP Á Châu 2010-2012)
Tổng tài sản tăng trong 2 năm 2010-2011 cụ thể Năm 2011 tăng 37% so với năm 2010; tương đương tăng 75.916 tỷ đồng, đến năm 2012 giảm 37% so năm 2011 ; tương đương 102.719 tỷ đồng. Quy mô ACB có xu hướng mở rộng nhưng đến năm 2012 bị giảm đi đáng kể.
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của NH ACB
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng HĐ từ KH 106.937 73.8 142.218 77.4 125.234 89.9 Vay/Nhận TG TCTD 28.130 19.4 34.714 18.8 13.749 9.9 Vay CP và NHNN 9.452 6.5 6.530 3.6 - - Nguồn vốn UTĐT 380 0.3 332 0.2 316 0.2 Tổng cộng 144.899 100 183.794 100 139.299 100
( Nguồn báo cáo thường niên ACB 2010-2012)
Trong bảng trên ta thấy: năm 2012, tổng nguồn vốn đạt 139.299 tỷ đồng giảm 44.498 tỷ đồng giảm 24,2% so 2011. Năm 2011 tăng 38.895 tỷ đồng tương đương 26.8% .Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn biến động trong các năm,
năm 2012 nguồn vồn của NH giảm đáng kể. Trong tổng nguồn VHĐ thì tiền gửi của KH chiếm tỷ trọng chủ yếu: Năm 2010 chiếm 73.8%; năm 2011 chiếm 77.4% đến năm 2012 tăng lên là 89.9%.Trong tổng nguồn VHĐ thì tiền VNĐ luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng mạnh, huy động bằng ngoại tệ chưa tương xứng với tiềm năng. NH đã chú trọng tăng trưởng được nguồn vốn ổn định từ dân cư và các TCKT. Thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm, các hình thức HĐV, lãi suất huy động linh hoạt phù hợp với từng thị trường, tổ chức thực hiện tốt các đợt huy động tiết kiệm và phát hành GTCG.
Tốc độ tăng trưởng ACB không đạt được kế hoạch đề ra do:
- Những tháng cuối năm 2012 do những biến cố trong ngân hàng. Lãi suất huy động của NH bị khống chế bởi lãi suất huy động NHNN đưa ra. Trong khi đó có rất nhiều NH lách lãi suất huy động cao hơn lãi suất trần công bố, làm cho thị trường vốn biến động, nguồn vốn ACB giảm mạnh.
- Một số chi nhánh không hoàn thành kế hoạch HĐV cả về ngoại tệ lẫn nội tệ làm tăng trưởng vốn bị giảm đi....
* Hoạt động sử dụng vốn.
Trong năm 2010, tổng dư nợ cho vay la 87.195 tỷ đồng trong đó cho vay ngắn hạn đạt 51.445 chiếm 59% tổng dư nợ cho vay, cho vay trung và dài hạn đạt 35.750 chiếm 41% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ ngoại tệ đến cuối năm 2010 khoảng 21.775 tỷ đồng chiếm 25% tổng dư nợ cho vay.
Năm 2011cùng với sự hỗ trợ của chính phủ tổng dư nợ cho vay đạt 102.809 tỷ đồng tăng 18% so với năm 2010 do ngân hàng đã thích nghi và có những chính sách hợp lý ưu đãi với khách hàng. Trong đó cho vay ngắn hạn đạt 62.248 tỷ đồng tăng 21%, cho vay trung và dài hạn đạt đạt 40.561 tỷ đồng tăng khoảng 13,5% . Dư nợ ngoại tệ tăng lên khoảng 28,3%
Đến năm 2012 do ảnh hưởng những thông tin xấu như vụ việc Bầu Kiên bị bắt và sau đó là từ nhiệm của các thành viên, lần đầu tiên kinh doanh vàng bị thua lỗ, gây ra hàng loạt nghi ngờ về quản trị rủi ro, chiến lược kinh doanh, sự
thắt chặt trong quy trình cho vay và hạn chế theo quy định của NHNN nhưng ACB đã nỗ lực hết sức nên quy mô hoạt động cho vay có tăng trưởng so năm 2011,dư nợ của ngân hàng khoảng 102.800 tỷ đồng. Việc kinh doanh vàng và ngoại hối khoảng 1.860 tỷ đồng do NHNN ban hành Nghị định 95 trực tiếp đánh vào giới đầu cơ ngoại tệ, buôn lậu vàng, với quy định xử phạt hành chính tới 500 triệu đồng và tịch thu tang vật mỗi lần vi phạm. Còn Thông tư 12 nhắm vào các ngân hàng, yêu cầu chấm dứt cho vay và từng bước ngừng huy động vàng từ 1/5/2011, tiến tới tất toán các hợp đồng huy động trước 25/11/2012.
