Đối với NHTMCP Á Châu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu. Thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 94)

GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RRTK TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

3.3.3.Đối với NHTMCP Á Châu.

Xây dựng các quy chế, văn bản phù hợp với tình hình thực tế, làm khung pháp lý cho cán bộ kiểm soát theo đó thực hiện, giúp công tác kiểm tra, kiểm soát được thuận lợi hơn.

Ngân hàng cần đưa ra phương pháp quản lý thanh khoản hiện đại thay vì giao kế hoạch và quản lý hạn mức dư Nợ, dư Có tài khoản điều chuyển vốn đối với các chi nhánh. Cho phép các chi nhánh được thực hiện các nghiệp vụ đầu tư như mua bán giấy tờ có giá.

Thực trạng RRTK và các giải pháp nhằm hạn chế RRTK tại NHTMCP Á Châu, ở nội dung chương 3 đã xây dựng các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý. Mặc dù trên thực tế hoạt động kinh doanh Ngân hàng luôn phải đối mặt và chấp nhận rủi ro, vì vậy chỉ có thể sử dụng các biện pháp nhằm hạn chế mức thấp nhất các rủi ro, nâng cao khả năng quản trị điều hành, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng ổn định và bền vững. Đề xuất kiến nghị các cấp quản lý vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước những vấn đề về cơ chế, chính sách, luật pháp...cũng như kiến nghị với NHTMCP Á Châu ngày một nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng hiện nay.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan cũng như những biến động của nền kinh tế thế giới chắc chắn có tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Đây là cơ hội cũng là thách thức đối vơi NHTM CP Á Châu. Đặc biệt là bài học từ sự sụp đổ hàng lọat của các ngân hàng thì vấn đề hạn chế RRTK càng được các coi trọng và xây dựng như một trong những cột trụ đảm bảo sự phát triển bền vững của ngân hàng. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống nhằm hạn chế RRTK đối với hệ thống Ngân hàng là hết sức cần thiết và cấp bách. Trước những yêu cầu thực tế khách quan cùng với việc áp dụng các biện pháp nghiên cứu linh hoạt, luận văn đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra:

Thứ nhất, hệ thống hoá mang tính lý luận RRTK

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng hoạt rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Á

Châu, trên cơ sở đó phân tích và đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, những nguyên nhân còn tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Thứ 3, đề xuất các giải pháp cơ bản và một số kiến nghị có tính khả thi đối

với các Chính Phủ, NHNN, ACB nhằm hạn chế RRTK tại NHTMCP Á Châu. Hy vọng với nghiên cứu này, đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc hạn chế tối đa được RRTK kiểm soát được tình hình, nhận diện được sớm những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao khả năng thanh khoản trong thời gian tới.

Tuy nhiên đề tài nghiên cứu vẫn còn những hạn chế nhất định, tác giả rất mong nhận sự góp ý kiến của Quí thầy, cô để đề tài được hoàn thiện và tốt hơn.

Một lần nữa, xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Kim Anh – người đã tận tình hướng dẫn người viết hoàn thành bài khóa luận, đồng cảm ơn đến quý thầy cô giáo trường HVTC đã trang bị cho người viết kiến thức nền tảng về kinh tế để có thể hoàn thành đề tài này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu. Thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 94)