Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc NHÀ nước tại TỈNH CHAMPASAK (Trang 36)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.6Các nhân tố khác

Ngoài các nhân tố trên còn có một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước như định mức chi tiêu của ngân sách, sự phân định trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước, bên cạnh đó là sự phối hợp của các cấp các ngành trong việc thực hiện chỉ đạo và tham gia quản lý chi ngân sách nhà nước.

1.4. Vai trò của kho bạc nhànước đối với công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN

Kho bạc nhà nước là cơ quan nhà nước có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý chi NSNN vì mọi khoản thu - chi nhà nước phải thông qua KBNN. Vây, muốn làm cho công tác quản lý chi NSNN đạt được hiểu quả tốt và nhằm đảm bảo tính hiểu quả trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhà nước cũng phải có nguyên tác và có chính sách về công tác quản lý chi NSNN cho phù hơp với điều kiện thực tế của từng bước từng giai đoạn.

Quản lý cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN là trách nhiệm của các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụng NSNN, trong đó hệ thống kho bạc nhà nước giữ vai trò đặc biệtquan trọng. Căn cứ vào dự toán NSNN được giao và yêu cầu nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi KBNN,

KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo qui định của pháp luật và thực hiện chi NSNN khi có đủ các điều kiện quy định. Đồng thời các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự quản lý, kiểm tra của cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Vậy, KBNN là trạm quản lý, kiểm tra, kiểm soát cuối cùng được nhà nước gaio nhiệm vụ quản lý trước khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ NSNN.

Trên cơ sở đó, KBNN thực hiện kiểm tra và hạch toán các khoản chi NSNN theo đúng chương, khoản, mục, tiểu mục của mục lục NSNN; đồng thời, cung cấp đây đủ, kịp thời các thông tin cần thiết, phục vụ cho công tác chỉ đạo và điều hành của cơ quan tài chính và hành chính các cấp. Ngoài ra, KBNN còn phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính trong việc bố trí, sắp xếp các nhu cầu chi tiêu, đảm bảo thu, chi NSNN luôn được cân đối, việc điều hành quỹ NSNN được thuận lợi.

Khi nhận được lệnh trả tiền của cơ quan tài chính hay đơn vị thụ hưởng kinh phí do NSNN cấp, thì nhiệm vụ của KBNN không chỉ có xuất, nhập công quỹ, mà còn có nhiệm vụquản lý quỹ NSNN. Với nhiệm vụ này, KBNN chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của việc xuất tiền. Do đó, KBNN phải quản lý, kiểm tra việc sử dụng

kinh phí NSNN cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, đảm bảo dúng mục đích, đúng chế độ

định mức chi tiêu của Nhà nước. Trong quá trình quản lý nếu phát hiên thấy đơn vị, tổ chức kinh tế hay cơ quan Nhà nước sử dụng kinh phí ngân sách cấp không đúng mục đích, không có hiệu quả hoặc không đúng chế độ Nhà nước, thì KBNN sẽ tự chối cấp

phát, thanh toán. Như vậy, trong quá trình cấp phát, thành toán, KBNN không thụ động thực hiện theo các lệnh của cơ quan tài chính, đơn vị thụ hưởng ngân sách một cách đơn thuần, mà hoạt động tương đối độc lập, và có sự tác động trờ lại đối với các cơ quan, đơn vị đó. Thông qua đó, KBNN đảm bảo cho quá trình quản lý, sử dụng công quỹ quốc gia được chặt chẽ, đặc biệt là việc mua sắm, sửa chữa, xây dụng,… Vì

vậy, không những hạn chế được tình trạng lãng phí, thất thoát, tiết kiệm và có hiệu quả. Đồng thời, góp phần quản lý, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, đảm bảo sự ổn định lưu thông tiền tệ.

Thông qua việc cấp phát,thanh toán các khoản chi của NSNN, KBNN còn tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình chi NSNN qua KBNN theo từng địa bàn,

từng cấp ngân sách và từng loại chi chủ yếu. Rút ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, cùng vớicác cơ quan hữu quan nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý thanh toán, chi trả, kiểm tra NSNN qua KBNN.

1.5. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN qua kho bạc nhà nước của Việt Nam và các bài học có thể vận dụng vào điều kiện thực tế ở CHDCND Lào

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam về quản lý chi ngân sách nhà nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào điều kiện thực tế của Lào như sau:

Một là, phải có một hệ thống các quy định đồng bộ về quản lý chi ngân sách

nhà nước. Các quy định nàyphải được thể chế hoá bằng luật pháp, chế độ quản lý chi tiêu ngân sách do chính quyền trung ương thống nhất quy định chung về khung, chính quyền các địa phương được phép ban hành một số chế độ trong phạm vi do trung ương quy định. Trong quản lý chi ngân sách nhà nước, cần phân định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của từng cấp, và giao quyền độc lập tương đối cho họ trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao. Chính quyền trung ương chỉ can thiệp khi cần thiết hoặc đóng vai trò điều hoà, điều tiết để đảm bảo sự công bằng và phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ trong quốc gia.

