Đưa ra mục tiêu đào tạo và phát triển rõ ràng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH phân phối FPT (FDC) (Trang 75 - 77)

Một trong những nhược điểm lớn của công tác ĐT và PT NNL tại FDC là xác định mục tiêu đào tạo không rõ ràng. Không đưa ra được mục tiêu không khác gì con thuyền trôi mà không biết bờ bến. Có mục tiêu đến thì mới tạo cho người lao động có động lực học tập tu dưỡng. Trên thực tế để có thể lượng hoá được những kiến thức kĩ năng đào tạo được rất khó.Tuy nhiên FDC có thể đưa ra những yêu cầu tối thiểu cần đạt được đối với chương trình đào tạo và đối với người lao động sau quá trình đào tạo.

Đối với chương trình đào tạo: kết thúc mỗi khoá đào tạo, những học viên đều được phát phiếu để đánh giá chương trình đào tạo có mang lại hiệu quả hay không. Vì vậy trước mỗi khoá học, có thể ước lượng số điểm tiêu chuẩn cho từng khoá.

Ngoài ra, có thể xác định cụ thể số lượng chứng chỉ mà người lao động cần đạt được sau đào tạo, mức độ đạt được như thế nào?...Cần phải nhấn mạnh một điểm là tiêu chuẩn đặt ra với từng đối tượng sau khoá đào tạo là khác nhau. Bởi trên thực tế các khoá đào tạo của FDC có thể phân loại thành đào tạo cơ bản và đào tạo nâng cao

Đào tạo cơ bản là việc đào tạo cho người lao động những kiến thức cơ bản nhất, những kĩ năng để có thể xúc tiến thực hiện công việc nhanh chóng và có hiệu quả. Loại hình đào tạo này dành cho những nhân viên mới và một sô nhân viên làm việc không đạt yêu cầu đề ra.

Đào tạo nâng cao là việc đào tạo cho người lao động những kiến thức, kĩ năng để thực hiện công việc, nhằm đạt tới mục tiêu cao hơn nhiều so với kết quả hiện tại. Các khoá đào tạo này cung cấp nhiều kĩ năng mới, giúp cho người lao động có thể hiểu nhanh, nắm bắt nhanh và giải quyết nhanh chính xác vấn đề. Các khoá đào tạo này hướng tới những người quản lý, những nhân viên có cách làm việc sáng tạo, kết quả thực hiện công việc đã đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Đối với người lao động sau đào tạo: khả năng thực hiện công việc chính, khả năng thực hiện và hoàn thành các công việc mang tính đột xuất,

Như vậy, phải phân loại các khoá đào tạo sau đó đặt ra tiêu chuẩn, có thể lập bảng so sánh kết quả thực hiện sau đào tạo với tiêu chuẩn đó:

Bảng 3.2.: So sánh kết quả thực hiện sau đào tạo với tiêu chuẩn

Tiêu chí

Nội dung Tiêu chuẩn đào tạo

Kết quả sau

đào tạo Đánh giá kết quả

Đào tạo nâng cao

1. Điểm đánh giá khoá học 2. Số lượng chứng chỉ đạt được (nếu có)

3. Mức độ (loại chứng chỉ) 4. Khả năng thực hiện công việc chính

5. Khả năng thực hiện công việc đột xuất

Đào tạo cơ bản

1. Điểm đánh giá khoá học 2. Khả năng thực hiện công việc chính

3. Khả năng thực hiện công việc đột xuất

Mặc dù có thể có các tiêu chí giống nhau, nhưng tiêu chuẩn của các tiêu chí tương ứng với đào tạo nâng cao và đào tạo cơ bản lại không giống nhau. Điều tất yếu là việc xây dựng tiêu chuẩn cho đào tạo nâng cao phải cao hơn so với đào tạo cơ bản. Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của các khoá đào tạo cũng như thống kê kết quả chương trình đào tạo đó qua các năm, kết hợp với mục tiêu, phương hướng phát triển của công ty để đưa ra tiêu chuẩn chính xác và mang tính thúc đẩy.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH phân phối FPT (FDC) (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w