Thực trạng các biện pháp hạn chế RRTK tại NHTMCP Á Châu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu. Thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 64)

THỰC TRẠNG RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

2.3.3. Thực trạng các biện pháp hạn chế RRTK tại NHTMCP Á Châu.

Cũng như các NHTM khác, NH ACB lựa chon cho mình chiến lược hạn chế RRTK phối hợp. Chiến lược này cho phép NH dự trữ thanh khoản của mình bằng việc kết hợp một phần dự trữ bằng tài sản thanh khoản, phần còn lại có thể đáp ứng thông qua các cam kết cho vay NH khác, CP và NHNN. Trên bảng cân đối tài sản cũng thể hiện được điều này.Đánh giá tình hình thanh khoản bằng phương pháp phân tích các chỉ số thanh khoản và phương cung cầu thanh khoản để xác định khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ACB trong thời gian qua.

a. Đánh giá thanh khoản bằng phương pháp phân tích các chỉ số TK

* Chỉ số trạng thái tiền mặt(H1)

Chỉ số trạng thái tiền mặt được đo lường bằng tỷ lệ giữa tiền mặt trên tổng tài sản của NH. Các khoản bao gồm: Tiền măt, vàng bạc, đá quý , tienf vàng gửi tại các TCTD khác. Đây là chỉ số đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất và nhanh nhất trong tổng tài sản. Chỉ số này cao chứng tỏ tính thanh khoản của ngân hàng tốt. Nhưng trái lại chỉ số này cao cũng chứng tỏ ngân hàng tốn nhiều chi phí cơ hội, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Bảng 9 : Chỉ số trạng thái tiền mặt của NHTMCP Á Châu

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý=A 10.885 8.710 7.096

Tiền, vàng gửi tại TCTD #= B 32.586 80.328 20.224

Tổng TS= C 205.103 281.019 176.300

H1=(A+B)/C 21.2% 31.7% 15.5%

( Nguồn: báo cáo thường niên Acb qua 3 năm 2010-2012

Chỉ số trạng thái tiền mặt ACBduy trì mức tăng trong 2 năm 2010-2011 nhưng đến 2012 lại giảm xuống nhưng vẫn giữ ở mức . Cụ thể: Năm 2011 là 31.7 % tăng so 2010 là 21.2%, đến năm 2012 giảm xuống con 15.5% so mức 31.7% so năm 2011 giảm 1 nửa. Chỉ số trạng thái tiền mặt có nhiều biến động là do các nguyên nhân:

- Khoản tiền , vàng gửi tại các TCTD biến động rất nhiều

- Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, 2010 ngân hàng chưa thích nghi được còn phụ thuộc nhiều. Vì vậy ngân hàng cần dự trữ nhiều tiền mặt để đáp ứng nhu cầu chi cho khách hàng, đồng thời tạo niềm tin đối với khách hàng.

- Đến năm 2011 nguồn cung tiền có tính chất ổn định hơn, đồng thời ngân hàng cũng đã có những chính sách phù hợp với tình hình kinh tế, lãi suất tiền gửi cao thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư nhiều nên Ban lãnh đạo ngân hàng quyết định giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt để giảm chi phí cho ngân hàng.

- Năm 2012 là năm đấy khó khăn thách thức với ACB , sự tăng trưởng lạm phát, cũng như những thay đổi chính sách tiền tệ của NHNN làm lãi suất thay đổi liên tục, cùng với đó ACB gặp nhiều biến cố trong năm 2012 nên việc chủ động tăng tỷ lệ dự trữ tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh khoản là việc tất yếu ngân hàng phải làm trong thời gian này.

* Chỉ số năng lực cho vay (H2)

Đây là chỉ số tỷ lệ nghịch với khả năng thanh khoản của ngân hàng, bởi vì cho vay và cho thuê là những tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ.

Bảng 10: Chỉ số năng lực cho vay của NHTMCP Á Châu (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Cho vay Khách hàng= A 87.195 102.809 102.814 Cho thuê ròng= B 0 0 0 Tổng TS= C 205.103 281.019 176.300 H2= (A+B)/C 42.5% 36.6% 58.3%

( Nguồn báo cáo thường niên ACB giai đoạn 2010-2012)

Qua bảng trên ta thấy chỉ số năng lực cho vay của NH ACB trong 3 năm luôn biến đông 2010( 42,5%); năm 2011( 36.6%); năm 2012 ( 58.3%). Chỉ số này ở mức trung bình so với các NHTM hiện nay. Thấp hơn NH VCB(50- 58%), Nông nghiệp( 73-79%) , đầu tư( 65-69%)... Chỉ số này của NH năm 2011 giảm 5.6% so với năm 2010 chứng tỏ khả năng thanh khoản của NH thời kỳ này tốt nguyên nhân là do: Tăng trưởng dư nợ cho vay cao vượt chỉ tiêu đề ra, trong khi đó tốc độ tăng trưởng tổng TS cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay.