Hai là, dự toán ngân sách nhà nước cần được chuẩn bị kỹ và trong một thời

gian dài (thường là 12 tháng). Dự toán ngân sách nhà nước phải được lập từ cơ sở và qua nhiều vòng thảo luận công khai, dân chủ giữa các bộ, ngành, địa phương cũng như tại Quốc hội. Dự toán chi ngân sách nhà nước phải được lập và phê duyệt chi tiết đến từng mục chi theo nhu cầu chi tiêu của đơn vị.

Trong lập và phê duyệt dự toán, cần gắn việc chi tiêu của từng năm với kế hoạch chi tiêu của các năm tiếp theo để đảm bảo tính liên hoàn và kế thừa có hiệu quả các khoản chi của các năm trước, đồng thời cần tập trung thảo luận kỹ về sự cần thiết, cũng như hiệu quả của các khoản chi mới phát sinh hoặc không thiết yếu để có sự cắt giảm cho phù hợp. Các khoản chi đã được quy định trong luật hoặc đã được cam kết từ trước cần được đảm bảo thực thi trong thực tế.

Ba là, trong chấp hành chi ngân sách, cần đảm bảo một cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác quản lý chi, đặc biệt là trách nhiệm của người chuẩn chi với người cấp phát, thanh toán. Thực hiện nguyên tắc mọi khoản chi phải được thanh toán, chi trả cho người trực tiếp được thụ hưởng thông qua tài khoản của họ mở tại ngân hàng.

Bốn là, coi trọng và đánh giá đúng mức vai trò của công tác phân tích, dự báo

kinh tế phục vụ cho việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách chi ngân sách nhà nước. Quan tâm đầu tư thích đáng cho lĩnh vực công nghệ thông tin, đảm bảo cung cấp kịp thời, chính xác các số liệu cho việc quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, tạo điều kiện nâng cao chất lượng công tác quản lý và tiết kiệm các chi phí chung của toàn xã hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ lý thuyết cơ bản đến việc vận dụng vào thực tiễn là một khoảng cách nhưng

việc phân tích, lập luận làm sáng tỏ lý thuyết là một bước đi căn bản, cần thiết. Với tinh thần đó, toàn bộ nội dung của chương 1 hướng vào giải quyết những vấn đề có tính lý thuyết vềchi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước nói chung và chi ngân

sách nhà nước qua kho bạc nhà nước của tỉnh Champasak nói riêng.

Xuất phát từ mục tiêu đó, nội dung đầu tiên của chương 1 là trình bày khái quát quan điểm của các tổ chức quản lý chi ngân sách, các văn bản pháp lý như: Luật ngân

sách nhà nước và các văn bản khác có liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách

nhà nước qua kho bạc nhà nước. Nội dung được trình bày tiếp theo của chương 1 là

các hình thức quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước hiện nay, có nhiều tiêu thức đểxác định. Quản lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước có những

đặc điểm riêng cần phải xem xét để làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách cho phù hợp với đặc điểm của quản lý chi ngân sách nhà nước, qua kho bạc nhà nước. Chính những đặc điểm này đòi hỏi thể chế pháp lý, môi trường và chính sách quản lý

chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước phải chú ý để vừa thực hiện mục tiêu quản lý chi ngân sách nhà nước, vừa bảo đảm mối quan hệ cân đối giữa thu và chi

ngân sách nhà nước. Dựa trên các tài liệu, nghiên cứu tổng thuật lại có những đặc điểm

cơ bản như:

- Chi NSNN gắn liềnvới bộ máy Nhà nước, các chức năng và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nướcđảm đương trong từng thời kỳ.

- Chi NSNN phải đảm bảo các hoạt động của Nhà nướctrên tất cả các lĩnh vực.

- Chi NSNN gắn với quyền lực của Nhà nước. Quy mô, nội dung cơ cấu chi NSNN được quyết định bởi cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước.

- Hiệu quả của chi NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp, nó được xem xét trên tầm vĩ mô và dựa vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng…mà các khoản chi ngân sách đảm nhận.

- Chi ngân sách là những khoản chi khônghoàn trả trực tiếp.

- Chi NSNN là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ và nó gắn liên với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, tín dụng, thuế, tỷ giá hối đoái…

- Chi NSNN có quy mô lớn, phức tạp có tác động mạnh mẽ đến môi trường tài chính vĩ mô, đến tổng cung, tổng cầu về vốn tiền tệ.

