Xây dựng và củng cố Tổ chức phát triển quỹ đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 118 - 124)

Nâng cao năng lực của Tổ chức phát triển quỹ đất để từ đó phát huy được vai trò của tổ chức này trong việc chủ động giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, tạo quỹ đất cho các nhà đầu tư. Có như vậy mới khắc phục có hiệu quả tình trạng chậm trễ giải phóng mặt bằng.

Pháp luật cần có những quy định cụ thể rõ ràng hơn về cơ chế hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất. Thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và có lộ trình chuyển giao thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện. Bên cạnh đó Nhà nước cần ban hành quy chế xác định rõ cơ chế huy động vốn của Tổ chức phát triển quỹ đất để giúp cho tổ chức này hoạt động hiệu quả.

KẾT LUẬN

Dù ở bất kì giai đoạn nào của đất nước, các chính sách pháp luật của Nhà nước đều đảm bảo 2 mục tiêu: Đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư của nước ta cũng vậy. Đáp ứng được nhu cầu xây dựng, đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo hài hòa lợi ích của công dân, ổn định xã hội.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước cho phép đất đai tham gia chuyển dịch trong giao lưu dân sự. Vấn đề về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư là vấn đề nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm của nhiều người, và nó cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định kinh tế, xã hội.

Trong thời gian vừa qua, nhà nước đã thực hiện triển khai rất nhiều dự án nhằm phát triển kinh tế xã hội, mà theo đó các chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giữ vai trò then chốt trong việc triển khai các dự án đó. Luật Đất đai 2013 ra đời, vừa khắc phục được nhiều hạn chế của Luật Đất đai 2003 đồng thời sửa đổi bổ sung rất nhiều quy định mới sẽ có hiệu qủa khi áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn luôn cần sửa đổi bổ sung để đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn.

Vì vậy trong phạm vi 3 chương, luận văn đã phân tích, đánh giá, bình luận được những quy định về quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị góp phần hoàn thiện hơn hơn những quy định của pháp luật. Thông qua nghiên cứu đề tài này, tác giả nhận thấy các quy định về quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế là một nội dung quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh

tế xã hội của đất nước. Nếu các quy định của pháp luật về vấn đề này được hoàn thiện hơn nữa, việc thực hiện trên thực tế là đúng đắn và nhất quán, thì chắc chắc sẽ tạo được lòng tin cho nhân dân vào Nhà nước cũng như chính sách pháp luật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành

Luật đất đai 2003, Hà Nội.

2. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về

bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.

3. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi

đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại, Hà Nội.

4. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư, Hà Nội.

5. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định

chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai, Hà Nội.

6. Chính phủ (2014), Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định

về giá đất, Hà Nội.

7. Chính phủ (2014), Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định

về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Dung (2010), “Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản.

9. Thế Dũng (2012), Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Chính quyền huyện, xã

đều sai, http://www.nld.com.vn.

10. Lưu Song Hà (2009), Điều tra điểm tâm lý nông dân bị thu hồi đất làm

khu công nghiệp, Nxb Từ điển Bách Khoa.

11. Lại Ngọc Hải (2006), “Về giải quyết việc làm cho nông dân ở những nơi thu hồi đất”, Báo Nhân dân, (18470).

12. Hee Nam Jung (2010), “Mối liên hệ tam giác trong hệ thống đất đai ở Hàn Quốc: Quy hoạch, phát triển và đền bù sử dụng đất” tại Hội nghị Khoa học “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế nhằm xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại tại Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Phạm Xuân Hoàng (2004), “Bàn về giá đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (7).

14. Nguyễn Văn Hồng (2011), “Đánh giá thực trạng giá đất do Nhà nước quy định và giải pháp” tại Hội thảo “Tài chính đất đai, giá đất và cơ chế, chính sách trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” do Viện Nghiên cứu Chiến lược Tài nguyên và Môi trường - Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức tại Hà Nội.