Năm 2012 chỉ số này của NH lại tăng lên chứng tỏ khả năng thanh khoản của NH đã giảm đi nhiều nguyên nhân do Tổng tài sản của NH giảm đi nhiều nhưng dư nợ cho vay của ngân hàng không đổi, cùng với sự khó khăn chung trong thị trường và bản thân NH ACB.

* Chỉ số Dư nợ cho vay/ Tiền gửi khách hàng (H3)

Xem xét chỉ số này để đánh giá việc NH ACB sử dụng tiền gửi khách hàng đẻ cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh khoản càng thấp, RRTK càng cao.

Bảng 11: Chỉ số dư nợ cho vay/ Tiền gửi khách hàng

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Tiền gửi khách hàng= A 106.836 142.218 125.234 Cho vay khách hàng= B 87.195 102.809 102.815

H3= B/A 81.6% 72.3% 82.1%

( Nguồn: Báo cáo thường niên của Acb qua các năm 2010,2011,2012) Chỉ số H3 của NH Acb xếp khoảng thứ 4 so với các NHTM: Nông nghiệp( 98-110%); NH BIDV(98-104%); VCb( 75-86%); Chỉ số ACB( 72- 82%). Tỷ lệ này vẫn ở mức cao nên khả năng thanh khoản của NH thấp dẫn đến RRTK cao. Nguyên nhân là do: các khoản cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ, RRTK biến động trong giai đoạn 2010-2012.

Chỉ số H3 là 81.6% nghĩa là huy động được 1 đồng thì cho vay 0.81 đồng. Chỉ số H3 của NH ACB cao thể hiện việc NH Acb sử dụng tiền gửi của KH cung ứng tín dụng là rất cao. Năm 2011, chỉ số H3 giảm so 2010 là do tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng là 17.9% trong khi tăng trưởng tiền gửi KH là 33.1%. Năm 2012 chỉ số H3 lại tiếp tục tăng lên do dư nợ cho vay khách hàng gần như không đổi nhưng tiền gửi khách hàng lại giảm xuống.

* Chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản( H4)

Phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dẽ dàng chuyển đổi thành tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

Bảng 12: Chỉ số chứng khoán thanh khoản của ACB

( Đơn vị:Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 so 2010 2012 so 2011 CK Kinh doanh 1.168 1.049 1.247 -10.2% +18.9% CKDT ss để bán 2.153 329 4.537 -84,7% +1279% CKKD+CKDTSSDB 3.321 1.378 5.784 -58.5% +319.7% Tổng TS 205.10 2 282.297 178.629 +37.6% -36.7% H4 1.6% 0.5% 3.2%

( Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2010,2011,2012)

Chứng khoán có tính thanh khoản cũng là một trong những tài sản có tính thanh khoản cao như: trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,.. Nếu một ngân hàng thiếu tính thanh khoản trong ngắn hạn có thể sử dụng nguồn cung thanh khoản từ việc bán hoặc cầm cố loại tài sản này trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Đây cũng là một trong những công cụ tài chính mang đến khả năng sinh lời cho ngân hàng.

Chỉ số này cao cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng cao, luôn được đáp ứng bởi các chứng khoán này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm đi vì đầu tư vào lĩnh vực này mang lại lợi nhuận ít hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác như tín dụng...

Trong bảng trên ta thấy chỉ số thanh khoản của NH ACB tương đối thấp và biến động qua 3 năm. Từ 1.6% năm 2010 xuống còn 0.5% năm 2011 chỉ số này giảm xuống chủ yếu do tỷ trọng đầu tư vốn của NH vào CKKD và CKDT sẵn sàng để bán giảm xuống; Chỉ số này lại tăng trở lại đến năm 2012 là 3.2% do ngân hàng tiếp tục đầu tư vào khoản mục này. Chỉ số này thay đổi

tùy thuộc vào từng thời điểm nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng. Ngân hàng ACB trong những năm tới cần cân đối lại số tiền đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán để đáp ứng yêu cầu lợi nhuận nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng.

