Kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc NHÀ nước tại TỈNH CHAMPASAK (Trang 106 - 110)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.8. Kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm

làm công tác quản lý chi NSNN

Trên cơ sở rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, cơ quan tài chính các cấp, kho bạc nhà nước cần tiến hành sắp xếp lại bộ máy tổ chức hiện có đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, bộ phận trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao; hạn chế thấp nhất các thủ tục hành chính không cần thiết. Thành lập Vụ phân tích và Dự báo thuộc Bộ Tài chính để thực hiện nhiệm vụ

phân tích và dự báo sự biến động của các chỉ số kinh tế phục vụ cho công tác quản lý

và điều hành NSNN.

Bên cạnh đó cần không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý NSNN để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị hiện đại trong quản lý kinh tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội dung thứ nhất của chương 3 đề cập đến các yếu tố, điều kiện quốc tế, khu vực và trong nước có ảnh hưởng đến việc thu - chi NSNN qua KBNN. Chương 3 cũng đã trình bày khái quát một sốquan điểm và định hướng đẩy mạnh quản lý chi NSNN

qua KBNN tỉnh Champasak. Quan điểm quản lý chi NSNN qua KBNN như: Đẩy

mạnh hợp tác giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp Bộ với cấp tỉnh và cấp tỉnh với cấp huyện ; chủđộng trong quản lý chi NSNN qua KBNN ; tận dụng tối đa những tiềm năng thế mạnh của Champasak, nâng cao nội lực để có sự phát triển bền vững. Nâng cao hiệu quả quản lý đồng bộ nhằm điều hành các hoạt động thu - chi là tiêu chuẩn cao nhất trong quá trình quản lý chi NSNN qua KBNN.

Mục tiêu quản lý chi NSNN qua KBNN tỉnh Champasak là đáp ứng yêu cầu

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển

đã được phê duyệt. Hướng đến xây dựng một nền kinh tế hàng hóa mạnh, phát triển đa

dạng, bền vững, hiệu quả cao trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, áp dụng các công

nghệ mới, công nghệ cao làm ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Từng

bước thực hiện quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp hóa. Mục tiêu cụ thể được

trích từ nguồn định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Champasak giai đoạn

2013-2017 tầm nhìn 2020 đã được công bố.

Nội dung trọng tâm của chương 3 là phân tích, từ đó đề xuất một số giải pháp chiến lược nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý chi NSNN qua KBNN

Nhóm giải pháp thứ nhất: Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch phát triển công tác quản lý chi NSNN qua KBNN Champasak. Nâng cao chất

lượng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với thu ơ chi NSNN.

Nhóm giải pháp thứ hai: Hoàn thiện cơ chế chính sách về khuyến khích công

tác quản lý chi NSNN qua KBNN.

Cuối cùng để các giải pháp đề ra được thực hiện, tác giả đề xuất một số kiến

nghị như: Sửa đổi, bổ sung và ban hành đồng bộ các luật có liên quan đến hoạt động

thu ơ chi NSNN; xoá bỏ những bất hợp lý về thu ơ chi NSNN; cải tiến các thủ tục hành

chính liên quan đến các hoạt động quản lý chi NSNN qua KBNN.

KẾT LUẬN CHUNG

Giống như các nước trong khu vực và trên thế giới, quản lý chi ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà nước ở CHDCND Lào được xây dựng nhằm thúc đẩy một quá trình phát triển lành mạnh, bền vững, ổn định, công bằng và dân chủ. Cụ thể các

chương trinh liên quan đến chi NSNN nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng tổng sản lượng quốc dân cao, nâng cao chất lượng cuộc sống của một bộ phần dân số lớn, đặc biệt là những người nghèo nhất trong xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và bảo vệ môi rường trong khi đảm bảo ổn định kinh tế xã hội tổng thể.

Ngân sách Nhà nước là khâu tài chính tập trung, giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống tài chính, là nguồn lực vật chất để Nhà nước duy trì hoạt động của bộ máy quản lý và thực thi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Qua nhiều năm đổi mới, đất nước Lào không ngừng thay đổi và phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Xét các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của một nền kinh tế chuyển đổi, CHDCND Lào đều đạt được những thành tựu ấn tượng, Chính sách quản lý kinh tế xã hội nói chung và quản lý tài chính chi ngân sách nói riêng không ngừng được đổi mới ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay.

Tuy vậy, trong lĩnh vực quản lý chi NSNN qua KBNN còn nhiều bất cập cần

được nhìn nhận một cách khách quan để tìm biện pháp cải thiện. Công tác quản lý

ngân sách của CHDCND Lào nói chung và tỉnh Champasak nói riêng hiện nay hiệu

quả chưa cao. Tuy nhiên hoạt động quản lý chi ngân sách Nhà nước vừa được xây dựng và thực hiện sau khi có Luật ngân sách Nhà nước đa thể hiện nhiều còn nhiều bất cập. Việc xây dựng kế họach quy trình phân bổ ngân sách Nhà nước còn dựa vào sự

phân phối cao độ từTrung ương.