15. Nguyễn Quốc Hùng (2006,) Đổi mới chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Việt Nam,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Trần Quang Huy (2006), Giáo trình Luật Đất đai, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

17. Trần Quang Huy (2010), “Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất”,

Tạp chí Luật học, (10).

18. Hoàng Lộc (2005), “Nông dân góp vốn bằng đất: Giải pháp đột phá trong đền bù, giải tỏa”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, (253).

19. Martin Ravallion và Dominique van de Walle (2008), Đất đai trong thời

kỳ chuyển đổi - Cải cách và nghèo đói ở nông thôn Việt Nam, Ngân hàng

thế giới, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội.

20. Minh Minh (2013), Những đổi mới quan trọng trong chính sách đất đai

của Luật đất đai, http://www.moj.gov.vn.

21. Nguyễn Thị Nga và Bùi Mai Liên (2011), “Những tồn tại, vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng các phương thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Luật học, (5).

22. Trần Thị Minh Ngọc (2010), “Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Trang Như (2013), Những quy định mới về bồi thường, tái định cư trong

Luật Đất đai, http://www.vietnamplus.vn.

24. Phùng Hữu Phú, Nguyễn Viết Thông, Bùi văn Hưng (2009), “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc” gồm các bài tham luận Hội thảo Lý luận lần thứ tư giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đặng Anh Quân (2005), “Bàn về giá đất khi bồi thường nên cao hay thấp”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (8).

26. Đặng Anh Quân (2006), “Bàn về giá đất của Nhà nước”, Tạp chí Khoa

học và Pháp lý, (5).

27. Quốc hội (1992), Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

28. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội. 29. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.

30. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn,

nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Bùi Đình Thanh (2015), Về khái niệm phát triển, http://www.tadri.org. 32. Lê Ngọc Thạnh (2009), “Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về bồi

thường khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (tháng 06).

33. Phương Thảo (2013), Kinh nghiệm thu hồi đất của một số quốc gia trên

thế giới, http://noichinh.vn.

34. Nguyễn Thị Thơm và Phí Thị Hằng (2009), “Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35. Nguyễn Quốc Thước (2012), Vụ Tiên Lãng là một tổn thất chính trị lớn,

http://www.vietnamnet.net.

36. Nguyễn Gia Tưởng (2013), Thu hồi đất trái luật, xã vượt quyền huyện,

http://danviet.vn

37. Nguyễn Quang Tuyến (2009), “Vấn đề lý luận xung quanh khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Luật học, (tháng 01).

38. Nguyễn Quang Tuyến và Nguyễn Ngọc Minh (2011), “Pháp luật về bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Singapore và Trung Quốc- Những gợi mở cho Việt Nam trong hoàn thiệnpháp luật về bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Luật học, (10). 39. Nguyễn Như Ý (2009), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

II. Tài liệu trang Web

40. http://baodientu.chinhphu.vn, Hỗ trợ dân bị thu hồi đất dự án Thủy điện Sơn La.

41. http://baodientu.chinhphu.vn, Những điểm mới cơ bản của Luật Đất đai.

42. http://luanvan.net.vn, Luận văn Thu hồi đất và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

43. http://news.zing.vn, Đô thị, Lại “nóng” cưỡng chế đất ở Hà Nam. 44. http://vnexpress.net, Hoànthiện hướng dẫn thi hành Luật Đất đai vào 2014. 45. http://www.bbc.com, Lời khẩn nài của người thân ông Vươn 2012. 46. http://www.nature.org.vn, Toạ đàm đất đai.

47. http://www.rfa.org , Kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng 2012. 48. http://www.thanhnien.vn, Nhiều thiếu sót trong thu hồi đất ở Dương Nội 2012. 49. http://www.vietnamplus.vn, Hà Nội “vướng” nhiều- Diễn đàn doanh nghiệp

– GS. Đặng Hùng Võ, 70% khiếu kiện về đất là đền bù chưa thỏa đáng. 50. https://vi.wikipedia.org, Vụ án cưỡng chế đất ở Tiên Lãng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 118 - 124)