Quyền được thông tin của người nông dân khi Nhà nước thu hồ

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 55)

hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế

Quyền được thông tin của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế được thể hiện rõ trong trình tự, thủ tục thu hồi đất để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, công cộng được tiến hành giống như trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh được quy định tại Điều 69 Luật Đất đai năm 2013. Theo đó, khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất của người nông dân để thực hiện các dự án phát triển kinh tế được thực hiện theo các bước sau:

a. Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất

Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất đối với các dự án phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, công cộng được thực hiện dựa trên Điều 62 Luật Đất đai năm 2013.

Chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, trước khi có quyết định thu hồi đất Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải ban hành thông báo thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất quy định tại Khoản 1, Điều 17, Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/05/2014 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013 bao gồm:

+ Lí do thu hồi đất;

+ Diện tích, vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thu hồi đất theo tiến độ thực hiện dự án thì ghi rõ tiến độ thu hồi đất;

+ Kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; + Dự kiến về kế hoạch di chuyển và bố trí tái định cư.

Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất bị thu hồi, họp phổ biến đến từng người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai kế hoạch thu hồi đất, điều tra khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Luật Đất đai năm 2003 chỉ quy định thông báo cho người bị thu hồi đất biết lí do thu hồi, thời gian di chuyển, phương án tổng thể. Luật Đất đai năm 2013 đã cụ thể hoá hơn và có sự tham gia của người dân vào kế hoạch khảo sát, đo đạc, kiểm đếm để tránh các trường hợp không đồng ý về phương án đền bù khi thu hồi đất. Có thể nói quy trình thu hồi đất đã được quy định rõ ràng và chú ý đến sự thông báo phổ biến đến từng người dân, trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điểm c, Khoản 1, Điều 69 Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ nghĩa vụ của người có đất bị thu hồi là phải phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điểu tra, khảo sát, đo đạc, xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm

thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổ chức, vận động thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện. Việc vận động, thuyết phục người dân trong trình tự thu hồi đất là một điểm mới của Luật Đất đai năm 2013, đề cao phương án thuyết phục người dân chưa phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng. Phương pháp thuyết phục được quy định trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế sẽ giảm thiếu được thủ tục và chi phí cho việc cưỡng chế khi thu hồi đất qua đó nhằm phổ biến pháp luật đất đai đến cho người dân.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Nếu người có đất thu hồi không chấp hành thi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế như sau:

-Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế;

-Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.

Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được quy định cụ thể, rõ ràng tại Điều 70 của Luật Đất đai năm 2013 và cũng phải dựa trên những nguyên tắc nhất định đó là: Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, đảm bảo trật tự, an toàn đúng quy định của pháp luật và

thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Điểm mới là cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

- Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;

- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành;

- Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế hoặc vằng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Uỷ ban nhân dân cấp xã lập biên bản.

Có thể nói, phương pháp vận động, thuyết phục được Luật Đất đai năm 2013 đề cao hàng đầu và chỉ được áp dụng khi đáp ứng những điều kiện nhất định và phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Từ đó có thể thấy, Luật chú trọng hơn tới việc bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất.

Như vậy, trong giai đoạn này ta có thể thấy quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế là:

Về quyền: Người có đất thu hồi có quyền được thông tin. Cụ thể là họ

có quyền được thông báo bằng văn bản về việc thu hồi đất với đầy đủ nội dung liên quan bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, đo đạc, kiểm đếm. Bên cạnh đó, khi chưa đồng ý tiến hành việc đo đạc, kiểm đếm người có đất thu hồi được cơ quan có thẩm quyền vận động, thuyết phục. Việc vận động,

thuyết phục người dân được ưu tiên ngay cả khi phải áp dụng biện pháp cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc. Quyền được thông tin của người có đất thu hồi được Luật Đất đai năm 2013 quy định rất rõ ràng, chi tiết, đảm bảo quyền lợi của người dân trong việc thu hồi đất.

Về nghĩa vụ: Người có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với tổ chức

làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Trong trường hợp người có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc và người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định đó.

b. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Đối với trường hợp còn ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại với người có đất thu hồi để hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã, đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoản 1, Điều 17, Nghị định 47/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư; làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hoá của cộng đồng; dự án liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Bộ, ngành có dự án đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh nơi có đất thu hồi xây dựng khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình Thủ tường Chính phủ xem xét quyết định và phải đảm bảo kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định. Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Diện tích từng loại đất dự kiến thu hồi;

- Số người sử dụng đất trong khu vực dự kiến thu hồi đất;

- Dự kiến mức bồi thường, hỗ trợ đối với từng loại đối tượng thu hồi đất; dự kiến giá đất bồi thường đối với từng loại đất, từng loại vị trí;

- Phương án bố trí tái định cư (dự kiến số hộ tái định cư, địa điểm, hình thức tái định cư);

- Dự kiến tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và nguồn vốn để thực hiện;

- Dự kiến thời gian và kế hoạch di chuyển, bàn giao mặt bằng.

Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thẩm tra khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ, ngành có dự án đầu tư tổ chức lập, tổ chức thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ,

tái định cư cho toàn bộ dự án. Sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ, ngành có dự án đầu tư, UBND cấp tỉnh nơi có dự án thực hiện tổ chức thực hiện và quyết toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với Bộ, ngành có dự án đầu tư.

c. Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

UBND cấp có thẩm quyền (tỉnh và huyện) quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày.

Tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm của khu sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được gửi đến từng người có đất thu hồi trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất đai tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB.

Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt. Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB thì UBND cấp xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB tổ chức vận động thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện. Nếu đã được vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi vẫn không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo Điều 71 của Luật Đất đai năm 2013.

Có thể nói việc vận động thuyết phục và cưỡng chế thu hồi đất là một điểm mới thể hiện sự công khai, dân chủ đảm bảo trật tự, an toàn

đúng quy định. Điểm mới là cưỡng chế chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi UBND cấp xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB vận động thuyết phục;

- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;

- Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.

Việc cưỡng chế cũng được thực hiện trên các nguyên tắc của cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc quy định tại khoản 1, Điều 70, Luật Đất đai năm 2013. Chủ tịch UNBD cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. Trình tự, thủ tục của việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được quy định chi tiết tại khoản 4, Điều 71 Luật Đất đai năm 2013. Điểm mới trong trình tự, thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đó là Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 55)