Giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 116 - 118)

Để đạt được mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp thì việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp là một yêu cầu khách quan, mang tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là thời cơ tốt để chúng ta thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu lao động, tức là chuyển những người lao động có đất bị thu hồi sang làm trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Có như vậy mới giải quyết được một cách căn bản và bền vững việc làm cho người có đất bị thu hồi, đảm bảo cho họ có thu nhập cao, ổn định và có cuộc sống tốt hơn trước. Vấn đề đặt ra là cần phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở chính những vùng bị thu hồi đất. Hình thức chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hiện nay là kết hợp giữa phát triển nông nghiệp với công nghiệp và du lịch sinh thái. Cần có sự kết hợp giữa ngành nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thương mại và du lịch. Đây là xu hướng chung của các nước phát triển và nước ta cũng có nhiều điểu kiện để thực hiện sự kết hợp này. Các địa phương có thể kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, thương mại với phát triển du lịch để thu hút du khách trong và ngoài nước.

Phát triển mạnh các ngành nghề thủ công truyền thống, các nghề phụ, nghề phi nông nghiệp. Về lâu dài phải có sự kết hợp giữa chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung, chiến lược phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực kinh tế, các khu công nghiệp với chiến lược phát triển, phân bố và sử dụng nguồn nhân lực, chiến lược đào tạo ngành nghề để chuẩn bị một đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu của việc thu hồi đất ở từng địa phương, từng vùng. Các địa phương cần nắm rõ thực trạng lao động, việc làm ở những khu vực có đất bị thu hồi. Từ đó, xây dựng kế hoạch đào tạo lao động ở địa phương mình. Kế hoạch đào tạo ở các địa phương phải được xây dựng thật cụ thể, chi tiết, trên cơ sở tính toán các loại hình doanh nghiệp thu hút vào địa phương, cơ cấu, số lượng và chất lượng nguồn lao động mà các doanh nghiệp cần, để đảm bảo tính khả thi trong giải quyết việc làm. Mỗi địa phương cần xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực dài hạn cho đến năm 2020 để tạo việc làm cho dân cư. Một điều hết sức quan trọng là khắc phục tình trạng “quy hoạch treo” tức là đất đã được thu hồi nhưng không triển khai dự án theo đúng tiến độ hoặc chủ nhận đất nhưng cũng không triển khai dẫn đến dân không có đất sản xuất. Đây là hiện tượng khá phổ biến và gây lãng phí lớn khiến người dân rất bất bình. Đặc biệt phải kiên quyết loại bỏ tình trạng một số người lợi dụng quy hoạch để lấy đất của nông dân bố trí cho các dự án không khả thi hoặc đầu cơ đất đai bất động sản, dẫn đến đất nông nghiệp bị bỏ không. Các địa phương cần quy hoạch khu công nghiệp tập trung các làng nghề vào khu vực không ảnh hưởng đến việc canh tác nông nghiệp và môi trường. Nhà nước nên quan tâm nhiều hơn đến hệ thống đào tạo nghề từ trường lớp, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, lĩnh vực đào tạo, chương trình và nội dung đào tạo. Mỗi quận, huyện nên có một trường đào tạo nghề cho thanh niên, khi có kế hoạch thu hồi đất là giao ngay cho các trường này thực hiện. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách vay vốn ưu đãi với người lao

động trong các lĩnh vực sản xuất, phát triển ngành nghề mới, học nghề. Đối với người lao động độ tuổi từ 35 trở lên khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất, Nhà nước nên dành một phần đất sát với khu công nghiệp cấp cho nông dân để họ tổ chức các hoạt động dịch vụ như xây nhà cho thuê, bán hàng tạp hóa, quán ăn, dịch vụ phục vụ sinh hoạt cho các khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)