Xuất phát từ mục tiêu đó, quản lý chi ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà

nước có những đặc điểm riêng cần phải xem xét để làm cơ sở cho việc xây dựng các

chính sách phù hợp với đặc điểm quản lý chi ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà

nước. Chính đặc điểm này đòi hỏi thể chế pháp lý, môi trường và chính sách quản lý

chi ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà nước phải chú ý để vừa thực hiện mục tiêu quản lý chi ngân sách Nhà nước, vừa đảm bảo mỗi quan hệ cân đối giữa thu và chi

ngân sách Nhà nước.

Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn là tập trung giải quyết những vấn đề có tính

lý thuyết quản lý chi NSNN qua KBNN nói chung và quản lý chi NSNN qua KBNN ở

tỉnh Champasak nói riêng, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp quản lý

chi NSNN qua KBNN vào phát triển hệ thống công tác quản lý chi NSNN qua KBNN

ở Champasak. Qua toàn bộ những vấn đề được trình bày đề tài đã giải quyết cơ bản các yêu cầu đặt ra, cụ thể là:

Hệ thống hóa và làm rõ thêm các vấn đề lý luận về quản lý chi ngân sách Nhà nước từ khâu chuẩn bị ngân sách đến chấp hành ngân sách và kế toán quyết toán chi

ngân sách. Luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam về quản lý chi ngân sách Nhà nước từ đó rút ra bài học để tận dụng vào điều kiện thực tế của Lào cụ thể là ở tỉnh Champasak.

Nghiên cứu, phân tích và đánh giá có hệ thống thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà nước từ khi triển khai Luât ngân sách Nhà nước đến nay, những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó.

Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách Nhà nước ở tỉnh Champasak. Có giải pháp cụ thể: (1) Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách; (2) Hoàn thiện hệ thống pháp lý; (3) Hoàn thiện và đổi mới chấp hành chi ngân sách nhà nước; (4) Hoàn thiện và đổi mới công tác kế toán và quyết toán chi ngân sách nhà nước.

Để các giải pháp được thực hiện và có tính khả thi cao luận văn cũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với các cấp chính quyền Trung ương và địa phương ở CHDCND Lào, nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tốt hơn nữa công tác quản lý chi NSNN qua KBNN, nhằm đảm bảo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Champapak trong những năm tiếp theo.

TÀI LIỆUTHAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Luận án tiến sĩ “Về việc quản lý thu thuế trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền

Trung”của tác giả Nguyễn Thế Tràm, Học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh,

năm 1996.

2. Luận án tiến sĩ “Sử dụng công cụ chính sách tài chính để phát triển nền kinh tế

trong quá trình hội nhập” của tác giả Lê Công Toàn, trường Đại học Tài chính

Kế toán Hà Nội, năm 2003.

3. Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp

chính quyền địa phương” của tác giả Phạm Đức Hồng, trường Đại học Tài

chính Kế toán Hà Nội, năm 2002.

4. Luận án tiến sĩ kinh tế “Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước” của tác giả Nguyễn Việt Cường, trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm

2001.

5. Luận án thạc sĩ “Các biện pháp tăng cường quản lý thu, chi ngân sách các tỉnh

duyên hải miền Trung” của tác giảPhan Văn Dũng, năm 2001.

Tiếng Lào:

6. Chỉ thị số 1231/KB, ngày 09 tháng 02 năm 2009 về việc thu ngân sách Nhà nước.

7. Quyết định số 2500/TC, ngày 15 tháng 10 năm 2007 về việc tổ chức và hoạt động của Kho bạc Nhà nước

8. Quy định số 1044/TC, ngày 01 tháng 02 năm 2008 về vị trí, vai trò và quyền hạn hoạt động của Kho bạc Nhà nước các tỉnh, huyện và địa phương.

9. Nghị định số 259/TTg, ngày 01 tháng 06 năm 2010 về Kho bạc Nhà nước.

10.Luậtngân sách Nhà nước số 02/QH Lào, ngày 26 tháng 12 năm 2006.

11.Thông tư về việc kho bạc Nhà nước số 259/CP, ngày 01 tháng 06 năm 2010

12.UBND Tỉnh, Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Champasakbáo cáo hoạt động kinh tế -

xã hội 5 năm (2008 2012) lần thư VI và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

(2012 - 2017) lần thư VII của tỉnh Champasak ngày 19 – 23 tháng 9 năm 2012.

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc NHÀ nước tại TỈNH CHAMPASAK (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)