Năm 2012 hoạt động tăng trưởng tín dụng có giảm so với đầu năm nhưng cũng đạt được những kết quả khả quan so với năm 2011. Để đạt được những kết quả như trên là do NHTMCP Á Châu đã triển khai một loạt các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cụ thể: Chỉnh sủa và ban hành các quy chế, chính sách tín dụng đối với KH theo hướng linh hoạt, tạo sự chủ động cho chi nhánh: Xác định cơ cấu đầu tư tín dụng có trọng điểm phù hợp giữa các ngành, các thành phần kinh tế, đảm bảo sự phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả. Thực hiện điều hành cơ chế lãi suất, phí, hạn mức tín dụng, đảm bảo tiền vay trên cơ sở xếp loại khách hàng, tăng cường nâng cao công tác kiểm tra. Phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN và bám sát thông lệ quốc tế, tích cực xử lý nợ tồn đọng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu năm 2012 tăng lên do số tiền 700 tỷ liên quan đến Vụ Huyền Như, tổng dư nợ của bầu Kiên khoảng 7.000 tỷ nhưng đã được đảm bảo bằng tài sản..
Tăng cường công tác chỉ đạo và giám sát đối với các chi nhánh, PGD có nợ xấu cao trên 5% triển khai tích cực các biện pháp xử lý nợ, thực hiện cơ cấu lại nợ theo chỉ đạo của chính phủ, NHNN đối với các khoản nợ lớn. Tỷ lệ nợ xấu( nhóm 3- nhóm 5) là 2.46% tăng 0.89% so với đầu năm 2012
Toàn hệ thống đã tích cự triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn về thanh khoản, xử lý nợ và xây dựng đề án cơ cấu nợ, bước đầu đạt được kết quả khả quan.
Biểu đồ 3. Dư nợ cho vay NHTMCP Á Châu năm 2010-2012
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Ngoài hoạt động huy động và sử dụng vốn NH còn thực hiện các hoạt động dịch vụ bao gồm dịch vụ thanh toán trong nước và dịch vụ thanh toán quốc tế...
* Hoạt động kinh doanh khác. - Thanh toán quốc tế
Bảng 3: Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu ACB
( Đơn vị: Triệu USD)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so 2010 2012 so 2011 T.T Xuất khẩu 4.451 4.879 4.562 9.6% -6.5% T.T Nhập khẩu 6.108 4.625 4.243 -24.3% -8.3% Tổng cộng 10.559 9.504 8.805 10% 7.7%
Tổng thanh toán xuất nhập khẩu 2012 đạt 8.805 triệu USD( giảm 7.7%) so với năm 2011: trong đó doanh thu thanh toán hàng xuất khẩu đạt 4.562 triệu USD (giảm 6.5%) , doanh số hàng nhập đạt 4.243 triệu USD( giảm 8.3%). Mặc dù doanh số thanh toán giảm nhưng ACB vẫn giữ được thị phần
của mình trên thị trường. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu luôn bám sát sự chỉ đạo của NHNN, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng và xa xỉ...
Gặp những khó khăn lớn trong giai đoạn 2012 nhưng NH vẫn đạt được doanh thu trên là do:các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu khi có nhu cầu bổ sung vốn lưu động để làm hàng xuất khẩu hoặc để thanh toán tiền hàng nhập khẩu sẽ được ACB tài trợ vốn với lãi suất USD ưu đãi, thấp hơn so vơi thông thường.Bên cạnh lãi suất ưu đãi, ACB còn đem đến cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất nhiều những tiện ích cộng thêm.
* Thanh toán trong nước:
Ngân hàng ACB thực hiện thanh toán trực tuyến, mọi giao dịch được quản lý , xử lý tập trung. Mạng lưới chi nhánh và PGD trên toàn quốc, NH tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch thuận tiện nhằm thực hiện thanh toán mau chóng và tiết kiệm.
- Hệ thống thẻ:
Hoạt động thẻ đạt kết quả tăng trưởng tốt, số lượng thẻ phát hành ngày càng lớn tăng nhiều so với các năm trước. Là ngân hàng phát triển mạnh về thẻ thanh toán quốc tế. Phí thu được từ dịch vụ thẻ như: Thu phí phát hành, thu phí thường niên, lãi tiền vay từ thẻ tín dụng...
* Tình hình tài chính ACB
Bảng 4: Tổng quát về tình hình tài chính NHTMCP Á Châu
(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 so 2010 2012 s0 2011
LNTT 3.102 4.203 1.043 +35.5% -75.2%
LNST 2.335 3.208 784 +37.4% -75.6%
ROE 28.91% 36.02% 8.5% +7.11 -27.5%
( Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2010-2012)
Lợi nhuận trước thuế ACB năm 2012 giảm 75.2% so năm 2011. Tỷ lệ ROA, ROE giảm. ROA năm 2012 giảm 1.23% so năm 2011. Kết quả trên cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản và sức sinh lời của vốn chủ sở hữu của NH năm 2012 giảm nhiều. Chỉ tiêu lợi nhuận đạt thấp.