Nói tóm lại, chi ngân sách nhà nước có những đặc điểm khác nhau và trong từng điều kiện lịch sử khác nhau. Nhận thức đẩy đủ về đặc điểm chi NSNN còn được thể hiện thông qua quá trình quản lý và tổ chức thực hiện các khoản chi ngân sách nhà nước.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH CHAMPASAK

2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào ảnh hưởng đếnquản

lý chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước

2.1.1 Đặc điểmvề kinh tế-xã hội

2.1.1.1. Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội nước CHDCND Lào

Đặc điểm kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào nói chung có rất nhiều yếu tố và

chúng đều ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến quản lý chi NSNN qua KBNN, trong

đó có những đặc điểm nổi bật như sau:

Đặc điểm về vị trí, địa hình

CHDCND Lào là một nước ở Đông Nam Châu Á, nằm sâu ở bán đảo Đông Dương, ở một vị trí địa lý bất lợi về giao lưu quốc tế, bởi vì Lào là nước duy nhất không có biển. CHDCND Lào có đường biên giới chung với các nước láng riềng chẳng hạn như là: Việt Nam dài 2069Km, Trung Quốc 505Km, Thái Lan 1.835 Km,

Campuchia 435Km, và Mianma 236Km, Lào có diện tích là 236.800 KmP

2

Pvà dân số có khoảng 6,186 triệu người (2009/2010), mật độ dân số trung bình là 26 người trên 1

KmP

2

P

. Khoảng gần 80% diện tích lãnh thổ của CHDCND Lào là núi cao và cao nguyên, đồng bằng chỉ chiếm 1/5 diện tích lãnh thổ, nằm hoàn toàn về phía tây nơi tập trung tới 70 % dân số cả nước. Đồng bằng ở CHDCND Lào không liền dài, mà bị chia cắt do xen kẽ với núi đồi cho nên việc giao lưu hàng hoá và đi lại giữa các vùng, miềncũng rất khó khăn, sản phẩm ở những nơi thừa rất khó chuyển đến những nơi thiếu, thậm chí Lào không có biển, như vậy việc trao đổi buôn bán với nước ngoài phải thông qua các cảng biển của Việt Nam như là: Đà Nẵng, Cửa Lò…và Thái Lan là Khong Tay,

sau này là Campuchia ( SihanucVinh…). Nhưng cảng rất xa, cước phí vận tải lại cao,

do đó giá hàng nhập khẩu rất cao, giá hàng xuất khẩu lại rẻ. Điều đó đã cản trở việc phát triển loại hàng nông sản xuất khẩu, nhất là những loạisản phẩm cógiá trị thấp.

CHDCND Lào nằm giữa các nước có nền kinh tế phát triển hơn như là Thái

Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Do đó trong tương lai nếu hoàn thiện mạng lưới giao

thông vận tải, thì Lào có khả năng trở thành nơi giao lưu buôn bán hàng hoá giữa các nước trong khu vực này, nhất là phát triển ngành thương nghiệp quá cảnh …

Đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên

Do nằm trong vị trí như đã nói ở trên, cho nên CHDCND Lào có nhiều đặc tính của vùng nhiệt đới, là một môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng của nhiều loại sinh vật nhiệt đới. Đất nước Lào là đất nước của màu xanh với núi rừng trùng điệp chiếm 72% diện tích, phần lớn nằm ở phía Bắc và phía Đông. Về đất đai, hiện có trên 4 triệu ha là đất nông nghiệp, trong đó một nửa dành cho trồng trọt và một nửa còn lại là dành cho chăn nuôi gia súc. Tài nguyên rừng và đất đai rất phong phú tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế sau này.

CHDCND Lào có nguồn tài nguyên nước khá lớn. Có hàng nghìn Km các dòng sông nhánh từ các dãy núi ở phía bắc và tây dải Trường Sơn với nhiều thác ghềnh đổ xuống dòng Mê Kông. Trữ lượng nước lớn khoảng 400 tỷ mP

3

Ptrên một năm và nguồn thuỷ điện có thể đạt 18 triệu Kw. Đây sẽ là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp thuỷ điện, ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.

Về nguồn tài nguyên khoáng sản, qua đánh giá của các nhà địa chất thì có trữ lượng khá lớn và chất lượng tương đối tốt, có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên vật liệu cho nền kinh tế quốc dân, một số khoáng sản đang được khai thác như: vàng, bạc, than đá, thiếc, ngọc bích… có loại đang thăm dò như: dầu mỏ, thạch cao… Hiện nay các nhà địa chất đang tìm, phát hiện khoáng sản tài nguyên quý có khả năng khai thác lớn. Song tình trạng khai thác nguồn tài nguyên một cách tự phát, bừa bãi, hiện tượng đốt rừng làm nương ở một số tỉnh miền núi còn phổ biến. Hơn nữa các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân ở một số vùng tỉnh còn khai thác các loại gỗ quý, lâm sản, khoáng sản, săn bắn thú rừng hiếm quý còn bừa bãi và đang trở thành một mối đe doạ nguy hiểm của con người.

Đặc điểm về trình độ phát triển.

Nhiều thế kỷ qua, nền kinh tế Lào được tồn tại bởi nền kinh tế tự nhiên, nhưng trong mấy chục năm qua và gần đây đã xuất hiện kinh tế nửa tự nhiên, và một phần trong vùng đồng bằng dọc theo Sông Mê Kông, vùng biên giới của đất nước đang phát triển theo kinh tế thị trường, song kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên là vẫn phổ biến. Các

trọng điểm sản xuất nông nghiệp chủ yếu là các vùng đồng bằng dọc theo Sông Mê Kông, năng xuất thấp chưa đủ để sản xuất chế biến và xuất khẩu. Công nghiệp, chủ

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc NHÀ nước tại TỈNH CHAMPASAK (Trang 36)