Như vậy, với phương pháp dùng chỉ số tài chính để đo lường rủi ro thanh khoản tại cho thấy tình hình thanh khoản ACB giữ được mức ổn định và đáp ứng được nhu cầu rút tiền lớn của khách hàng trong năm 2012. Tuy nhiên để tình trạng này trong các năm tiếp theo luôn tình trạng thặng dư và ngân hàng luôn chủ động trong mọi tình huống ngân hàng cần phát huy tốt công tác gia tăng nguồn cung thanh khoản từ các khoản tín dụng thu về, vì đây là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Đồng thời cũng hạn chế những rủi ro tín dụng bằng cách tránh cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, thẩm định khách hàng kỹ trước khi cho vay. Ngoài ra để đảm bảo nguồn cung thanh khoản ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là vốn tiền gửi có kỳ hạn dài để tạo sự ổn định trong cầu thanh khoản. Thêm vào đó, ngân hàng cần dự báo tốt các nhu cầu thanh khoản trong tuần, tháng, trong quý.

* Chỉ số cấu trúc tiền gửi (H7)

Tỷ số này phản ánh tính ổn định của nguồn cung thanh khoản, tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ khả năng cung thanh khoản càng cao. HĐv là hoạt động vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài bởi nó quyết định quy mô sử dụng nguồn và góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận NH. Xác đinh được điều đó NH ACB đã coi trọng việc khai thác, huy động tối đa các nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư và các tổ chức kinh tế là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của mình.

Đối với NH, HĐV là hoạt động vừa mang tính cấp bách và lâu dài bởi nó quyết định quy mô sử dụng nguồn và góp phần quan trọng trong việc tăng lợi nhuận cho NH. Xác định được điều đó NH ACB đã coi trọng việc khai

thác, huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế là mục tiêu hàng đầu của mình.

Bảng 13: Chỉ số cấu trúc tiền gửi của NH TMCP Á Châu

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 % 2011 % 2012 %

Tiền gửi KKH=A 14.043 29.8 16.347 22.2 13.612 45.1 TG có kỳ hạn= B 33.028 70.2 57.141 77.8 16.578 54.9

H7=A/B 42.5% 28.6% 82.1%

( Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2010,2011,2012)

Tỷ lệ này đo lường tính ổn định cơ sở tiền gửi mà NH sở hữu, Tỷ lệ này giảm thể hiện tính ổn định cao hơn của vốn tiền gửi và do đó yêu cầu thanh khoản sẽ giảm. Từ bảng trên ta thấy chỉ số cấu trúc tiền gửi của ngân hàng năm 2010 là 42.5% là cao nên tính ổn định của vốn tiền gửi rất thấp. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn ở mức cao: 29.8% trong kho đó tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng là 70.2% mà tiền gửi không kỳ hạn là khoản tiền kém ổn định khách hàng có thể rút bất cứ lúc nòa.

Năm 2011 chỉ số cấu trúc tiền gửi của ngân hàng là 28.6% đã giảm 13.9% so với năm 2010 cho thấy tính ổn định của ngân hàng được gia tăng và cao nhất trong giai đoạn 2010-2012: Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn giảm 29.8% năm 2010 xuống còn 22.2%năm 2011 và tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng tăng từ 70.2% năm 2010 lên 77.8% năm 2012.

Năm 2012 chỉ số cấu trúc tiền gửi của ngân hàng tiếp tục tăng mạnh lên 82.1% cho thấy mức ổn định của ngân hàng giảm đi nghiêm trọng. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn tăng 45.1% cùng với tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn giảm xuống còn 54.9%. Các nhà quản trị cần cẩn trọng trong việc sử dụng nguồn vốn không kỳ hạn để cấp tín dụng cho khách hàng.

Tổng tiền gửi của khách hàng và tiền gửi thanh toán tăng trong 2 năm 2010-2011, đến năm 2012 giảm. Cho thấy năm 2012 tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn

giảm đồng nghĩa với việc nhu cầu thanh toán tiền mặt đột xuất của khách hàng giảm. Đặc biệt năm 2012 lãi suất tiền gửi của ngân hàng giảm xuống nhưng với kỳ hạn gửi dài thì lãi suất vẫn ở mức cao, cùng với việc lạm phát chưa có chiều hướng giảm vì vậy khách hàng cá nhân đều có xu hướng gửi tiền dài giảm sự mất giá đồng tiền. Chỉ số này giảm từ 34.3% năm 2010 xuống 33.5% năm 2011 chứng tỏ nguồn cung thanh khoản được cải thiện tốt và ổn định hơn. Để giảm được tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong những năm qua ngân hàng không ngừng xây dựng thương hiệu và biểu lãi suất huy động phù hợp, cạnh tranh được với các ngân hàng, thời gian huy động và loại hình huy động tiền gửi hấp dẫn hơn. Đặc biệt đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngân hàng luôn đưa ra các mức lãi suất ưu đãi, nhiều chương trình hấp dãn quay số trúng thưởng. Bên cạnh đó chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng được nâng cao, điều này làm cho khách hàng thấy hài lòng khi gửi tiền tại ngân hàng. Cùng với việc huy động bằng cách phát hành các công cụ nợ là cách huy động vốn chủ động, khi NH xác định được nhu cầu vốn và nhu cầu thanh khoản trong tương lai thì việc phát hành các công cụ nợ là một cách cân đối thanh khoản tích cực. Việc phát hành này được thực hiện với khối lượng lớn dần.

Chính những yếu tố này đã giúp ngân hàng gia tăng được nguồn cung thanh khoản trong những năm qua và đáp ứng được nhu cầu rút tiền lớn của khách hàng trong năm 2012.

b. Đánh giá trạng thái thanh khoản bằng việc phân tích cung- cầu thanh khoản tại ngân hàng.

Đây là phương pháp đo lường khả năng thanh khoản dựa vào tổng cung và tổng cầu thanh khoản tại ngân hàng. Từ đó có những điều chuyển vốn thích hợp ứng với mỗi trạng thái thanh khoản nhằm đảm bảo tính thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng.

Bảng 14: Trạng thái thanh khoản tại ACB giai đoạn 2010-2012 (Đơn vị: Tỷ đồng) Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so 2010 2012 so 2011 Số tiền % Số tiền % 1.Cung TK 40,868 76,708 85,732 35,840 87.7% 9,024 12% Vốn điều chuyển 4,673 5076 8,964 403 8.6% 3,888 77% Các khoản TD thu về 12,432 24,767 25,525 12,335 99.2% 758 3% Các khoản TG và Nguồn khác 23,763 46,865 51,243 23,102 97.2% 4,378 9% 2. Nhu cầu TK 33,342 71,905 78,213 38,563 115.7% 6,308 9% Chi trả TG 10,852 15,231 25,348 4,379 40.4% 10,117 66% Cấp TD 19,226 50,929 45,331 31,703 164.9% -5,598 -11% Khác 3,264 5,745 7,534 2,481 76.0% 1,789 31% 3.Trạng thái TK 7,526 4,803 7,519 -2,723 -36.2% 2,716 57%

( Nguồn: Tổng hợp báo cáo thương niên ACB từ 2010-2012)

Qua số liệu thống kê từ 2010 đến 2012, nguồn cung thanh khoản ACB không ngừng tăng lên. Nguồn cung thanh khoản bao gồm: Vốn điều chuyển từ NHNN, các khoản tín dụng thu về trong năm, tiền gửi của KHCN, DN cũng như các tổ chức tín dụng, khả năng vay mượn trên thị trường liên ngân hàng... Nhìn chung qua 3 năm phân tích, nguồn cung thanh khoản được hình thành chủ yếu từ khoản tín dụng thu về và tiền gửi của khách hàng. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả, công tác thu nợ được thực hiện tốt cùng với công tác huy động vốn được nâng cao, tránh sự phụ thuộc nhiều vào nguồn tiền lấy của NHNN.

Đi kèm với sự tăng lên trong cung thanh khoản là nhu cầu thanh khoản cũng tăng lên. Năm 2010 nhu cầu thanh khoản là 33.342 tỷ đồng, đến năm

2012 tăng lên là 78.213 tỷ đồng, với tốc độ không ổn định. Nhu cầu thanh khoản tăng phần lớn là cấp tín dụng cho doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, tiêu dùng... đều tăng. Nhìn chung qua 3 năm, tình hình kinh tế nước ta vẫn trong giai đoạn khó khăn và sự cố của ngân hàng vào cuối tháng 8/2013 làm cho lượng cung tiền ra thị trường tăng lên, rất nhiều các doanh nghiệp đang phải thu hẹp lại quy mô sẽ làm cho lượng cung thanh khoản giảm đi đáng kể nên sẽ làm cho lượng cung tiền ra thị trường sẽ vẫn tăng.

So với tốc độ tăng trưởng của cung- cầu thanh khoản năm 2012 so 2011 thì cung thanh khoản có tốc độ tăng, giảm mạnh hơn so với cầu thanh khoản. Nếu duy trì một tốc độ như vậy thì trong tương lai, khả năng nguồn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Á Châu. Thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w