Khái niệm và đặc điểm pháp luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ của

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 33)

của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam

vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng phụ thuộc vào tổng thể nhiều điều kiện khác nhau (kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa…) trong đó pháp luật có vị trí, vai trò và tầm quan trọng hàng đầu. Bởi vì, pháp luật có các đặc điểm mà các điều kiện khác không có như: Pháp luật là phương tiện chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền con người; các quyền đó được pháp luật hóa và mang tính bắt buộc, được xã hội thừa nhận, bảo vệ. Nếu không có sự thừa nhận của xã hội thông qua pháp luật thì quyền tự nhiên vốn có của con người chưa trở thành quyền thực sự. Ngược lại, quyền con khi đã được quy định trong pháp luật thì nó sẽ trở thành quyền pháp định, là ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội thừa nhận phục tùng, được quyền lực Nhà nước tôn trọng bảo vệ. Khi quyền con người được quy định trong Hiến pháp và pháp luật thì nó sẽ trở thành “tối thượng” có giá trị bắt buộc đối với toàn xã hội, ngay cả với cơ quan cao nhất của Nhà nước; Pháp luật là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người. Tính sắc bén của pháp luật trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người được thể hiện ở các quy định về quyền con người trong pháp luật được đảm bảo bằng bộ máy, cách thức tác động quyền lực của Nhà nước, khi cần thiết thì Nhà nước sử dụng các biện pháp cưỡng chế trên cơ sở tiến hành các biện pháp giáo dục, thuyết phục bảo đảm cho nội dung quyền con người, quyền công dân được thực hiện và bảo vệ. Bên cạnh đó, nhờ hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật mà mọi hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân đều có khả năng bị phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời; Pháp luật là tiền đề, nền tảng tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Ở đây pháp luật được xem xét không chỉ với tư cách là công cụ, phương tiện của Nhà nước mà còn là công cụ, vũ khí của mọi người trong xã hội để thực hiện, bảo vệ quyền con người. Bởi vì pháp luật là đại lượng mang giá trị phổ biến, là chuẩn mực của sự công bằng, do đó có thể đo được hành vi của

mọi người, kể cả các cơ quan tổ chức, công chức Nhà nước. Nó là cơ sở, là căn cứ để công dân đánh giá, kiểm tra, đối chiếu các hành vi từ phía Nhà nước và các thành viên trong xã hội, đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyền con người, quyền công dân có thể bị xâm phạm từ phía các cơ quan, tổ chức, công chức Nhà nước trong khi thi hành công vụ, cũng như từ phía các thành viên khác trong xã hội, bởi vì trong quan hệ với Nhà nước, công dân vừa là người chủ Nhà nước, vừa là đối tượng bị quản lý cho nên quyền và lợi ích hợp pháp của họ có nguy cơ xâm hại cao. Trong hoạt động của bộ máy Nhà nước thì hoạt động của hệ thống cơ quan hành chinh Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật có nguy cơ làm phương hại đến các quyền con người, quyền công dân rất cao. Bởi vì, các quyết định quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước, các phán quyết của cơ quan bảo vệ pháp luật đều trực tiếp tác động đến các quyền và lợi ích của công dân.

Trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, nông dân là người bị quản lý và chịu sự phán quyết nên họ luôn luôn ở vị thế bất lợi. Trong điều kiện đó, người nông dân không có vũ khí, phương tiện nào khác hữu hiệu hơn là sử dụng pháp luật để đấu tranh tự bảo vệ lấy các quyền và lợi ích của mình. Chỉ có pháp luật, bằng các qui phạm pháp luật quy định chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, các quyền và nghĩa vụ của công dân, mới tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc để mọi người đấu tranh chống lại các hành vi xâm hại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Vai trò của pháp luật trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người còn thể hiện trong mối quan hệ giữa pháp luật và các điều kiện bảo đảm khác (chính trị, kinh tế, văn hóa…) các điều kiện trên đều phải thông qua pháp luật, thể hiện dưới hình thức pháp luật mới trở thành giá trị xã hội ổn định, được hiện thực hóa trên qui mô toàn xã hội. Chỉ có như vậy thì các điều kiện đó

mới phát huy được vai trò của mình trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người, cụ thể như: Điều kiện chính trị: Đường lối chính trị của một quốc gia là nhằm xây dựng vào bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nền kinh tế phát triển, nền dân chủ thực sự. Đường lối chính trị đó phải được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp quy định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội, tổ chức hoạt động của các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… Đó chính là cơ sở pháp lý để xây dựng một xã hội có cơ cấu tổ chức và chế độ chính trị hướng tới tôn trọng, bảo vệ quyền con người.

Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện tiên quyết bảo đảm Nhà nước Việt Nam là Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Muốn dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tạo điều kiện bảo đảm thực hiện, bảo vệ quyền con người, muốn đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng trở thành hiện thực trong cuộc sống xã hội thì sự lãnh đạo của Đảng phải được thể chế hóa thành pháp luật; Điều kiện kinh tế: Phát triển kinh tế tạo cơ sở vật chất là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo thực hiện quyền con người. Nhưng muốn phát triển kinh tế thì đường lối chính sách, cơ chế phải được cụ thể hóa trong pháp luật. Pháp luật sẽ tạo khuôn khổ môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phát huy được mọi tiềm năng, hạn chế được các mặt tiêu cực; Điều kiện văn hóa: Phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí cũng phải được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật, bảo đảm cho con người được phát triển tự do và toàn diện, tạo điều kiện cho mọi người được độc lập, nghiên cứu nâng cao nhận thức về mọi mặt. Mặt khác, pháp luật có vai trò giáo dục tích cực, mạnh mẽ đối với tất cả các thành viên trong xã hội góp phần hình thành văn hóa pháp lý ở mọi người, giúp cho mọi người biết sống

và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, biết “tự bảo vệ” các quyền và lợi ích hợp pháp của mình và biết tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác trong cộng đồng.

Từ các điều kiện của pháp luật như đã trình bày, chúng ta thấy pháp luật có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất. Để phát huy đầy đủ vai trò quan trọng của pháp luật trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân thì phải thể chế hóa các quyền đó thành các quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật, phải có cơ chế bảo đảm cho các quy định đó được thực hiện trong thực tế, tạo thành đảm bảo pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất. Nói cách khác, bảo đảm pháp lý về quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất chính là đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ đó bằng pháp luật.

Thể chế hóa quyền của người nông dân trong hệ thống pháp luật đất đai không chỉ là cụ thể hóa quyền con người thành các quyền và nghĩa vụ cụ thể của nông dân mà nó còn bao hàm cả việc quy định các hình thức, biện pháp xử lý những hành vi vi phạm quyền của người nông dân, quy định về tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và công chức Nhà nước, xây dựng hệ thống các thủ tục trong tố tụng trong đó có tố tụng hình sự, cụ thể hóa các công ước quốc tế về quyền con người mà các quốc gia đã tham gia ký kết hay phê chuẩn nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ quyền con người. Nếu không có cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định đó thì không thể nói đã có đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam. Vì vậy, phải triển khai các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, giải thích pháp luật, hướng dẫn thực hiện pháp luật… nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho các thành viên

xã hội, hình thành văn hóa pháp lý trong đời sống xã hội. Đồng thời huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, nhất là nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật của bộ máy Nhà nước, phải bảo đảm cho các quy định nhằm thực hiện bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất trong hệ thống pháp luật đất đai được thực thi nghiêm chỉnh, các hành vi vi phạm quyền của người nông dân ngày càng giảm, còn có hiện tượng vi phạm thì càng phải được phát hiện, xử lý kịp thời.

Tóm lại, pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế là hệ thống các quy định trong hệ thống pháp luật đất đai nhằm cụ thể hóa, bảo đảm thực hiện bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế và cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định đó trong thực tiễn đời sống.

Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam có những đặc điểm sau đây:

Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế là một bộ phận cấu thành của các bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, trong đó có các quyền và nghĩa vụ cơ bản. Khoa học pháp lý chia các bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân thành hai loại: Một là, các bảo đảm chung, bao gồm các bảo đảm chính trị (hệ thống chính trị), các bảo đảm kinh tế (tính chất của các quan hệ kinh tế, khả năng kinh tế...), các bảo đảm xã hội (đặc điểm, tính chất của các quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, bầu không khí xã hội, vai trò của xã hội dân sự...), các bảo đảm tư tưởng (quan điểm, quan niệm chính trị, pháp lý... xung quanh vấn đề quyền con người, quyền và

nghĩa vụ công dân). Các bảo đảm này tạo ra nền tảng chung cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Các bảo đảm này về bản chất không có tính chất pháp lý, không trực tiếp gắn với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, nó thể hiện mối liên quan có tính trừu tượng đến khả năng thực hiện tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân. Hai là, các bảo đảm riêng còn được gọi là các bảo đảm pháp lý như các quy định về thủ tục pháp lý, chế tài pháp lý.... Các bảo đảm này có bản chất pháp lý, trực tiếp gắn liền với việc công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp luật cụ thể.

Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất chịu sự điều chỉnh của hệ thống các quy định pháp luật của luật đất đai.

Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các quy định về thu hồi đất bởi vì nếu như muốn quá trình thu hồi đất diễn ra nhanh chóng, hiệu quả thì đòi hỏi pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân phải được quy định chặt chẽ, có khả thi, bảo đảm lợi ích của các bên trong việc thu hồi đất.

Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất chính là cụ thể hóa quyền của người sử dụng đất nói chung và quyền của người thu hồi đất nói riêng đã được quy định trong Hiến pháp – đạo luật cao nhất của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 33)